Đánh giá về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa (Trang 48)

d. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.2.2.2 Đánh giá về khả năng thanh toán

Bảng 2.12: Chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TSLĐ Đồng 7,070,564,222 7,958,998,097 9,783,286,869 HTK Đồng 1,692,101,286 911,524,102 355,779,451 NNH Đồng 2,340,865,731 3,949,423,184 4,914,617,006 Tổng nợ Đồng 2,494,865,731 4,129,423,184 5,114,617,006 TTS Đồng 7,141,037,447 8,634,494,901 10,491,988,722 LNTT&LV Đồng 1,857,982,811 2,313,253,578 3,880,143,417 CPLV Đồng 57,458,573 67,433,853 74,365,620

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 33

Bảng 2.13: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Chỉ số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biến động(±) 2012/2011 2013/2012 Tỷ số thanh khoản hiện thời Lần 3.02 2.02 1.99 -1 -0.03 Tỷ số thanh khoản nhanh Lần 2.30 1.78 1.92 -0.52 0.14 Tỷ số nợ so với TTS Lần 0.36 0.49 0.50 0.13 0.01 Tỷ số trang trải lãi vay Lần 32.34 34.30 52.18 1.97 17.87

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa)

Đánh giá:

T s thanh khon hin thi: ta thấy rằng tỷ số thanh khoản hiện thời giảm rõ rệt qua mỗi năm. Nếu năm 2011 tỷ số này là 3.02 thì sang năm 2012 tỷ số giảm

đi 1, chỉ còn 2.02, đến năm 2013 chỉ còn 1.99. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nhà hàng giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng nhiều trong khi tài sản lưu động chỉ tăng vọt rất ít. Tỷ số này cho biết với 1

đồng NNH thì nhà hàng có 3.02 đồng TSLĐ năm 2011, 2.02 đồng TSLĐ năm 2012 và 1.99 đồng TSLĐ năm 2013 sẵn sàng thanh toán.

Tuy tỷ số này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nhưng nhà hàng cần phải quan tâm hơn.

Tỷ số thanh khoản nhanh: cũng giống như tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ

số thanh khoản nhanh cũng có xu hướng giảm. Cao nhất vẫn là năm 2011 với 2.39,

đến năm 2012 tỷ số này giảm còn 1.78. Đến năm 2013 tỷ số này có chuyển biến tăng nhẹ 1.92.

Ta thấy được với 1 đồng NNH nhà hàng có 2.39 đồng năm 2011, 1.78 đồng năm 2012, 1.92 đồng năm 2013 (đã trừ khoản hàng tồn kho) sẵn sàng thanh toán.

Tỷ số nợ so với TTS: tỷ số này có xu hướng tăng. Năm 2011 tỷ số này là 0.36, sang đến năm 2012 tỷ số này tăng 0.13 lên mức 0.49, và đến năm 2013 tỷ số

này ở mức 0.50 tăng 0.01 so với năm 2012. Hay nói cách khác, với 1 đồng tài sản của nhà hàng thì có 0.36 đồng nợ góp vào trong năm 2011, 0.49 đồng nợ góp vào

34 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh trong năm 2012, và 0.50 đồng nợ góp vào trong năm 2013. Như vậy, thành phần nợ

tham gia vào vốn kinh doanh đang ngày càng tăng, điều này làm khả năng tự chủ về

mặt tài chính của nhà hàng giảm đi rất nhiều.

Tỷ số trang trãi lãi vay: nhìn chung, tỷ số này có xu hướng tăng qua mỗi năm cho thấy nhà hàng đủ khả năng thanh toán lãi vay nhanh chóng. Nói một cách ngắn gọn, năm 2011 tỷ số này là 32.34, sang đến năm 2012 tỷ số này tăng lên 34.30 lần tăng 1.97 lần, đến năm 2013 tỷ số này là 52.18 lần tăng 17.87 lần.

