Xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không trả nợ luôn là vấn đề khó giải quyết đối với mỗi ngân hàng.
Về nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba
Căn cứ theo quy định của BLDS 2005 và Nghị định 163, việc xử lý tài sản bảo đảm không thể đem lại cho bên có quyền (bên nhận bảo đảm) một lợi ích lớn hơn lợi ích mà việc bên bảo đảm (bên có nghĩa vụ) thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm một cách bình thƣờng đƣa lại. Hơn nữa, trong trƣờng hợp một nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bên bảo đảm có thể lựa chọn giao dịch bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các giao dịch bảo đảm, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Về thời điểm xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba
Điều 336 và 355 BLDS 2005 quy định trƣờng hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản thế chấp đƣợc xử lý theo phƣơng thức do các bên đã thỏa thuận hoặc đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Theo nội dung của các điều luật này, khi áp dụng vào thực tiễn, còn có hai quan điểm khác nhau, chƣa đƣợc phân định rạch ròi:
- Quan điểm thứ nhất, cho rằng bên có nghĩa vụ không thực hiện thanh toán nợ đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết mà xảy ra tranh chấp, điều trƣớc tiên do các bên thỏa thuận việc thanh toán, nếu các bên không tự thỏa thuận đƣợc với nhau thì bên nhận thế chấp tài sản có quyền hợp đồng với tổ
chức bán đấu giá tài sản để bán đấu giá tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật. Biện pháp này đƣợc thực hiện nhanh gọn, không đến mức phải yêu cầu Tòa án can thiệp.
- Quan điểm thứ hai, thì ngƣợc lại, mặc dù điều luật quy định nhƣ đã nêu trên, nhƣng mỗi khi một hoặc cả hai bên vay và cho vay, vì lý do nào đó không thể thực hiện nghĩa vụ đúng theo cam kết trong hợp đồng, và các bên không thể thỏa thuận đƣợc với nhau nên mới xảy ra tranh chấp. Tòa án có thẩm quyền giải quyết cả tranh chấp hợp đồng tín dụng và giải quyết hậu quả của tài sản thế chấp, buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Trên cơ sở đó, Cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào bản án của Tòa án để thi hành khi đƣơng sự có đơn yêu cầu. [27]
Về phương thức xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba
Về các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, BLDS 2005 và Nghị định 163 của Chính phủ năm 2006 đã có nhiều quy định, tuy nhiên, tựu trung lại có các cách thức xử lý sau đây:
- Các phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận: bán tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ ngƣời thứ ba trong trƣờng hợp thế chấp quyền đòi nợ; phƣơng thức khác do các bên thoả thuận.
- Trong trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận về phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm hoặc có thỏa thuận nhƣng phƣơng thức lựa chọn không thể
thực hiện đƣợc, thì tài sản bảo đảm sẽ đƣợc bán đấu giá để thực hiện nghĩa
Có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam về các phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm khá "thoáng” và khá rõ ràng. Rõ ràng vì các biện pháp này đƣợc quy định cụ thể trong Điều 59 Nghị định 163 năm 2006 và Điều 336 BLDS. "Thoáng” vì có vẻ nhƣ nhà làm luật chấp nhận cho các bên thỏa thuận một phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm khác với các phƣơng thức đƣợc dự kiến.
