Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó đƣợc bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cƣợc, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trƣờng hợp tín chấp và bên có quyền đƣợc ngân hàng thanh toán, bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp ký quỹ.
Bên nhận bảo đảm chính là các NHTM đã cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn và nhận tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho khoản vay bằng hình thức thế chấp. NHTM có quyền giống nhƣ khi nhận thế chấp tài sản của khách hàng vay khi bên thứ ba thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
- Yêu cầu bên vay hoặc bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn trả nợ;
- Yêu cầu bên thuê, bên mƣợn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;
- Đƣợc xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhƣng không đƣợc cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;
- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;
- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trƣờng hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;
- Yêu cầu bên thế chấp hoặc ngƣời thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trƣờng hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
- Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trƣờng hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai;
- Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, hoặc khi có một nghĩa vụ đến hạn nếu tài sản đƣợc dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ và đƣợc ƣu tiên thanh toán.
Nghĩa vụ của NHTM giống nhƣ khi nhận thế chấp tài sản của khách hàng vay khi bên thứ ba thế chấp tài sản đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;
- Yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trƣờng hợp xử lý tài sản thế chấp, hủy bỏ việc thế chấp tài sản hay chấm dứt việc thế chấp tài sản
Thực tế cho thấy, khi doanh nghiệp đi vay ngân hàng và đƣa tài sản thế chấp là tài sản của doanh nghiệp hoặc tài sản của ngƣời thân nhƣ bố mẹ, anh chị em thì đó mới là vay thật. Những trƣờng hợp doanh nghiệp vay tiền mà tài
sản thế chấp là của một ngƣời khác, gọi là bên thứ ba, thì ngân hàng cần thận trọng. Khi đó, ngƣời có tài sản có nhu cầu vay vốn chỉ vài chục triệu đồng hoặc 100 - 200 triệu đồng, nhƣng không vay đƣợc ngân hàng, nên phải nhờ doanh nghiệp vay. Nhƣng doanh nghiệp thƣờng vay nhiều hơn, phần chênh lệch đó, họ giữ lại và đem cho vay với lãi suất cao. Nếu việc cho vay suôn sẻ thì họ có thể trả gốc và lãi cho ngân hàng, hƣởng phần chênh lệch, nhƣng khi doanh nghiệp không thể trả nợ ngân hàng, thì gánh nặng trả nợ sẽ đè lên ngƣời có nhà đất.
Vụ đòi nợ của Techcombank đối với một cá nhân (quận Thanh Xuân, Hà Nội), trong đó cá nhân này vay 410 triệu đồng thông qua 2 hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của một gia đình ở huyện Đan Phƣợng (Hà Nội). Khi ngƣời vay tiền không trả nợ, Ngân hàng đòi siết nhà thì gia đình có đất mới biết, cả gốc và lãi của khoản nợ là 510 triệu đồng. Trong khi theo gia đình này, họ chỉ cần vay 100 triệu đồng và thực tế chỉ nhận đƣợc 88 triệu đồng, sau khi đã trừ lãi và phí. Tuy nhiên, do hợp đồng thế chấp đúng là do gia đình này ký, đã đăng ký giao dịch bảo đảm, nên Tòa án tuyên Techcombank có quyền phát mại tài sản trong trƣờng hợp ngƣời đi vay không trả đƣợc nợ.
Seabank cho Công ty Hƣng Phát vay 5,7 tỷ đồng, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của 3 hộ gia đình. Sau khi Ngân hàng khởi kiện đòi nợ và giám định thì phát hiện chữ ký của một gia đình trên hợp đồng thế chấp là giả mạo. Một hộ gia đình khác thì đƣa ra chứng cứ về việc họ đã trả nợ 1,7 tỷ đồng, đƣợc Phó giám đốc Seabank Chi nhánh Ba Đình ký xác nhận, trong số 2,4 tỷ đồng mà gia đình họ đã bảo lãnh, trong khi Seabank cho biết, chứng từ tại Ngân hàng chỉ có 700 triệu đồng.
Khi cho vay có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu không thực hiện đầy đủ các quy định. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp vay ngân hàng thì có một số khoản vay phải đƣợc sự chấp thuận của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp hay quy định của Luật doanh nghiệp. Do đó ngân hàng cần phải kiểm tra xem có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hay không. Nếu ngân hàng không kiểm tra kỹ vấn đề này thì sẽ rất khó đòi đƣợc nợ. Hoặc ngân hàng cho vay hộ gia đình thì khi họ thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất phải có sự chấp thuận của tất cả các thành viên của hộ gia đình. Nhƣng có trƣờng hợp ngân hàng chỉ cần bố mẹ ký mà quên mất các con, dẫn đến hợp đồng thế chấp vô hiệu khi có thành viên của gia đình từ 16 tuổi trở lên không ký. Hợp đồng thế chấp vô hiệu thì chẳng khác nào ngân hàng cho vay tín chấp và rủi ro tín dụng tăng lên.
Quyền sử dụng đất là loại tài sản thế chấp phổ biến, nhƣng đã có trƣờng hợp ngân hàng khi nhận thế chấp chỉ định giá đất mà không định giá nhà, dẫn đến tranh chấp trong quá trình đòi nợ. Chƣa kể, khi ngƣời vay muốn tăng giá tài sản bảo đảm để có thể vay đƣợc nhiều hơn, cộng với nhân viên ngân hàng không làm đúng quy trình, quy định về thẩm định giá, dẫn đến khó thu hồi đủ khoản cho vay.
Trong những rủi ro khi nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì yếu tố quản trị rủi ro ngân hàng rất quan trọng. Những trƣờng hợp không đủ điều kiện xử lý tài sản bảo đảm thƣờng là do nhân viên ngân hàng không làm đúng quy trình, quy định. Khi nhận tài sản thế chấp từ bên thứ ba, ngân hàng cần cẩn thận hơn, kiểm tra lại đối với ngƣời có tài sản, nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc các trƣờng hợp giả mạo chữ ký, cũng hạn chế đƣợc rủi ro.[32]