Thực trạng tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa (Trang 38)

d. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.2.1.1 Thực trạng tình hình doanh thu

Biểu đồ 2.2: Doanh thu nhà hàng năm 2011, 2012, 2013

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng La Villa)

Bảng 2.2: Thống kê doanh thu năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTBH&CCDV Đồng 8,123,450,000 9,089,351,000 11,200,456,000 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 DTHĐTC Đồng 57,458,573 67,433,853 74,365,620 TN khác Đồng 230,054,900 283,054,900 350,298,500 Tổng DT Đồng 8,206,433,453 9,189,205,083 11,331,021,367

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

8,206,433,453 9,189,205,083

11,331,021,36 7

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 23 Nhìn chung, doanh thu của nhà hàng đều tăng qua các năm. Nhưng để thấy rõ mức độ gia tăng ta xét từng thành phần cụ thể. Bảng2.3: Mức biến động doanh thu năm 2011, 2012, 2013 Mức biến động năm sau so với năm trước 2012/2011 2013/2012 ±(đồng) % ±(đồng) % DTBH&CCDV 965,901,000 11.89 2,111,105,000 23.23 DTT 919,796,350 11.62 919,796,350 23.39 DTHĐTC 9,975,280 17.36 6,931,767 10.28 TN khác 53,000,000 23.04 67,243,600 23.77 Tổng DT 982,771,630 1.98 2,141,816,284 3.31

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng La Villa)

Từ bảng 2.3 cho ta thấy doanh thu tăng qua các năm nhưng tỷ lệ không giống nhau. Tổng doanh thu từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 12.23% tương đương với 1,028,876,280 đồng; đến năm 2013 tăng 23.15% tương đương với 2,185,280,367

đồng so với năm 2012. Cụ thể:

Từ năm 2011 đến năm 2012: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 11.98% (965,901,000 đồng). Doanh thu thuần tăng 11.62% (919,796,350 đồng). Doanh thu từ hoạt động tài chính (thành phần ít nhất trong tổng doanh thu) tăng 17.36% (9,975,280 đồng). Thu nhập khác tăng 23.04% (53,000,000 đồng).

Từ năm 2012 đến năm 2013: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 23.23% (2,111,105,000 đồng). Doanh thu thuần tăng 23.39% (919,796,350 đồng). Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ tăng 10.28% (6,931,767 đồng),tốc độ giảm khá nhiều so với năm trước (giảm 7.08%). Thu nhập khác tăng 23.77% (67,243,600

24 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT % 96.50 96.19 96.25 DTHĐTC % 0.70 0.73 0.66 TN khác % 2.80 3.08 3.09 Tổng DT % 100 100 100

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa)

Xét về cơ cấu doanh thu, thông qua bảng 2.4 ta thấy rằng doanh thu thuần chiếm tỷ trọng cao nhất (96.50%năm 2011; 96.19% năm 2012; 96.25% năm 2013). Tuy nhiên ,tỷ trọng này có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Nguyên nhân là do các khoản giảm trừ tăng lên. Các khoản giảm trừ bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thuế GTGT…

Ngoài hoạt động kinh doanh chính là dịch vụ ăn uống, nhà hàng còn có thu nhập từ hoạt động tài chính và một số hoạt động khác. Phần doanh thu này có sự

biến động qua các năm. Cụ thể: thu nhập từ hoạt động tài chính chiếm 0.70% năm 2011; 0.73% năm 2012 và 0.66% năm 2013; thu nhập khác chiếm 2.80% năm 2011; 3.08% năm 2012 và 3.09% năm 2013. Nói chung, tuy doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác có tốc độ tăng trưởng thất thường nhưng đây không phải là chỉ tiêu chính trong tổng doanh thu nên mức độảnh hưởng không đáng kể.

Tóm lại, ta thấy rằng doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng chúng ta chưa thể khẳng định rằng doanh nghiệp những năm sau hoạt động hiệu quả hơn năm trước hay không vì còn phải xem xét đến chi phí, chỉ có thể thấy được rằng lượng hàng bán tăng lên hoặc giá cả tăng lên so với năm trước.