Về các phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm theo luật dân sự Pháp, trƣớc thời điểm có hiệu lực của đạo luật ngày 23/3/2006, đối với việc thế chấp bất động sản, chủ nợ chỉ có thể yêu cầu Tòa án cho xử lý tài sản bảo đảm, đáp ứng yêu cầu này, Tòa án sẽ ra quyết định cho bán đấu giá tài sản và chủ nợ sẽ đƣợc ƣu tiên thanh toán trên số tiền thu đƣợc sau khi bán. Từ quy định của đạo luật ngày 23/3/2006, tất cả các biện pháp bảo đảm đối vật đƣợc quy định ở Chƣơng thứ 2 Quyển 4 BLDS Pháp đều có chung cách thức xử lý tài sản đƣợc liệt kê gồm các lựa chọn sau đây:
- Bán tài sản thế chấp: đây là phƣơng thức xử lý tài sản thế chấp đƣợc áp dụng phổ biến nhất trong thực tế. Có thể tiến hành bán trực tiếp (bán kín), bán công khai hoặc bán thông qua đấu giá. Nếu bên nhận thế chấp muốn đứng ra bán tài sản thế chấp, trong hợp đồng thế chấp nên có một điều khoản quy định việc bên thế chấp ủy quyền không hủy ngang cho bên nhận thế chấp đƣợc phép thay mình bán tài sản thế chấp trong trƣờng hợp xử lý tài sản thế chấp bởi theo quy định tại điều 198 của Bộ luật dân sự, ngƣời không phải là chủ sở hữu của tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, về phƣơng diện này, sự can thiệp của Tòa án Pháp chặt chẽ hơn nhiều so với cơ chế xử lý tài sản bảo đảm ở Việt Nam, ít ra là ở góc độ lập pháp, trên cơ sở các quy định của pháp luật. Vì theo các quy định hiện nay của luật dân sự Việt Nam, sự dàn xếp bán tài sản bảo đảm nhƣ vậy có thể đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của các bên mà hoàn toàn không cần có sự can thiệp của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng nhƣ của Tòa án.
Quy định của luật dân sự Pháp cấm việc bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên mà thỏa thuận này cho phép họ không tuân thủ quy trình, thể thức yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm, có nghĩa là bán mà không thông qua vai trò của Tòa án. Quy định cấm này đã có từ BLDS và tiếp tục đƣợc ghi nhận trong đạo luật mới. Việc cấm này xuất phát từ sự e ngại rằng, một sự dàn xếp bán nhƣ vậy có thể dẫn đến tình trạng tài sản đƣợc bán với giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó, điều này ảnh hƣởng một cách tiêu cực đến quyền lợi của những đồng chủ nợ khác cũng nhƣ của ngƣời mắc nợ. Nói một cách cực đoan, việc bán này có thể "cƣớp đoạt” khả năng đƣợc thanh toán nợ của các chủ nợ khác cùng nhận bảo đảm.
Phƣơng thức bán thứ hai là bán đấu giá tài sản bảo đảm. Lƣu ý rằng việc lựa chọn bán đấu giá hay bán theo thỏa thuận dàn xếp thuộc thẩm quyền của Tòa án, mà không có quy định rõ ràng trong trƣờng hợp này là các phƣơng thức đƣợc áp dụng với những điều kiện nào. Đối với trƣờng hợp bán đấu giá tài sản cầm cố thì trƣớc khi bán tài sản phải đƣợc định giá bởi các chuyên gia thẩm định giá theo chỉ định của thẩm phán. Riêng đối với trƣờng hợp bán đấu giá tài sản thế chấp, giá khởi điểm sẽ đƣợc xác định bởi chủ nợ yêu cầu xử lý tài sản (Điều 2206 BLDS Pháp). Trong trƣờng hợp, bên bảo đảm (hay là ngƣời mắc nợ) cho rằng giá đã xác định của chủ nợ nhận bảo đảm là quá thấp thì bên bảo đảm có thể yêu cầu thẩm phán xác định lại giá trị thực sự của tài sản theo giá thị trƣờng.
Trƣờng hợp tài sản không bán đƣợc thì chủ nợ sẽ mặc nhiên trở thành ngƣời trúng đấu giá với giá đã đƣa ra ban đầu, kể cả trong trƣờng hợp thẩm phán đã xác định (theo yêu cầu của bên bảo đảm) tài sản có giá cao hơn giá do chủ nợ đƣa ra. Những ai có quan tâm đến tài sản đều có thể qua mặt chủ nợ để trở thành ngƣời trúng đấu giá nếu trong vòng 15 ngày - kể từ thời điểm mở bán đấu giá - ngƣời này trả thêm 10% giá do chủ nợ đƣa ra.
