Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu 261 CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – (Trang 94 - 98)

II NV 16 17 9/2018 1Tổng nợ phải trả/Tổng TS0

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Chi nhánh Thăng Long

7. Ý kiến của phòng tín dụng

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Chi nhánh Thăng Long

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Chi nhánh Thăng Long

3.2.1.Hoàn thiện căn cứ thẩm định

Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Chi nhánh Thăng Long phải giải quyết nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề đó là phải nâng cao chất lượng tín dụng vì tín dụng chính là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên để hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả thì điều đầu tiên phải nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định tại Ngân hàng. Các giải pháp tập trung giải quyết các vấn đề về nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin, hoàn thiện nội dung thẩm đinh, nâng cao công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung trong công tác thẩm định

Trong nội dung thẩm định cán bộ tín dụng đã bám sát và thực hiện các mặt khi thẩm định khách hàng vay vốn song vẫn còn cần phải hoàn thiện một số vấn đề sau:

doanh nghiệp khi quan hệ với ngân hàng đều phải có đủ hồ sơ pháp lý. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã quan hệ với ngân hàng thì khi có sự thay đổi về Giám đốc, hay đăng ký kinh doanh hoặc trụ sở thì phải thông báo cho Ngân hàng biết. Cung cấp các văn bản giấy tờ liên quan đến tính chất pháp lý của doanh nghiệp. Trên thực tế cán bộ tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn chưa quan tâm đến việc này. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro mang tính pháp lý cho ngân hàng.

* Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng vay vốn:

Khi đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng, Cán bộ tín dụng đã phân tích các chỉ số tài chình, các mối quan hệ của các khoản mục trong bản cân đối kế toán. Song lại chưa có sự so sánh các chỉ tiêu với ngành sản xuất tương ứng. Ngân hàng chưa thu thập được chỉ tiêu định mức của các ngành sản xuất, các lĩnh vực. Bên cạnh việc tính toán các chỉ tiêu cần phải nêu ra các nguyên nhân gây nên sự tăng giảm. Nếu không phân tích rõ nguyên nhân có thể ngân hàng sẽ bỏ qua cơ hội đầu tư hoặc sẽ đưa ra một kết luận không đúng.

Yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cán bộ tín dụng phải phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết nhu cầu thực tế của khách hàng vay là bao nhiêu, cơ cấu tài trợ như thế nào, tiền tạo ra trong quá trình hoạt động là bao nhiêu.

* Đánh giá năng lực kinh doanh: Rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải có thể xuất phát từ năng lực kinh doanh, khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là khó khăn chung của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên không phải vì vậy mà ngân hàng được phép xem nhẹ và bỏ qua việc đánh giá. Cán bộ tín dụng cần phải gặp gỡ từng người trong đội ngũ cán bộ, lãnh đạo của doanh nghiệp để đánh giá năng lực của doanh nghiệp.

* Về đánh giá phương án và dự án vay vốn:

- Trong phân tích đánh giá dự án, cán bộ tín dụng cần xem xét phân tích đặc điểm của ngành xem dự án thuộc lĩnh vực ngành sản xuất kinh doanh nào

từ đó nêu ra được điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của dự án. Khi phân tích và nắm bắt được vẫn đề này cán bộ tín dụng sẽ hiểu hơn doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phân tích thị trường nhu cầu thực tế của sản phẩm dự án, đánh giá được thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm dự án, tính canh tranh của sản phẩm...

- Tính dòng tiền của dự án: Cán bộ tín dụng phải xây dựng được báo cáo lưu chuyển tiền tệ của dự án qua các năm. Trên cơ sở đó kiểm tra và đánh giá các khoản thu chi của dự án đồng thời biết được tính thực tế của kế hoạch trả nợ. - Phải tính toán điểm hoà vốn và độ nhậy của dự án dựa trên các giả định về sự biến động của thị trường.

- Khả năng trả nợ của dự án: Điều quan trọng nhất và mục đích cuối cùng của cán bộ tín dụng là dự án có hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư. Để đánh giá được điều này cán bộ tín dụng phải đánh giá được khả năng của dự án trong tương lai. Ngoài các nguồn thu từ dự án chủ đầu tư (doanh nghiệp) còn có nguồn thu nào khác không để có thể trả nợ.

3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định

Nguồn thông tin là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác thẩm định trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp. Thông tin đầy đủ là cơ sở cần thiết để cán bộ tín dụng có thể phân tích và đưa ra nhận định chính xác về khách hàng, từ đó có những quyết định hợp lý trong việc đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Ngoài ra nguồn thông tin đầy đủ cũng giúp ngân hàng nắm được diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế, những biến động kinh tế và những thay đổi trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, từ đó ngân hàng đề ra các biện pháp kịp thời, nhằm điều chỉnh các hoạt động tránh những rủi ro thiệt hại và ổn định để phát triển. Vì vậy ngân hàng cần phải có những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thu thập, nhất là các thông tin liên quan đến các

doanh nghiệp - Để có những thông tin có chất lượng cao, ngoài những hồ sơ tài liệu mà ngân hàng nhận được từ khách hàng vay vốn, ngân hàng cần phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan tới dự án và doanh nghiệp: Giám đốc, Kế toán trưởng, người phụ trách kỹ thuật... Mục đích chính của cuộc phỏng vấn để xác định tư cách của người đứng đầu và hiểu thêm về dự án. Kết hợp với phỏng vấn là đi quan sát thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nắm rõ tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả của công việc này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệp và nghệ thuật của mỗi cán bộ tín dụng, nó yêu cầu năng lực tư duy và năng lực quan sát của mỗi người.

- Khai thác triệt để nguồn thông tin từ trung tâm tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và truyền thông, các nguồn thông tin từ các kênh khác nhau (Các ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ, các bạn hàng...). Nó cho phép đánh giá sơ bộ khách hàng về những mặt: lịch sử quan hệ của khách hàng, uy tín thanh toán...Để đảm bảo việc cung cấp thông tin có chất lượng cao cho hoạt động đánh giá doanh nghiệp, trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, ngân hàng nên tính đến việc mua các thông tin. Ngân hàng trang thiết bị các thiết bị kết nối internet, thiết bị kết nối với trung tâm thông tin thương mại, thông tin phòng ngừa rủi ro để có những thông tin đầy đủ.

- Điều tra kỹ lưỡng thông tin về thị trường sản phẩm, kênh phân phối của doanh nghiệp, thị trường các yếu tố đầu vào để xem xét các sản phẩm của phương án, dự án có phù hợp với nhu cầu của thị trường không, đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, yếu tố đầu vào có được cung cấp ổn định phù hợp với yêu cầu của phương án không.

- Cán bộ tín dụng cần phải tham khảo các thông tin về chủ trương chính sách của nhà nước, định hướng ửu tiên phát triển của địa phương nơi dự án sản xuất hay kinh doanh, những quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý

ô nhiễm... để đánh giá tính hợp lý, hợp pháp của dự án, đảm bảo dự án không gặp những trắc trở về các vấn đề trên.

- Với các thông tin đã thu thập, xử lý cần có hoạt động sắp xếp lưu trữ hợp lý. Hợp tác chặt chẽ với trung tâm CIC, sẵn sàng cung cấp thông tin cho họ để phục vụ các đơn vị khác. Từ mối quan hệ này, ngân hàng mới có thể dễ dàng khai thác thông tin tại đây hoặc từ các ngân hàng khác. Xây dựng quan hệ trao đổi thông tin với các ngân hàng trên địa bàn và trong hệ thống.

Một phần của tài liệu 261 CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – (Trang 94 - 98)