 Tóm lại, qua các phân tích trên ta thấy rằng khả năng thanh toán của nhà hàng là khá tốt, nhưng lại khá biến động, thành phần nợ tham gia vào vốn đầu tư có xu hướng tăng. Nhà hàng cần chú ý điều chỉnh. 2.2.2.3 Đánh giá v h s hiu sut hot động Bảng 2.14: Chỉ số liên quan đến hiệu suất hoạt động Chỉ số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 KPTBQ Đồng 886,252,368 559,575,687 1,018,438,511 HTKBQ Đồng 1,056,511,002 1,301,812,694 633,651,777 TTSBQ Đồng 6,528,128,827 7,887,766,174 9,563,241,812 Chỗ ngồi bình quân Chỗ ngồi 48 48 48 Khách hàng bình quân Người 3930 5181 8445

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 35 Bảng 2.15: Chỉ tiêu hệ số hoạt động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biến động(±) 2012/2011 2013/2012 Vòng quay KPT Vòng 8.94 15.80 10.71 6.86 -5.09 Vòng quay HTK Vòng 7.50 6.79 17.21 -0.71 10.42 Vòng quay TTS Vòng 1.21 1.12 1.14 -0.09 0.02 Hệ số sử dụng chỗ ngồi Người/chỗ ngồi 81.88 107.94 175.94 26.06 68.00

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa)

Đánh giá:

Vòng quay KPT: tỷ số này không ổn định qua các năm. Năm 2011 tỷ số này là 8.94 vòng. Năm 2012 tỷ số này tăng lên 15.80 vòng( tăng 6.86 vòng). Sang năm 2013 tỷ số này giảm còn 10.71 vòng (giảm 5.09 vòng). Điều này cho ta thấy giá trị

khoản phải thu của nhà hàng không ổn định, đây cũng thể hiện tính mùa vụ trong kinh doanh nhà hàng.

Vòng quay HTK: nhìn chung vòng quay hàng tồn kho không ổn định qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2012 vòng quay HKT giảm từ 7.50 vòng xuống còn 6.79 vòng (giảm 0.71 vòng). Tuy vậy, sang đến năm 2013, vòng quay HTK tăng nhanh

đạt 17.72 vòng (tăng 10.42 vòng)

Qua đó, ta thấy rằng nhà hàng quản trị hàng tồn kho rất có hiệu quả, tuy trong năm 2012 số vòng quay giảm nhưng nhà hàng đã nhanh chóng khắc phục được và đạt hiệu quả rất cao.

Vòng quay TTS: đây cũng là một tỷ số không ổn định qua các năm. Năm 2011 tỷ

số này là 1.21 vòng, đến năm 2012 tỷ số này còn 1.12 vòng (giảm 0.09 vòng), sang

đến năm 2013 tỷ số này lại tăng lên 1.14 vòng (tăng 0.02 vòng). Qua đó, cho ta biết

được rằng với 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra nhà hàng thu vềđược 1.21 đồng doanh thu năm 2011; 1.12 đồng doanh thu năm 2012 và 1.14 đồng doanh thu năm 2013.

36 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh

Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của nhà hàng chưa thật hiệu quả. Nhà hàng cần đưa ra cách khắc phục nhanh chóng.

Hệ số sử dụng chỗ ngồi: qua bảng 2.15 ta thấy hệ số sử dụng chỗ ngồi tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 là 81.88 người/chỗ ngồi thì đến năm 2012 hệ số này là 107.94 người/chỗ ngồi và sang đến năm 2013 hệ số này là 175.94 người/chỗ ngồi.

 Nhìn chung, trong 3 năm 2011-2013, các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động của nhà hàng không ổn định, lúc giảm, lúc tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do tính mùa vụ trong kinh doanh nhà hàng, một đặc trưng của ngành thương mại-dịch vụ

2.2.2.4 Đánh giá v hiu qu s dng vn

Bảng 2.16: Chỉ số tài chính liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247

LNT Đồng 1,341,390,557 1,673,135,695 2,835,304,459

Vốn bình

quân Đồng 6,528,128,827 7,887,766,174 9,563,241,812

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa)

Bảng 2.17: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biến động (±) 2012/2011 2013/2012 Hiệu suất sử dụng vốn Lần 1.21 1.12 1.14 -0.09 0.02 Hiệu quả sử dụng vốn Lần 0.20 0.21 0.30 0.01 0.08

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa)

Đánh giá:

Hiệu suất sử dụng vốn: hiệu suất sử dụng vốn của nhà hàng không ổn định qua các năm. Năm 2011 tỷ số này là 1.21 lần. Sang năm 2012 tỷ số này giảm còn 1.12 lần (đã giảm 0.09 lần). Đến năm 2013, tỷ số này tăng nhẹ 0.02 lần lên 1.14 lần.