- Nhận tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp. Các bên trong hợp đồng thế chấp có thể thỏa thuận trong trƣờng hợp xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp sẽ nhận chính tài sản thế chấp thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp (khoản 2, điều 59, Nghị định 163). Đây chính là cam kết chuyển nhƣợng chính thức tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp của bên thế chấp. Đối với trƣờng hợp thế chấp quyền sử dụng đất, ngƣời nhận thế chấp sẽ đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (khoản 4, điều 49, Luật đất đai và điểm d, khoản 1, điều 19, Thông tƣ số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 21/10/2009 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Theo quy định tại khoản 2, điều 70, Nghị định 163, hợp đồng thế chấp trong đó có điều khoản về nhận tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp sẽ đƣợc coi là bằng chứng của việc bên thế chấp đồng ý bằng văn bản cho việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp.
Cần nhìn nhận việc thỏa thuận nhận tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp không chỉ là một lựa chọn đơn thuần của
bên nhận thế chấp trừ khi các bên có thỏa thuận khác bởi ngay tại thời điểm ký điều khoản này thì việc chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp đã đƣợc quyết định cho dù việc chuyển quyền sở hữu này phụ thuộc vào việc bên thế chấp có vi phạm hay không vi phạm nghĩa vụ đƣợc bảo đảm.
Đây là phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm mới đƣợc ghi nhận theo quy định của đạo luật Pháp ngày 23/3/2006. Theo phƣơng thức này, thay vì phải khởi kiện yêu cầu Tòa án cho bán tài sản và đƣợc ƣu tiên thanh toán từ số tiền thu đƣợc do việc bán tài sản thì chủ nợ, theo phƣơng thức này có thể yêu cầu Tòa án cho phép lấy chính tài sản này thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Phƣơng thức này đƣợc chấp nhận cả đối với thế chấp (Điều 2458 BLDS Pháp) và cầm cố (Điều 2347 BLDS Pháp). Phƣơng thức này mặc dù về bản chất giống với phƣơng thức xử lý tài sản của luật Việt Nam "nhận tài sản bảo đảm để trừ nợ”, nhƣng trên thực tế có một vài điểm khác.
Điểm khác thứ nhất, đây là phƣơng thức đƣợc lựa chọn bởi chủ nợ chứ không phải theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch bảo đảm nhƣ trong luật Việt Nam. Thứ hai, việc áp dụng biện pháp này bắt buộc trong mọi trƣờng hợp phải thông qua Tòa án. Trong khi đó quy định của luật Việt Nam không yêu cầu điều này, có nghĩa là chỉ cần các bên có thỏa thuận và tự nguyện thực hiện phƣơng thức này.
Rõ ràng, phƣơng thức xử lý tài sản này bản thân nó cũng chứa đựng những nguy cơ xấu đối với cả bên bảo đảm cũng nhƣ các chủ nợ nhận bảo đảm khác. Điều này là dễ hiểu khi ở thời điểm xác lập nghĩa vụ chính (đƣợc bảo đảm) bên bảo đảm ở trong tình thế không có nhiều sự lựa chọn (ví dụ nhƣ rất cần vốn vay) thì bên này sẽ dễ dàng chấp nhận một phƣơng thức xử lý tài sản bất lợi, phƣơng thức này là một ví dụ. Đối với các chủ nợ khác cùng nhận bảo
đảm bằng chính tài sản này thì sự bất lợi có thể thấy rất rõ là họ không còn gì để bảo đảm cả.
