Bên bảo đảm và bên đƣợc bảo đảm

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Trang 40 - 49)

Theo quy định của Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12

năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm: “Bên bảo đảm là bên dùng

tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp”.

Đối với bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, bên bảo đảm chính là bên thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với NHTM bằng hình thức thế chấp.

Trong số các chủ thể tham gia quan hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba, pháp luật đặc biệt quan tâm đến bên thứ ba. Bên thứ ba là bên đã thế chấp tài sản của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay của khách hàng vay đối với NHTM. Bên thứ ba có thể là cá nhân, pháp nhân. Để thực hiện quan hệ hợp đồng này, bên thứ ba phải đảm bảo các điều kiện sau:

Thứ nhất, bên thứ ba phải có năng lực pháp luật dân sự nếu là pháp nhân. Pháp nhân phải có ngƣời đại diện có đủ thẩm quyền thay mặt mình ký kết hợp đồng bảo đảm. Đối với bên thứ ba là cá nhân thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, bên thứ ba phải có khả năng về vốn, tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Đối với bên thứ ba là cá nhân đòi hỏi phải có chỗ làm việc ổn định, thu nhập thƣờng xuyên hoặc phải có tài sản nhất định nhƣ nhà ở, đất đai… Nếu bên bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân thì tổng thu nhập của các cá nhân đó phải lớn hơn thu nhập của bên đi vay- bên đƣợc bảo đảm.

Thứ ba, bên thứ ba tự nguyện dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chịu trách nhiệm trƣớc NHTM về khoản vay của khách hàng mà mình đứng ra bảo đảm.

Về nguyên tắc, NHTM sẽ xét cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở sự bảo đảm của ngƣời thứ ba nếu nhƣ đáp ứng đủ các điều kiện nói trên. Theo BLDS Nhật Bản, các điều kiện cụ thể của bên thứ ba chỉ bao gồm:

- Có năng lực hành vi đầy đủ;

- Có đủ các phƣơng tiện để thực hiện trái vụ

Tuy nhiên, các quy định nói trên không áp dụng trong trƣờng hợp ngƣời có quyền tự giới thiệu bên thứ ba. Nếu nhƣ ngƣời mắc nợ không thể cử ngƣời bảo đảm thỏa mãn các điều kiện theo luật định thì ngƣời mắc nợ bị mất lợi thế về thời gian và bị coi là không thực hiện nghĩa vụ cử ngƣời bảo đảm. Khi bên thứ ba thực hiện bảo đảm cho khách hàng vay vốn ngân hàng thì làm phát sinh các quan hệ sau:

Thứ nhất, quan hệ giữa bên thứ ba và bên nhận bảo đảm Thứ hai, quan hệ giữa bên đƣợc bảo đảm và bên thứ ba

Quan hệ thứ nhất là quan hệ hợp đồng bảo đảm. Quan hệ thứ hai thực chất cũng là quan hệ hợp đồng nhƣng có cấu trúc chủ thể riêng so với hợp đồng bảo đảm. Bên cạnh đó cũng cần nhận thấy rằng bên đƣợc bảo đảm không phải là bên đóng vai trò thiết lập hợp đồng bảo đảm mà là bên đƣợc hƣởng lợi ích từ hợp đồng bảo đảm. Do vậy, khi xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo đảm, chúng ta chỉ quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm và bên thứ ba.

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam không có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba. Tuy nhiên căn cứ vào quy định của BLDS 2005 về thế chấp tài sản và thực tiễn bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế

chấp của bên thứ ba trong vay vốn ngân hàng, các bên trong quan hệ hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba có các quyền và nghĩa vụ nhất định.

Về quyền của bên thứ ba

Bên thứ ba thế chấp tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì

có quyền nhƣ của khách hàng vay khi thế chấp tài sản. Đó là: - Đƣợc khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ

trƣờng hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận; - Đƣợc đầu tƣ để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; - Đƣợc bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân

chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trƣờng hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu đƣợc hoặc tài sản hình thành từ

số tiền thu đƣợc trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. - Đƣợc bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa

luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu đƣợc bên nhận thế chấp đồng ý.