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 37

đồng doanh thu năm 2011; 1.12 đồng doanh thu năm 2012 và 1.14 đồng doanh thu năm 2013.

Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn giảm.

Qua phân tích cho ta thấy được nhà nhà sử dụng vốn chưa đạt hiệu suất, cần có biện pháp khắc phục ngay lập tức.

Hiệu quả sử dụng vốn: ngược lại với hiệu suất, thì hiệu quả sử dụng vốn lại tăng qua các năm. Nếu năm 2011 là 0.20 thì sang năm 2012 tỷ số này là 0.21 tăng 0.01 lần. Đến năm 2013 tỷ số này là 0.30 lần tiếp tục tăng so với 2012 là 0.08 lần.

Điều này có nghĩa là với 1 đồng vốn bình quân bỏ ra thì nhà hàng thu lại được 0.20

đồng lợi nhuận năm 2011; 0.21 đồng lợi nhuận năm 2012 và 0.30 đồng lợi nhuận năm 2013. Nhìn chung, việc sử dụng vốn của nhà hàng khá tốt, song nhà hàng cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn về vốn. 2.2.2.5 Đánh giá tình hình s dng lao động Bảng 2.18: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 LNT Đồng 1,341,390,557 1,673,135,695 2,835,304,459 LĐBQ Người 42 39 32 Quỹ lương Đồng 1,837,521,311 1,707,281,321 1,718,366,339 Lương bình quân LĐ Đồng/người 43,750,507 43,776,444 53,698,948 DT bình quân LĐ Đồng/người 188,545,714 226,633,752 340,823,664 DT bình quân quỹ lương Lần 4.32 5.20 6.36 LN bình quân LĐ Đồng/người 31,937,870 42,900,915 88,603,264 LN bình quân quỹ lương Lần 0.73 0.98 1.65

38 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh

Đánh giá:

Qua bảng 2.18 ta thấy rằng:

Đầu tiên, số lượng nhân viên trong nhà hàng có xu hướng giảm dẫn về quy mô. Tuy nhiên việc số lượng nhân viên giảm không đồng nghĩa với việc quy mô hoạt động kinh doanh của nhà hàng giảm. Với lượng nhân viên tuy ít, nhưng lại mang hiệu quả hoạt động cao hơn.

Năm 2011 phải cần đến 42 lao động mới tạo ra được 7,918,919,980 đồng doanh thu và 1,341,390,557 lợi nhuận. Sang đến năm 2012 con số này giảm xuống còn 39 lao động đem lai cho nhà hàng 8,838,716,330 đồng doanh thu và 1,673,135,695 đồng lợi nhuận. bước qua năm 2013 số lượng lao động tiếp tục giảm còn 32 người, nhưng đã tạo cho nhà hàng 10,906,357,247 đồng doanh thu, 2,835,304,459 đồng lợi nhuận. Cụ thể là:

Với mỗi 1 lao động thì tạo ra cho nhà hàng 188,545,714 đồng doanh thu và 31,937,870 đồng lợi nhuận năm 2011; 226,633,752 đồng doanh thu, 42,900,915

đồng lợi nhuận năm 2012 và 340,823,664 đồng doanh thu, 88,603,264 đồng lợi nhuận năm 2013.

Với 1 đồng lương nhân viên, nhà hàng thu lại được 4.32 đồng doanh thu, 0.73 đồng lợi nhuận năm 2011; 5.2 đồng doanh thu, 0.98 đồng lợi nhuận năm 2012; 6.36 đồng doanh thu, 1.65 đồng lợi nhuận năm 2013.

Cũng từ bảng 2.18 , ta thấy rằng tổng quỹ lương tăng hàng năm, trung bình 1 lao động nhận được tổng lương là 43,750,507 đồng năm 2011; 43,776,444 đồng năm 2012 và 53,698,948 đồng năm 2013.

 Tổng hợp các phân tích trên, qua đó cho ta thấy rằng việc sử dụng lao động của nhà hàng rất hiệu quả, tuy số lượng lao động giảm, song năng suất lao động lại tăng rất nhiều. Bên cạnh đó, nhà hàng luôn quan tâm đến các chếđộ cho nhân viên thông qua mức tăng của quỹ lương trên từng nhân viên.

