I k: là số vốn đầu tư của nguồn thứ k
m: là số nguồn vốn huy động được cho dự án
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thành lập năm 1993, VPBank là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 27 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
- Tên tiếng Anh: Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank
- Tên viết tắt: VPbank
- Trụ sở chính: số 89 phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Mã ngân hàng: VPBKVNVX
- Website: http://www.vpbank.com.vn/
Ngân hàng VPBank luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.
Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế. Năm 2017, với việc nhận được liên tiếp 20 giải thưởng danh
giá, VPBank chạm đích thành công và hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm (2012 - 2017). VPBank nằm trong Top 3 Ngân hàng TMCP do Vietnam Report vinh danh và được bình chọn là Nơi làm việc hạnh phúc nhất. Năm 2018, nhận về liên tiếp 12 giải thưởng về các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, …VPBank hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu do Vietnam Report bình chọn - Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Năm 2019, Tạp chí The Asian Banker đã trao tặng VPBank là “Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” tại Việt Nam. Được Brand Finance định giá 354 triệu đô la Mỹ, thương hiệu VPBank đứng thứ 361, là Ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh trong “Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất toàn cầu”. VPBank được Tổ chức đánh giá nhân sự châu Á (HR Asia) bình chọn là một trong những "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" bên cạnh các tập đoàn đa quốc gia như Nestle, Heineken, Deloitte,... Và dựa trên các tiêu chí về năng lực tài chính, uy tín trên truyền thông và mức độ hài lòng của khách hàng, VPBank vinh dự thuộc Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín 2019, Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín 2019.
Đầu năm 2020, Tạp chí The Asset, ấn phẩm uy tín hàng đầu về tài chính tại thị trường châu Á, công bố VPBank là Tổ chức phát hành trái phiếu nước ngoài tốt nhất châu Á và Tổ chức Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu USD trên thị trường vốn quốc tế kể từ năm 2014. Bên cạnh đó, trong tháng 2 vừa qua, thứ hạng thương hiệu của VPBank đã tăng 81 bậc, vượt lên vị trí thứ 280, và trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Brand Finance.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động và mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP
Mô hình tổ chức
1 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thăng Long
(Nguồn: Ngân hàng VPBank - chi nhánh Thăng Long)
Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Ngân Quỹ Bộ Phận Thanh Toán Quốc Tế Bộ Phận Tín Dụng
Giám đốc
Giám đốc chi nhánh là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh, thực hiện công tác quản lý hoạt động tại chi nhánh Hà Nội trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. Giám đốc Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của chi nhánh.
a Phó Giám đốc
Giúp Giám đốc điều hành hoạt các đơn vị trực thuộc và những nghiệp vụ tại Chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quả công việc được phân công phụ trách. Phó giám đốc đại diện Chi nhánh ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của chi nhánh
c) Phòng kế toán
Chức năng:
• Phòng kế toán của chi nhánh Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cũng là phòng giao dịch, cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng, đồng thời kết hợp với phòng ngân quỹ để thu chi tiền mặt theo chứng từ hợp lý, hợp lệ.
• Phòng kế toán thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay thu nợ thu lãi và các nghiệp vụ khác của chi nhánh Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, thực hiện công tác thanh toán, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi theo kế hoạch tài chính, tổng hợp lưu giữ hồ sơ, hạch toán kinh tế, lập báo cáo thống kê…
• Tiền gửi các nhân và doanh nghiệp.
• Chuyển tiền trong nước.
• Cho vay: giải ngân, thu gốc, thu lãi.
Kế toán nguồn Lĩnh vực hoạt động của VPBank là Kinh doanh tiền và dịch vụ ngân hàng
- Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. - Cấp tín dụng dưới các hình thức sau:
+ Cho vay;
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
+ Bảo lãnh ngân hàng; + Phát hành thẻ tính dụng; + Bao thanh toán trong nước;
+ Cac hình thức cấp tín dụng khác nhau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nước. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng quốc gia
- Góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Các hoạt động khác (sau khi được Ngân hàng chấp thuận)
• vốn.
• Kế toán nghiệp vụ công cụ tài chính phái sinh.
• Kế toán thu chi nội bộ.
• Kế toán tổng hợp. Quyền hạn:
• Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
• Yêu cầu phối hợp với các phòng ban khác cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
• Có quyền tham gia vào việc tuyển dụng, đào tạo và bố trí sắp xếp các nhân viên.
• Kiến nghị đề xuất về quy trình nghiệp vụ giao dịch với khách hàng.
d Phòng kinh doanh
- Bộ phận tín dụng:
Chức năng:
• Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
Nhiệm vụ:
• Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến Ban, Phòng liên quan để thực hiện theo chức năng.
• Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Sau đó, quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo lãnh, tài trợ thương mại.
Quyền hạn:
• Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng).
• Giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng.
• Xử lý, gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ.
- Bộ phận thanh toán quốc tế:
Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C (thư tín dụng) đã được phê duyệt, phòng thanh toán quốc tế thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại, phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.
Chức năng
• Thực hiện dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và các cá nhân có nhu cầu chi trả kiều hối theo đúng các quy định hiện hành của ngành Ngân hàng và của Nhà nước.
Nhiệm vụ
• Dịch vụ hàng nhập: thư tín dụng, chuyển tiền
• Hàng xuất: L/C xuất, kiều hối, thẻ chuyển tiền nhanh.
• Làm đầu mối quản lý hoạt động thanh toán quốc tế cho các chi nhánh và phòng giao dịch khác.
• Kết hợp với các bộ phận nghiệp vụ của Ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng khác.
• Có kế hoạch và chính sách tiếp thị khách hàng.
• Chịu trách nhiệm phát hành thẻ cho khách hàng theo quy định của Vpbank.
• Tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng về thẻ của Vpbank.
e Phòng ngân quỹ:
Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho quỹ. Thực hiện các dịch vụ két sắt, nghiệp vụ nhận, cất giữ giấy tờ có giá bằng tiền và các tài sản quý của khách hàng, nhận kiểm
đếm tiền cho các ngân hàng khác, thu đổi ngoại tệ cho khách hàng, chế độ báo cáo theo quy định ...
Nhờ có bộ máy bố trí hợp lý, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ. Đặc biệt là sự quản lý điều hành của ban lãnh đạo, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh đã đạt được những thành công đáng kể. Đến nay Ngân hàng đã và đang tạo được một thị phần đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng, tạo cơ sở vững chắc cho Ngân hàng phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo niềm tin cho khách hàng.