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 25 2.2.1.2 Thc trng chi phí Bảng 2.5: Thống kê chi phí năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GVHB Đồng 4,212,340,000 4,502,324,000 4,823,580,000 CPBH Đồng 123,420,642 130,124,500 143,453,290 CPQLDN Đồng 1,902,345,000 2,123,500,000 2,353,600,340 CPLV Đồng 57,458,573 67,433,853 74,365,620 CP khác Đồng 110,345,000 120,003,005 130,244,320 Tổng CP Đồng 6,405,909,215 6,943,385,358 7,525,243,570

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa)

Biểu đồ 2.3: Chi phí năm 2011, 2012, 2013

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa)

Từ bảng 2.5 và biểu đồ 2.3 Ta thấy chi phí tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ lệ lại không giống nhau. Để thấy rõ hơn điều đó, ta đi vào phân tích chi tiết từng thành phần cấu thành chi phí. Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6348450642 6875951505 7450877950 Tng chi phí

26 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh

Bảng 2.6: Mức biến động chi phí năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu Mức biến động năm sau so với năm trước

2012/2011 2013/2012 ±(đồng) % ±(đồng) % GVHB 289,984,000 6.9 321,256,000 7.14 CPBH 6,703,858 5.43 13,328,790 10.24 CPQLDN 221,155,000 11.63 230,100,340 10.84 CPLV 9,975,280 17.36 6,931,767 10.28 CP khác 9,658,005 8.75 10,241,315 8.53 Tổng CP 537,476,143 8.39 581,858,212 8.38

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa)

Tổng chi phí năm 2012 tăng 8.39% (536,476,143 đồng) so với 2011, đến năm 2013 chi phí lại tiếp tục tăng thêm 8.38% (581,858,212 đồng) so với năm 2012(tốc dộ tăng giảm 1%). Cụ thể: Tăng nhiều nhất đó là chi phí bán hàng năm 2012 so với 2011 là 5.43% (6,703,858 đồng) và 10.24% (13,328,790 đồng) của năm 2013 so với 2012. Giá vốn hàng bán tăng 6.9% (289,984,000 đồng) năm 2012 so với 2011 và tăng 7.14% (321,256,000 đồng) năm 2013 so với 2012.

Trong đó, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí lãi vay và chi phí khác có tốc

độ tăng giảm lại. Nếu chi phí quản lí doanh nghiệp là 11,63% (221,155,000 đồng) năm 2012 so với 2011, thì sang năm 2013 tốc độ này chỉ còn 10.84% (230,100,340

đồng) so với 2012. Chi phí lãi vay năm 2012 tăng 17.36% (9,975,280 đồng) sang

đến năm 2013 chi phí phí vay chỉ tăng 10.28% (6,931,767 đồng) tức là tốc độ tăng

đã giảm 7.08%. Chi phí khác từ 8.75% (9,658,005 đồng) năm 2012 so với 2011 xuống còn 8.53% (10,241,315đồng) năm 2013 so với năm 2012.

Tuy tốc độ giảm của chi phí không nhiều nhưng đây là dấu hiệu tốt về việc bắt đầu giảm chi phí của nhà hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 27 Bảng 2.7: Cơ cấu chi phí năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GVHB % 65.76 64.84 64.10 CPBH % 1.93 1.87 1.91 CPQLDN % 29.70 30.58 31.28 CPLV % 0.90 0.97 0.99 CP khác % 1.72 1.73 1.73 Tổng CP % 100 100 100

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng La Villa)

Thông qua bảng 2.7, ta nhận thấy rằng trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất và có biến động liên tục qua các năm. Năm 2011 GVHB chiếm 65.76% năm 2011; năm 2012 là 64.84%, năm 201 3 là 64.10% trong tổng chi phí của nhà hàng. Tuy tỷ trọng giá vốn hàng bán qua các năm có giảm đi so với tổng chi phí nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. CPQLDN, CPBH, CPLV và chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp hơn, cụ thể là:

Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là chi phí quản lý doanh nghiệp với 29.70% năm 2011; 30.58% năm 2012; 31.28% năm 2013. Tỷ trọng này ngày càng tăng cho thấy mức ảnh hưởng ngày càng lớn trong tổng chi phí.

