Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 261 CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – (Trang 85 - 92)

II NV 16 17 9/2018 1Tổng nợ phải trả/Tổng TS0

7. Ý kiến của phòng tín dụng

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh nhưng kết quả đã dạt được trong công tác thẩm định thì công tác thẩm định cũng còn những tồn tại sau:

Thứ nhất: Hạn chế trong phân tích, đánh giá các nội dung của dự án đầu tư

Các dự án đến xin vay tại NH hết sức đa dạng và phong phú vầ ngành nghề và lĩnh vực. Các cán bộ thẩm định lại không có đư khả năng, trình độ phân tích kỹ thuật, công nghệ của dự án nên nội dung này thường không được xem xét kỹ hoặc phải tốn rất nhiều chi phí cho việc mời chuyên gia khiến cho

việc thẩm định dự án bị kéo dài.

Về phương diện thị trường, thẩm định vẫn còn mang tính chủ quan, chưa có một phương pháp phân tích khoa học và toàn diện nào để đánh giá được về biến động giá cả, vật tư, hàng hóa…, phân tích nhu cầu thị trường chỉ trong khu vực hạn chế, chưa quan tâm đến thị trường quốc tế.

Chính những điều đó khiến cho trong quá trình thẩm định tài chính dự án, việc tính toán một sô chỉ tiêu mang tính chất hình thức, thiếu cơ sở do không có các số liệu cụ thể để so sánh bởi số liệu chủ yếu vẫn là do phía DN cung cấp nên không đảm bảo được chất lượng của thông tin. Ngoài ra, tại NH chưa có bộ phận chuyên biệt để thực hiện việc thu thập thông tin và phân tích đánh giá rủi ro nên vấn đề dự báo rủi ro và đưa ra các phương pháp phòng ngừa vẫn còn nhiều hạn chế bởi chỉ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định.

Thứ hai: Phương pháp thẩm định dự án đầu tư chưa thực sự phù hợp

Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư đang được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Thăng Long nhìn chung là tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay của NH cũng như các điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các phương pháp thẩm định được áp dụng chưa phong phú và hầu hết là các phương pháp truyền thống. Cán bộ thẩm định cũng chưa linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp trong quá trình thẩm định để tạo nên cái nhìn cụ thể về dự án.

Thứ ba: Thiếu tính chủ động trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư

Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tài trợ dự án nói riêng ở Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Chi nhánh Thăng Long mới chỉ có sự định hướng theo các chỉ tiêu tín dụng như tốc độ tăng trưởng hàng năm, hàng quý, tỷ trọng dư nợ theo dự án so với tổng dư nợ…Ngoài ra, Ngân hàng cũng chưa chủ động để đi tìm đến các ngành, các khách hàng hiệu quả mà chủ yếu vẫn là các khách hàng tự tìm đến, sau đó NH thẩm định và chọn lọc đưa ra quyết định cho vay đối với dự án nào. Điều này làm giảm cơ hội

tìm kiếm lợi nhuận của Ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Chưa nhận thức đúng về vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư

Tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng vẫn chưa được đánh giá đúng trong tư tưởng của các Lãnh đạo Ngân hàng và các cán bộ thẩm định. Kết quả thẩm định tài chính dự án còn được đặt sau các điều kiện về tài sản đảm bảo, quan hệ hợp tác lâu dài và các chương trình chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

Thứ hai: Áp lực cạnh tranh giữa các NHTM trong nền kinh tế thị trường

Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc NH phải rút ngắn thời gian thẩm định, thậm chí có những trường hợp nới lỏng một số điều kiện trong thẩm định và quyết định cho vay, nhất là các dự án đối với những KH được coi là đặc biệt hay là những KH có vị thế và tiềm lực mạnh trong nền kinh tế, dẫn đến kết quả thẩm định chưa sâu, chưa chính xác.

Thứ ba: Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định dự án chưa phong phú, chất lượng thông tin còn thấp, chưa có các nguồn thông tin được cung cấp mang tính chuyên nghiệp.

Khâu đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án là thu thập thông tin, số liệu. Như trình bày ở trên, nhiều thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư là kết quả của khâu thẩm định kỹ thuật và thẩm định thị trường. Những thông tin kỹ thuật và thị trường mà không chính xác sẽ dẫn đến kết quả thẩm định tài chính không chính xác.

Nguồn thông tin sử dụng để thẩm định dự án chủ yếu là do chủ DN cung cấp, từ báo chí, internet nên độ tin cậy không cao. Hơn nữa, việc khai thác thông tin từ các nguồn có độ tin cậy cao hơn như thông tin từ những đơn vị chuyên quan, từ tổng công ty, hiệp hội hay những viện nghiên cứu thì còn hạn chế. Đối với những thông tin do chủ DN cung cấp, do NH thiếu các thông tin để đối chiếu, so sánh nên chấp nhận sử dụng mà không đánh giá mức độ tin

cậy của thông tin.

Thứ tư:Số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định

Mặc dù yếu tố con người được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Chi nhánh Thăng Long quan tâm nhiều nhưng với tốc độ phát triển kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng tín dụng nói riêng trong thời gian qua thì số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp.