- Đƣợc cho thuê, cho mƣợn tài sản thế chấp nhƣng phải thông báo cho bên thuê, bên mƣợn biết về việc tài sản cho thuê, cho mƣợn đang đƣợc dùng

để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết; - Nhận lại tài sản thế chấp do ngƣời thứ ba giữ, khi nghĩa vụ đƣợc bảo

đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc đƣợc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Quyền định đoạt tài sản thế chấp có điều kiện (tức là phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp) của bên thứ ba theo quy định hiện hành nhƣ vừa nêu dẫn đến hệ quả không mong muốn là hạn thế khả năng khai thác giá trị kinh tế của tài sản. Theo quy định của nhiều nƣớc theo chế độ vật quyền bảo đảm, bên thế chấp tài sản có quyền bán tài sản thế chấp mà không nhất thiết phải đƣợc sự đồng ý của bên nhận thế chấp và trong trƣờng hợp bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ đƣợc bảo đảm thì bên nhận thế chấp sẽ thực hiện quyền truy đòi của mình. Tuy vậy cũng cần phải lƣu ý là tại các nƣớc này, hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc tin học hóa và có thể tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm một cách dễ dàng. Hơn nữa công chứng viên đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng giao dịch bảo đảm, đặc biệt là việc ký quỹ giá bán tài sản thế chấp. Thiết nghĩ, cần phải xem xét các yếu tố này trƣớc khi thay đổi quy định về định đoạt tài sản thế chấp có điều kiện.

Về nghĩa vụ của bên thứ ba

Bên thứ ba thế chấp tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có nghĩa vụ giống nghĩa vụ của khách hàng vay khi thế chấp tài sản:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; - Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc

khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của ngƣời thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trƣờng hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thƣờng thiệt

hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của ngƣời thứ ba đối với tài sản thế chấp;

- Không đƣợc bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trƣờng hợp đƣợc NHTM đồng ý hoặc tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bên đƣợc bảo đảm chính là khách hàng vay đƣợc NHTM xem xét cấp tín dụng trên cơ sở có tài sản thế chấp của bên thứ ba. Mặc dù có tài sản thế chấp của bên thứ ba, khách hàng vay cũng cần phải đáp ứng một số các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật và thỏa mãn một số tiêu chí khác do NHTM đặt ra để đảm bảo chắc chắn về việc sẽ hoàn trả vốn vay đúng thời hạn đã cam kết.

Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nƣớc ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Trƣờng hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nƣớc ngoài, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam có quy định riêng.

NHTM xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

+ Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật Dân sự của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc đƣợc điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 4. Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Bảo đảm tiền vay nói chung và bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay nói riêng chỉ là một trong số các điều kiện để đƣợc NHTM xem xét cấp tín dụng. Bên cạnh việc cần phải có biện pháp bảo đảm, đặc biệt là bảo đảm bằng tài sản là quan trọng nhất, khách hàng vay còn phải đáp ứng một số các tiêu chí khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, NHTM tùy thuộc vào hoạt động đặc trƣng của ngân hàng mình có thể đặt ra

một số các điều kiện khác phù hợp với điều kiện và quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng mình.

Qua thực tiễn hoạt động thế chấp tài sản của bên thứ ba để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thƣơng mại, vấn đề nổi cộm nhất trong các vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng đó là mối quan hệ giữa bên thứ ba (bên thế chấp) và bên đƣợc bảo đảm (bên vay). Tại sao bên thứ ba lại tự nguyện dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thế chấp tại NHTM để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ không phải là của mình? Đến khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, NHTM phải xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba để thu hồi nợ, bên thứ ba lại nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Mấu chốt vấn đề nằm ngay ở mối quan hệ này.