Chi phí bán hàng, chi phí lãi vay và chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tương đối không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí. Chi phí bán hàng năm 2011 là 1.93%, năm 2012 là 1.87%, năm 2013 là 1.91%. nhà hàng đã quản lý chi phí bán hàng khá tốt, vì tỷ trọng của chi phí bán hàng có xu hướng giảm. Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0.90% vào năm 2011; 0.97% vào năm 2012 và 0.99% vào năm 2013. Chi phí bán hàng chiếm 1.72% năm 2011; 1.73% năm 2012 và 1.73% năm 2013. Tỷ trọng của thành phần này không tăng, chứng tỏ nhà hàng đã quan tâm đến việc giảm tối đa chi phí không cần thiết.

Tóm lại, chi phí của nhà hàng tăng hàng năm tuy nhiên từng bộ phận chi phí có biến động với chiều hướng khác nhau. Trong đó, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, chi phí lãi vay và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của nhà hàng.

28 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh

2.2.1.3 Thc trng tình hình li nhun

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuần thuần năm 2011, 2012, 2013

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng La Villa)

Bảng 2.8: Thống kê lợi nhuận năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 LNG Đồng 3,706,579,980 4,336,392,330 6,082,777,247 LNHĐKD Đồng 1,680,814,338 2,082,767,830 3,585,723,617 LNTT Đồng 1,800,524,238 2,245,819,725 3,805,777,797 LNST Đồng 1,341,390,557 1,673,135,695 2,835,304,459

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng La Villa)

Từ bảng 2.8, ta thấy rằng lợi nhuận của nhà hàng liên tục tăng qua các năm.

Bảng 2.9: Mức biến động lợi nhuận năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu Mức biến động năm sau so với năm trước 2012/2011 2013/2012 ±(đồng) % ±(đồng) % LNG 629,812,350 17.00 1,746,384,917 40.30 LNHĐKD 401,953,492 23.91 1,502,955,787 72.17 LNTT 445,295,487 24.73 1,559,958,072 69.46 LNST 331,745,138 24.73 1,162,168,764 69.46

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng La Villa)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1341390577 1673135695

2835304459

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 29 Từ năm 2011 đến năm 2012: lợi nhuận gộp tăng 17.00% (629,812,350

đồng); lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 23.91% (401,953,492 đồng); lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có tỷ lệ tăng giống nhau là 24.73%, tuy vậy, giá trị lại không giống nhau, lợi nhuận trước thuế tăng 445,295,487 đồng, còn lợi nhuận sau thuế tăng 331,745,138 đồng.

Từ năm 2012 đến 2013: tất cả các khoản đều tăng xấp xỉ gấp 3 lần so với năm trước. Lợi nhuận gộp tăng 40.30% (1,746,384,917 đồng); lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh tăng 72.17% (1,502,955,787 đồng); lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có tỷ lệ tăng như nhau là 69.46% trong đó, giá trị tăng lợi nhuận trước thuế là 1,559,958,072 đồng, giá trị tăng lợi nhuận sau thuế là 1,162,168,764

đồng.

Điều này cho thấy rằng nhà hàng đã thực sự hoạt động có hiệu quả qua các năm.

