Những bất cập và tồn tạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Trang 89 - 91)

Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì pháp luật

trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế nên đã tác động tiêu cực đến thực tiễn áp dụng. Cách tiếp cận trong một số quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm chƣa thống nhất, đồng bộ nên dễ dẫn đến việc hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng chƣa tạo lập đƣợc những đảm bảo pháp lý cần thiết để bên nhận bảo đảm có thể chủ động xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở các hợp đồng bảo đảm đƣợc giao kết hợp pháp, do đó nhiều vụ việc không thực hiện đƣợc theo thoả thuận (trong giai đoạn xử lý), phải khởi kiện, gây tốn kém về thời gian, chi phí...

Vấn đề giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp tài sản của bên thứ ba nói riêng đƣợc quy định tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã làm cho pháp luật điều chỉnh vấn đề này trở nên thiếu minh bạch, phức tạp, khó hiểu và gây nhiều tranh cãi.

Thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam nói riêng nhƣ đã phân tích ở trên tạo ra nhiều khó khăn, vƣớng mắc cho các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba. Ngoài ra, thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này gặp nhiều khó khăn còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhƣ: chất lƣợng nguồn nhân lực, mô hình quản trị rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại,...

Kết quả nghiên cứu ở chƣơng này cho thấy vấn còn tồn tại rất nhiều vƣớng mắc, hạn chế, bất cập cả ở trong hệ thống pháp luật và thực tiến áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba trong

hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Những vƣớng mắc, tranh chấp liên quan đền vấn đề này có nguyên nhân chủ yếu là bởi các chủ thể khi áp dụng pháp luật về vấn đề này chƣa có sự thống nhất về cách hiểu đối với các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba. Hoàn thiện pháp luật luôn là đòi hỏi cần thiết trong mọi thời kỳ phát triển của đất nƣớc, bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn kịp thời để tạo nên sự đồng bộ, giải quyết các khó khăn trong hoạt động áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản của bên thứ ba nói riêng.

CHƢƠNG 3:

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)