Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa (Trang 55 - 59)

d. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La

2.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

2.3.1.1 Môi trường kinh tế

Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%.

Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số

tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

V tăng trưởng kinh tế

40 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng

5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa

đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng (Bảng 1).

Bảng 2.19: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013 Năm GDP Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2011 6,24 4,02 6,68 6,83 2012 5,25 2,68 5,75 5,90 2013 5,42 2,67 5,43 6,56

(Nguồn:Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1/2014)

Tóm lại, môi trường kinh tế có rất nhiều các nhân tố tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến hoạt động kinh doanh nhà hàng. Điều quan trọng là ban quản trị

nhà hàng tìm ra được các yếu tốảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng, và mức đọảnh hưởng như thế nào, để có những phương pháp cải cách phù hợp, tận dụng cơ hội và khắc phục các nguy cơ.

2.3.1.2 Môi trường chính tr-pháp lut

Xét một cách tổng thể, Việt Nam là đất nước được đánh giá có chếđộ chính trị ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ cho nhà hàng mà cho bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển ở Việt Nam.

Tuy vậy, tình hình pháp luật ở Việt Nam còn khá rắc rối, bộ luật này chồng lên bộ luật khác, chưa mang tính đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan chức năng.

Điều này mang đến nhiều nguy cơ cho nhà hàng vì khi hoạch định các chiến lược phải dự đoán các thay đổi trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan tới hoạt

động kinh doanh của nhà hàng mình.

Trong những năm gần đây, với việc hội nhập vào kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi, được điều chỉnh theo hướng tích cực,

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 41 Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam mang đến nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh của nhà hàng nói riêng. Song đó cũng là 1 nguy cơ đối với nhà hàng, vì các doanh nghiệp khác cũng hưởng được những lợi ích giống như nhà hàng.

2.3.1.3 Môi trường văn hóa-xã hi

Bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động của yếu tố văn hóa, đặc biệt là ngành thương mại-dịch vụ.

Trên phương diện kinh doanh nhà hàng, thì yếu tố văn hóa ảnh hưởng thông qua cách trang trí nhà hàng, màu sắc, dụng cụ, vùng miền, khẩu vị món ăn, phong tục tập quán…VD, người miền Nam có hơi hướng ăn khá ngọt, trong khi người miền Bắc có khuynh hướng ít ngọt, hơi cay, còn người miền Trung thì cay và mặn.

Với đối tượng khách là người châu Âu, đặc biệt là người Pháp, món ăn của nhà hàng được chế biến mang hơi hướng thuần Pháp, kết hợp với cách trang trí theo không gian Pháp thông qua tranh ảnh, rèm, màn cửa, dụng cụăn uống mà ban quản trị nhà hàng đã rất chú trọng đầu tư..

2.3.1.4 Môi trường t nhiên

Đối với ngành thương mại-dịch vụ đặc biệt là kinh doanh nhà hàng thì môi trường tự nhiên có một ảnh hưởng khá lớn.

Đầu tiên là điều kiện thời tiết: trong vài năm qua, tình hình thời tiết ở Việt Nam không thuận lợi lắm cho nhà hàng. Tình hình mưa, bão làm sụt giảm 1 lượng khách hàng đáng kể nhất là vào mùa mưa. Trong khi chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu nhập về lại tăng giá vào những lúc thời tiết không tốt.

Tiếp theo là cơ sở hạ tầng: hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tốt hay xấu.

Xét trên phạm vi hẹp thì đó là vị trí của doanh nghiệp. Vị trí này có đảm bảo

được các vấn đề về giao thông, viễn thông, kho bãi…Ưu thế của nhà hàng là tọa lạc tại trung tâm thành phố, có hệ thống giao thông thuận tiện, dịch vụ viễn thông tốt.

42 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh Tuy vậy, ở vị trí này cũng có những khó khăn nhất định, đó là vào giờ cao

điểm rất hay bị kẹt xe. Vào những ngày mưa, đường vào nhà hàng hay bị ngập nước…

2.3.1.5 Môi trường công ngh

Với việc gia nhập vào thị trường thế giới, hàng rào thuế quan được bãi bỏ, thì hàng loạt công nghệ mới du nhập vào Việt Nam: những dây chuyền sản xuất hiệu quả hơn, các phần mềm chuyên sâu hơn…

2.3.2 Nhân tố thuộc môi trường vi mô

2.3.2.1 Đối th cnh tranh

Do vị trí nằm ở trung tâm thành phố nên có rất nhiều nhà hàng mọc lên. Nếu chỉ tính những nhà hàng cùng hình thức món Pháp thì ở khu vực Thảo Điền đã có xấp xỉ 10 nhà hàng (Papagayo, La flancha, Trois Gourman…), chưa kểđến các nhà hàng khác như nhà hàng Nhật, Ý, … và chuỗi nhà hàng tọa lạc tại quận nhất và một số thức ăn nhanh thay thế khác như pizza, KFC,…

2.3.2.2 Nhà cung ng

Nguồn cung ứng nguyên liệu cho nhà hàng gồm cả trong nước và ngoài nước. trong thời gian này, thì nguồn cung ứng của nhà hàng đang có một số bất ổn do tình hình lạm phát tăng cao.

Với thức ăn nhà hàng thường mua nguyên liệu nhập khẩu từ Canada, Australia, New Zealand, France, Spain.

Với nước uống nhà hàng mua của 1 số công ty nước ngoài tại Việt Nam như

THE WARE HOUSE, DA LOC WINE, FINE WINE.

2.3.2.3 Khách hàng

Khách hàng mục tiêu của nhà hàng chủ yếu là người nước ngoài. Do vậy việc kinh doanh của nhà hàng có tính thời vụ rất cao. Đối với nhà hàng, khách đến

đông nhất là vào những tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 4) và gần giáng sinh (tháng 9 đến tháng 12), vào những tháng nghỉ hè (tháng 5 đến tháng 8) khách thường vắng hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 43

2.3.2.4 Nhân t bên trong doanh nghip

Bảng 2.20: Thống kê nhân viên nhà hàng

Giới tính Số lượng Trình độ văn hóa

Đại học Cao đẳng Trung cấp THPT

Nam 13 4 5 2 2

Nữ 19 6 6 3 3

(Nguồn: phòng nhân sự)

Toàn bộ nhân viên nhà hàng đến cuối năm 2013 là 32 người. Trong đó, có 10 người đạt trình độ đại học, 11 người đạt trình độ cao đẳng, 5 người đạt trình độ

trung cấp và 5 người đạt trình độ trung học phổ thông.

Nhìn chung, nhân viên nhà hàng là đội ngũ lao động trẻ, năng động, có trình

độ tương đối cao, đáp ứng được nhu cầu của công việc.

Cơ sở vật chất của nhà hàng tương đối hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời các dịch vụ khác như wifi, giao hàng miễn phí,...

Về mặt tài chính: cơ cấu vốn của nhà hàng gồm cả vốn vay và vốn chủ sở

hữu. Do vậy, vấn đề quan trọng đối với nhà hàng là cân đối khoản tài chính này.

2.4 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)