2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa

2.2.2.1 Đánh giá v kh năng sinh li

Để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động của nhà hàng, ta sử dụng hệ

thống các chỉ tiêu đã đề cập ở chương 1. Theo cách này ta có các bảng số liệu sau:

Bảng 2.10: Các chỉ số tài chính liên quan đến khả năng sinh lời Chỉ số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT Đồng 7,918,919,980 8,838,716,330 10,906,357,247 LNST Đồng 1,341,390,557 1,673,135,695 2,835,304,459 LNTT&LV Đồng 1,857,982,811 2,313,253,578 3,880,143,417 TTSBQ Đồng 6,528,128,827 7,887,766,174 9,563,241,812 VCSHBQ Đồng 4,325,840,078 4,396,130,157 4,776,730,157 Khách bình quân Đồng 3930 5181 8445

30 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biến động (±) 2012/2011 2013/21012 Tỷ số lãi ròng % 17 19 26 2 7 Khả năng sinh lợi so với TTSBQ % 20.55 21.21 29.65 0.66 8.44 Khả năng sinh lợi so với VCSHBQ % 31.01 38.06 59.36 7.05 21.3 Tỷ số sinh lợi cơ bản % 28.46 29.33 40.57 0.87 11.25 Khả năng sinh lợi trên khách Đồng/người 341,321 322,937 335,738 -18,384 12,801

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa)

Đánh giá: từ bảng số liệu trên cho ta thấy trong 3 năm hoạt động 2011-2013 thì nhà hàng luôn hoạt động có lợi nhuận. Các tỷ số cho thấy mức sinh lợi luôn ở

mức cao, nghĩa là với 1 đơn vị đầu vào mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Hay nói một cách khác, trong năm 2011-2013 nhà hàng đã luôn hoạt động có hiệu quả, sử dụng các yếu tốđầu vào rất tốt. Cụ thể là:

Tỷ số lãi ròng:

Tỷ suất lãi ròng của nhà hàng có xu hướng tăng mỗi năm. Năm 2012 tăng nhẹ 2% từ 17% năm 2011 lên 19%, đến năm 2013 tỷ lệ tăng là 7% tăng từ 19% năm 2012 lên 26%. Từđó cho ta thấy rằng, với mỗi 100 đồng doanh thu thuần nhà hàng thu được 17 đồng lợi nhuận năm 2011, 19 đồng lợi nhuận năm 2012 và 26 đồng lợi nhuận năm 2013.

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 31 Nhìn chung, qua 3 năm 2011, 2012, 2013 thì tỷ số này của nhà hàng là tương

đối cao. Tỷ số này cho thấy nhà nhà đã luôn hoạt động có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận cao.

Khả năng sinh lợi so với tài sản:

Khả năng sinh lợi so với tài sản đều tăng qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2012 tỷ số này tăng 0.66% từ 20.55% lên 21.21%, sang đến năm 2013 tỷ số

này đạt mức 29.65% tăng 8.44% so với năm 2012. Tỷ số này cho ta thấy rằng với 100 đồng tài sản nhà hàng bỏ ra thì lợi nhuận thu được là 20.55 đồng vào năm 2011, 22.21 đồng vào năm 2012 và 29.65 đồng vào năm 2013.

Nhìn chung, tỷ số này của nhà hàng là khá lớn, cho thấy nhà hàng đã sử dụng tài sản của mình rất hiệu quả.

Khả năng sinh lợi so với VCSH:

Tỷ số này tăng nhanh qua các năm. Năm 2012 tỷ số này tăng 7.05% từ

31.01% năm 2011 lên 38.06%, sang năm 2013 tỷ số này là 59.36% tăng 21.3% so với năm 2012. Điều này có nghĩa là với 100 đồng VCSH nhà hàng thu lợi nhuận

được 31.01 đồng vào năm 2011, 38.06 đồng vào năm 2012 và 59.36 đồng vào năm 2013.

Khả năng sinh lợi so với VCSH là chỉ tiêu có giá trị cao nhất trong các chỉ

tiêu sinh lời. điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà hàng là rất tốt, cần duy trì và phát huy thêm.

Tỷ số sinh lợi cơ bản:

Nhìn chung, tỷ số sinh lợi cơ bản tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2011 tỷ

số này ở mức 28.46% thì sang năm 2012 tỷ số này tăng 0.87% lên mức 29.33%, và

đến năm 2013 tỷ số này đạt mức 40.57% tăng 11.25% so với năm 2012. Hay nói khác khác, với 100 đồng tài sản bình quân, tạo ra cho nhà hàng 28.46 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2011, 29.33 đồng vào năm 2012 và 40.57 đồng vào năm 2013.