Dự liệu đƣợc những khả năng này trong thực tế, luật dân sự Pháp quy định cấm áp dụng phƣơng thức này đối với tài sản bảo đảm là nơi cƣ trú của bên bảo đảm. Ngoài ra Điều 2460 BLDS Pháp còn quy định, trƣớc khi quyết định giao tài sản cho chủ nợ thì phải tiến hành định giá tài sản. Việc định giá đƣợc tiến hành bởi các chuyên gia theo triệu tập của thẩm phán hoặc theo thỏa thuận của các bên. Trong trƣờng hợp giá trị của tài sản đƣợc xác định là lớn hơn giá trị của nghĩa vụ đƣợc bảo đảm thì chủ nợ phải hoàn trả phần chênh lệch. Luật hoàn toàn không đề cập đến trƣờng hợp ngƣợc lại, giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn nghĩa vụ cần thanh toán, có lẽ cũng không cần đề cập vì trong trƣờng hợp này, trên tinh thần đảm bảo một sự đối xử công bằng giữa chủ nợ nhận bảo đảm và bên bảo đảm theo luật của Pháp thì việc lấy tài sản này chỉ có tác dụng chấm dứt thế chấp đối với chủ nợ nhận tài sản và chỉ dừng lại ở việc chấm dứt thế chấp mà thôi, nếu nghĩa vụ vẫn còn thì nghĩa vụ này sẽ ở trong tình trạng nghĩa vụ không có bảo đảm. Nghĩa là chủ nợ vẫn có thể tiếp tục đòi với tƣ cách là một món nợ không có bảo đảm.
Phƣơng thức xử lý tài sản này hoàn tất bằng việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ nợ.
- Bán đấu giá tài sản thế chấp đƣợc sử dụng nếu các bên không có thỏa thuận về phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm (khoản 1, điều 58, Nghị định 163) hoặc trong trƣờng hợp một tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và khi phải xử lý tài sản này, các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận đƣợc về phƣơng thức xử lý tài sản.
- Chuyển nhƣợng tài sản thế chấp theo con đƣờng tƣ pháp. Pháp luật Việt Nam còn chƣa thừa nhận khả năng bên nhận bảo đảm yêu cầu Tòa án ra phán quyết trao tài sản thế chấp (tức là chuyển quyền sở hữu tài sản) cho bên nhận thế chấp trong trƣờng hợp phải xử lý tài sản bảo đảm. Đây cùng là một phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm hiệu quả, giúp bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm. Theo quy định hiện hành, nếu có tranh chấp về việc xử lý tài sản thế chấp, các bên có thể khởi kiện ra Tòa án nhƣng Tòa án chỉ có thẩm quyền buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng thỏa thuận và trong trƣờng hợp một tài sản đƣợc sử dụng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ mà các bên không thống nhất đƣợc phƣơng án xử lý tài sản bảo đảm thì Tòa án sẽ lựa chọn áp dụng phƣơng án bán đấu giá.
- Thu giữ tài sản thế chấp – Điều 63 của Nghị định 163 quy định nghĩa vụ của bên giữ tài sản phải giao tài sản cho ngƣời xử lý tài sản bảo đảm (là bên nhận bảo đảm, hoặc ngƣời đƣợc bên nhận bảo đảm ủy quyền) để xử lý. Mối quan hệ của bên nhận thế chấp với tài sản thế chấp là mối quan hệ gián tiếp thông qua việc nắm giữ giấy tờ gốc đăng ký quyền sở hữu tài sản nếu có (nếu trong hợp đồng có quy định) và hoàn thiện quyền của mình trên tài sản thế chấp thông qua việc đăng ký giao dịch thế chấp. Muốn xử lý đƣợc tài sản thế chấp thì phải thực tế chiếm hữu và quản lý nó. Thiện chí hợp tác xử lý tài sản bảo đảm của bên thế chấp là yếu tố quan trọng giúp xử lý nhanh chóng tài sản thế chấp. Nếu bên giữ tài sản có dấu hiệu chống đối, cản trở, ngƣời xử lý tài sản có thể yêu cầu ủy ban nhân dân cấp xã hay cơ quan công an hỗ trợ. Nếu bên thế chấp cố tình không giao tài sản, bên nhận thế chấp có thể khởi kiện bên thế chấp ra Tòa án. Trong thực tế việc khởi kiện ra trƣớc Tòa án làm kéo