Theo bản án số 04/2012/KDTM-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình về tranh chấp hợp đồng tín dụng, ngày 26/2/2010, doanh nghiệp tƣ nhân vận tải thủy Minh Thƣ do ông Nguyễn Văn Thắng làm giám đốc có vay của Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Ninh Bình số tiền 2.145.000.000đ, thời hạn vay 11 tháng, lãi suất trả theo tháng, mục đích vay

vốn kinh doanh vận tải thủy, vật liệu xây dựng. Để đảm bảo cho khoản vay

trong hợp đồng nêu trên, ông Thắng đã thế chấp tàu sông tự hành 616 tấn, biển kiểm soát NB-6003 do Sở giao thông vận tải Ninh Bình cấp ngày 8/10/2008 mang tên chủ phƣơng tiện là DNTN vận tải thủy Minh Thƣ; nhà ở và giá trị quyền sử dụng 66,7m2 đất của vợ chồng bà Đinh Thị Dần và ông Đoàn Văn Cƣờng tại phƣờng Nam Bình, TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; nhà ở và giá trị quyền sử dụng 305m2 đất của vợ chồng ông Lê Quý Phi và bà Đinh Thị Thế thửa đất số 2029 tờ bản đồ số 64B xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Hết thời hạn vay, ông Thắng có làm đơn xin gia hạn và đƣợc Ngân hàng đồng ý gia hạn 06 tháng nhƣng ông Thắng vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng nên toàn bộ số nợ trên chuyển

sang nợ quá hạn. Tính đến ngày 26/12/2011, Minh Thƣ nợ Ngân hàng 2.688.615.417đ bao gồm nợ gốc, nợ trong hạn và quá hạn. Ngân hàng BIDV khởi kiện DNTN Minh Thƣ ra Tòa. Căn cứ theo bản tự khai và biên bản hòa giải, bà Dần trình bày tháng 08/2011, bà có nhu cầu vay vốn để làm kinh tế nhƣng ngân hàng chỉ cho vay theo dự án nên bà đã cho ông Đồng mƣợn bìa đất để vay vốn, hai bên có làm bản cam kết, có giấy ủy quyền của ông Cƣờng, chồng bà Dần. Ngân hàng có đến thẩm định và đƣa giấy tờ cho bà ký nhƣng bà không nhớ đã ký bao nhiêu bản, ngân hàng cũng không giải thích gì thêm. Bà cho ông Đồng mƣợn bìa đỏ chứ không hề biết ông Thắng là ai. Bà Thế và ông Phi cũng khai cần tiền đế làm ăn nhƣng không vay đƣợc nên đã đƣa bìa đỏ cho ông Thắng vay tiền ngân hàng, do không hiểu biết pháp luật nên đã ký

và thế chấp bìa đỏ. Cuối cùng, dựa trên sự thỏa thuận của các bên, Tòa Ninh

Bình đã ra phán quyết kết luận các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho DNTN Minh Thƣ tƣơng ứng với phần bảo lãnh của mình trong vòng 6 tháng. Nếu không thực hiện đúng, Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ.[34]

Rõ ràng là trong vụ việc nói trên, giữa chủ sở hữu tài sản thế chấp và bên vay không hề có mối quan hệ nào với nhau, không hề quen biết nhau. Bên thứ ba chỉ cần một số tiền nhỏ nhƣng không thể vay tiền ngân hàng nên nhờ một ngƣời khác hoặc doanh nghiệp vay giúp bằng tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của mình. Họ thƣờng vay nhiều hơn so với nhu cầu của bên có tài sản. Đến khi không trả đƣợc nợ, NHTM phải xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ thì lúc đó bên thứ ba mới vỡ lẽ mọi chuyện và tranh chấp phát sinh. Do không hiểu biết pháp luật, do bị lợi dụng bởi việc có tài sản có thể dùng để

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Trang 40 - 49)