Điều này cho ta thấy nhà hàng đã hoạt động hiệu quả trong năm 2011-2013.

Khả năng sinh lợi trên tổng lượng khách:

Tỷ số này có biến động qua các năm. Nếu năm 2011 tỷ số này là 341,321

32 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 322,937 đồng/khách. Đến năm 2013, tỷ số này lại tăng nhẹ (12,801 đồng/khách) lên

335,738 đồng/khách nhưng so với năm 2011 thì vẫn còn thấp.

Qua 3 năm, nhìn chung thì tỷ số này giá trị tương đối, nhà hàng cần có biện pháp để tăng lợi nhuận trên khách hàng.

Tóm lại, nhà nhà đã sử dụng có hiệu quả các yếu tố như VCSH, TTS, đồng thời cũng đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong suốt quá trình kinh doanh của nhà hàng. Tuy luôn đạt hiệu quả cao, nhưng nhà hàng vẫn phải luôn xem xét mọi khía canh để nhanh chóng đưa ra cách khắc phục khi có tỷ số trên có biến động.

2.2.2.2 Đánh giá v kh năng thanh toán

Bảng 2.12: Chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TSLĐ Đồng 7,070,564,222 7,958,998,097 9,783,286,869 HTK Đồng 1,692,101,286 911,524,102 355,779,451 NNH Đồng 2,340,865,731 3,949,423,184 4,914,617,006 Tổng nợ Đồng 2,494,865,731 4,129,423,184 5,114,617,006 TTS Đồng 7,141,037,447 8,634,494,901 10,491,988,722 LNTT&LV Đồng 1,857,982,811 2,313,253,578 3,880,143,417 CPLV Đồng 57,458,573 67,433,853 74,365,620

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 33

Bảng 2.13: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Chỉ số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biến động(±) 2012/2011 2013/2012 Tỷ số thanh khoản hiện thời Lần 3.02 2.02 1.99 -1 -0.03 Tỷ số thanh khoản nhanh Lần 2.30 1.78 1.92 -0.52 0.14 Tỷ số nợ so với TTS Lần 0.36 0.49 0.50 0.13 0.01 Tỷ số trang trải lãi vay Lần 32.34 34.30 52.18 1.97 17.87

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa)

Đánh giá:

T s thanh khon hin thi: ta thấy rằng tỷ số thanh khoản hiện thời giảm rõ rệt qua mỗi năm. Nếu năm 2011 tỷ số này là 3.02 thì sang năm 2012 tỷ số giảm

đi 1, chỉ còn 2.02, đến năm 2013 chỉ còn 1.99. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nhà hàng giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng nhiều trong khi tài sản lưu động chỉ tăng vọt rất ít. Tỷ số này cho biết với 1

đồng NNH thì nhà hàng có 3.02 đồng TSLĐ năm 2011, 2.02 đồng TSLĐ năm 2012 và 1.99 đồng TSLĐ năm 2013 sẵn sàng thanh toán.

Tuy tỷ số này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nhưng nhà hàng cần phải quan tâm hơn.

Tỷ số thanh khoản nhanh: cũng giống như tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ

số thanh khoản nhanh cũng có xu hướng giảm. Cao nhất vẫn là năm 2011 với 2.39,

đến năm 2012 tỷ số này giảm còn 1.78. Đến năm 2013 tỷ số này có chuyển biến tăng nhẹ 1.92.

Ta thấy được với 1 đồng NNH nhà hàng có 2.39 đồng năm 2011, 1.78 đồng năm 2012, 1.92 đồng năm 2013 (đã trừ khoản hàng tồn kho) sẵn sàng thanh toán.

Tỷ số nợ so với TTS: tỷ số này có xu hướng tăng. Năm 2011 tỷ số này là 0.36, sang đến năm 2012 tỷ số này tăng 0.13 lên mức 0.49, và đến năm 2013 tỷ số

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng La Villa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)