Áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Trang 25 - 29)

thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.1 Khái niệm

Áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba là hình thức thực hiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba trong đó nhà nƣớc thông qua các cơ quan nhà nƣớc hoặc chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật có liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật của bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba.

Áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại là hoạt động của các chủ thể đƣợc pháp luật qui định nhằm cá biệt hoá qui phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba thành quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lí cụ thể cho các cá nhân, tổ chức cụ thể, xác định có liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại.

1.2.2 Đặc điểm

Thứ nhất, áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc.

Hoạt động áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo

quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ đƣợc phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật về loại giao dịch bảo đảm này. Cơ quan công chứng chỉ có thẩm quyền công chứng hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm căn cứ vào các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch thế chấp tài sản bên thứ ba tổ chức cho các bên đăng ký giao dịch bảo đảm. Tòa án có thẩm quyền xét xử, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thế chấp nếu có đơn khởi kiện của một trong các chủ thể trên cơ sở quy định của pháp luật về vấn đề này. Trong quá trình áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nƣớc, sử dụng quyền lực nhà nƣớc để ban hành ra những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thế chấp tài sản bên thứ ba. Các mệnh lệnh, quyết định này luôn thể hiện ý chí đơn phƣơng của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể là đối tƣợng áp dụng. Ý chí này đƣợc xây dựng trên cơ sở pháp luật, căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật về bảo đảm tiền vay. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản bên thứ ba đƣợc nhà nƣớc bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nƣớc. Nếu các chủ thể có liên quan không tự giác thực hiện các mệnh lệnh, quyết định đó thì các chủ thể có thẩm quyền phải cƣỡng chế thi hành. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng thƣơng mại có quyền xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba để thu hồi nợ. Nếu bên thứ ba không hợp tác trong quá trình xử lý tài sản thế chấp, ngân hàng thƣơng mại có quyền khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu Tòa án cƣỡng chế xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba. Hoạt động áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản bên thứ ba đƣợc tiến hành bởi chủ thể

có quyền lực và bằng quyền lực đó, họ áp đặt ý chí của mình lên đối tƣợng cần áp dụng pháp luật. Những hoạt động đƣợc tiến hành thay mặt nhà nƣớc, nhân danh nhà nƣớc, theo sự uỷ quyền của nhà nƣớc đều mang tính quyền lực nhà nƣớc. Các ngân hàng thƣơng mại khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng và nhận tài sản thế chấp của bên thứ ba là tài sản bảo đảm là hoàn toàn có cơ sở pháp lý trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay. Hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp đƣợc ký kết trong trƣờng hợp này dựa trên sự thỏa thuận, bình đẳng, tự nguyện của các bên. Nhƣng nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ phát sinh từ hợp đồng tín dụng, ngân hàng thƣơng mại có quyền xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba để thu hồi nợ theo hợp đồng thế chấp. Nếu hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp đƣợc ký kết theo đúng trình tự, thủ tục, thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật, ngân hàng thƣơng mại hoàn toàn có quyền đối với tài sản đã đƣợc thế chấp của bên thứ ba. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba cũng cần phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục và các quy định pháp luật có liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản thế chấp của bên thứ ba nói riêng. Trên thực tế, về mặt số lƣợng, hoạt động áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba đƣợc tiến hành theo yêu cầu của các chủ thể có liên quan là rất lớn. Đó là trƣờng hợp khi ngân hàng thƣơng mại có quyền nhƣng không thể xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa ngân hàng thƣơng mại, bên thứ ba và bên vay mà các bên không tự giải quyết đƣợc và cần đến sự can thiệp của Tòa án có thẩm quyền.

Thứ hai, hoạt động áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại phải đƣợc tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật về bảo đảm tiền vay quy định.

Các quyết định áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba do các chủ thể có thẩm quyền ban hành trong quá trình áp dụng pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể có liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba. Ngân hàng thƣơng mại có quyền đối với tài sản thế chấp của bên thứ ba, bên thứ ba có thể mất tài sản thế chấp nếu đến hạn mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và bên thứ ba cũng không có tiền trả nợ thay cho bên vay. Khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp bên thứ ba của ngân hàng thƣơng mại có thể chuyển thành không có bảo đảm và để lại hệ quả xấu nếu các chủ thể không thực hiện theo đúng những trình tự, thủ tục và điều kiện của pháp luật về bảo đảm tiền vay.

Thứ ba, áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ bảo đảm tiền

vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba cụ thể.

Đây là hoạt động nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản bên thứ ba vào trong những trƣờng hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Các quy phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản bên thứ ba là những quy tắc xử sự chung nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể và trƣờng hợp cụ thể cần áp dụng. Khi một quy phạm nào đó đƣợc áp dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ thể cụ thể thì có nghĩa là quy phạm đó đã đƣợc cá biệt hoá vào trƣờng hợp của chủ thể đó.

Thứ tƣ, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi có tính sáng tạo

Các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba chỉ mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế liên quan đến loại bảo đảm này lại rất đa dạng, phong phú nên muốn đƣa ra đƣợc một quyết định đúng đắn, chính xác, vừa thấu tình, vừa đạt lý để giải quyết vụ việc cần giải quyết thì đòi hỏi phải có tính sáng tạo của ngƣời áp

dụng. Sự sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật này không phải là sự tuỳ tiện của chủ thể áp dụng mà hoàn toàn dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại nói riêng và nằm trong khuôn khổ của các quy định ấy.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)