Cường độ làm việc của cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng trong thời gian qua là hết sức căng thẳng, cộng them sức ép về thời gian từ phía khách hàng nên nhiều dự án cán bộ thẩm định không thể thực hiện đầy dủ, toàn diện tất cả các nội dung quy trình trong báo cáo thẩm định mà chỉ lựa chọn những chỉ tiêu và phương pháp thẩm định cơ bản nhất phù hợp với dự án. Các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, với các đối tác và các ban ngành hữu quan để tìm hiểu thông tin phục vụ cho công tác thẩm định cũng chưa được thực hiện thường xuyên.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ trẻ ở Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Chi nhánh Thăng Long vừa là thế mạnh cũng vừa là điểm yếu của Trung tâm. Cán bộ trẻ có năng lực và trình độ chuyên môn nhưng kiến thức chưa sâu, mới trên cơ sở những kiến thức được đào tạo, còn thiếu kiến thức về các lĩnh vực phi kinh tế và các kiến thức xã hội. Nhiều cán bộ chưa có điều kiện được đào tạo nghiệp vụ một cách cơ bản có hệ thống nên khi thực hiện thẩm định dự án còn nhiều lúng túng. Hầu hết các cán bộ thẩm định đều tốt nghiệp từ các trường thuộc khối kinh tế nên kiến thức về kỹ thuật rất hạn chế dẫn đến việc thẩm định các yếu tố kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ năm: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thẩm định dự án còn lạc hậu

chính dự án như các phần mềm phân tích tài chính, phân tích thống kê, phương pháp biểu đồ,…Tuy nhiên, trong thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Chi nhánh Thăng Long chủ yếu vẫn sử dụng những phương tiện, công cụ lạc hậu như tính toán bằng EXCEL

Thứ sáu: Chưa chú trọng việc phân tích, đánh giá tình hình vận hành các dự án đầu tư để rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định

Hiện nay, tại ngân hàng chỉ có các số liệu thống kê về các DAĐT được quyết định cho vay và còn dư nợ, chưa có số liệu thống kê, đánh giá tình hình triển khai và vận hành các DAĐT mà NH đã thẩm định nhưng từ chối cho vay. Trên cơ sở các số liệu thống kê hiện có mới chỉ có thể phân tích, đánh giá được các quyết định cho vay đối với các dự án kém hiệu quả mà thôi.

*Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Về phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Cơ chế quản lý DN của các cơ quan Nhà nước còn lỏng lẻo, tạo ra nhiều sơ hở để các DN có thể lợi dụng để làm ăn phi pháp, lừa đảo NH. Hệ thống các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước còn nhiều bất cập mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhiều chính sách còn chưa đồng bộ, rõ ràng. Mặt khác, hiện chưa có cơ quan hữu quan nghiên cứu thống kê nào có thể đưa ra được một hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề làm cơ sở cho việc tham chiếu, so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của dự án đầu tư.

Thứ hai: Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ở Việt Nam chưa lành mạnh, còn tiểm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù nước ta trong thời gian qua đã trải qua thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa lớn với những bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng phần lớn các DN ở Việt Nam vẫn là các DN vừa và nhỏ, công nghệ vẫn còn lạc hậu, thị trường nhỏ hẹp, vốn tự có thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chủ yếu dựa vào vốn vay từ NH. Những năm vừa qua là một năm khó khăn đối với các DN do tác động của dịch bệnh Covid 19, hàng loạt các DN rơi vào tình

trạng khó khăn và phá sản hàng loạt, sự biến động bất thường của giá cả vàng và ngoại tệ, đặc biệt là sự đóng băng của thị trường bất động sản ảnh hưởng dây chuyền đến sự phát triển của nên kinh tế nói chung và các DN trong lĩnh vực xây dựng nói riêng.

Thứ ba: Phía các doanh nghiệp (chủ đầu tư)

Nhìn chung, năng lực quản lý và điều hành của nhiều DN Việt Nam còn nhiều hạn chế, khả năng phân tích tài chính, dự báo tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường còn yếu kém, nhiều DN không có khả năng lập dự án, thường phải thuê tư vấn. Chính điều này đã hạn chế khả năng cung cấp thông tin cho NH, hoặc cung cấp không đầy đủ, thiếu cập nhật và chuẩn xác. Hơn nữa, việc chấp hành pháp lệnh thống kê và pháp lệnh kế toán còn chưa nghiêm túc, các báo cáo tài chính còn thiếu tính trung thực, không phản ánh đúng tình hình tài chính của DN, gây khó khăn cho việc thẩm định tài chính dự án đầu tư.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đề cập đến thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại VPBank – Chi nhánh Thăng Long. Nội dung chương 2 được thể hiện qua các phần như sau:

Trước hết, chương 2 giúp hiểu được phần nào về VPBank nói chung và VPBank – Chính nhánh Thăng Long nói riêng. VPBank là một trong những ngân hàng lớn ở Việt Nam, được khách hàng tin cậy và có uy tín trong khối các ngân hàng.

Phần 2 đề cập đến quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư của VPBank – Chi nhánh Thăng Long. Qua đây có thể so sánh được sự giống và khác nhau giữa quy trình, nội dung của VPBank với quy trình, nội dung chung trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Quy trình của VPBank tuân thủ theo những quy định của pháp luật.

Phần 3, đưa ra dự án cụ thể để phần nào hiểu rõ hơn về quy trình, cách thức làm việc của ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Tuy nhiên một số nội dung chưa được đi sâu phân tích, đánh giá nên chỉ mang lại hiệu quả tương đối. Việc gắn lý thuyết vào dự án thực tế giúp đánh giá được một số sự khác biệt giữa học và làm.

Và cuối cùng, chương 2 đề cập đến những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án đầu tư để từ đó có hướng khác phục và được nêu rõ ở chương 3

Một phần của tài liệu 261 CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w