2.2.2.6 Đánh giá v mc độ hài lòng ca khách hàng

Để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, nhà hàng đăng ký thàm gia vào cuộc thi bình chọn trên trang web www.tripadvisor.com để khách hàng có thể

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 39

(Nguồn: www.tripadvisor.com)

Nói chung, nhà hàng chưa có hình thức thu thập ý kiến khách hàng cụ thể.

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa hàng La Villa

2.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

2.3.1.1 Môi trường kinh tế

Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%.

Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số

tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

V tăng trưởng kinh tế

40 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng

5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa

đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng (Bảng 1).

Bảng 2.19: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013 Năm GDP Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2011 6,24 4,02 6,68 6,83 2012 5,25 2,68 5,75 5,90 2013 5,42 2,67 5,43 6,56

(Nguồn:Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1/2014)

Tóm lại, môi trường kinh tế có rất nhiều các nhân tố tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến hoạt động kinh doanh nhà hàng. Điều quan trọng là ban quản trị

nhà hàng tìm ra được các yếu tốảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng, và mức đọảnh hưởng như thế nào, để có những phương pháp cải cách phù hợp, tận dụng cơ hội và khắc phục các nguy cơ.

2.3.1.2 Môi trường chính tr-pháp lut

Xét một cách tổng thể, Việt Nam là đất nước được đánh giá có chếđộ chính trị ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ cho nhà hàng mà cho bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển ở Việt Nam.

Tuy vậy, tình hình pháp luật ở Việt Nam còn khá rắc rối, bộ luật này chồng lên bộ luật khác, chưa mang tính đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan chức năng.

Điều này mang đến nhiều nguy cơ cho nhà hàng vì khi hoạch định các chiến lược phải dự đoán các thay đổi trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan tới hoạt

động kinh doanh của nhà hàng mình.

Trong những năm gần đây, với việc hội nhập vào kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi, được điều chỉnh theo hướng tích cực,

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 41 Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam mang đến nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh của nhà hàng nói riêng. Song đó cũng là 1 nguy cơ đối với nhà hàng, vì các doanh nghiệp khác cũng hưởng được những lợi ích giống như nhà hàng.

2.3.1.3 Môi trường văn hóa-xã hi

Bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động của yếu tố văn hóa, đặc biệt là ngành thương mại-dịch vụ.

Trên phương diện kinh doanh nhà hàng, thì yếu tố văn hóa ảnh hưởng thông qua cách trang trí nhà hàng, màu sắc, dụng cụ, vùng miền, khẩu vị món ăn, phong tục tập quán…VD, người miền Nam có hơi hướng ăn khá ngọt, trong khi người miền Bắc có khuynh hướng ít ngọt, hơi cay, còn người miền Trung thì cay và mặn.

Với đối tượng khách là người châu Âu, đặc biệt là người Pháp, món ăn của nhà hàng được chế biến mang hơi hướng thuần Pháp, kết hợp với cách trang trí theo không gian Pháp thông qua tranh ảnh, rèm, màn cửa, dụng cụăn uống mà ban quản trị nhà hàng đã rất chú trọng đầu tư..

2.3.1.4 Môi trường t nhiên

Đối với ngành thương mại-dịch vụ đặc biệt là kinh doanh nhà hàng thì môi trường tự nhiên có một ảnh hưởng khá lớn.

Đầu tiên là điều kiện thời tiết: trong vài năm qua, tình hình thời tiết ở Việt Nam không thuận lợi lắm cho nhà hàng. Tình hình mưa, bão làm sụt giảm 1 lượng khách hàng đáng kể nhất là vào mùa mưa. Trong khi chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu nhập về lại tăng giá vào những lúc thời tiết không tốt.

Tiếp theo là cơ sở hạ tầng: hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tốt hay xấu.

Xét trên phạm vi hẹp thì đó là vị trí của doanh nghiệp. Vị trí này có đảm bảo

được các vấn đề về giao thông, viễn thông, kho bãi…Ưu thế của nhà hàng là tọa lạc tại trung tâm thành phố, có hệ thống giao thông thuận tiện, dịch vụ viễn thông tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)