Những yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Trang 29 - 31)

bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba

Áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại chịu sự qui định, ảnh hƣởng của nhiều yếu tố thuộc cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thƣợng tầng pháp lý. Cụ thể là các yếu tố sau:

Thứ nhất là chất lƣợng của các qui phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay

nói chung và thế chấp tài sản bên thứ ba nói riêng.

Qui phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản bên thứ ba nói riêng là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật trong trƣờng hợp này. Chất lƣợng của qui phạm pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với quan hệ bảo đảm tiền vay, không tạo nên sự khác biệt trong nhận thức nội dung, không đem lại khả năng xung đột pháp luật và những hệ lụy pháp lý phức tạp. Có hai loại qui phạm pháp luật có liên quan là quy phạm nội dung và qui phạm hình thức. Qui phạm pháp luật nội dung chỉ rõ đối tƣợng áp dụng, loại quan hệ đƣợc áp dụng, nghĩa là nó có vai trò tạo lập cơ sở cho phép tiến hành áp dụng pháp luật đƣợc hay không; chỉ rõ các quyết định có thể đƣợc ban hành trong quá trình áp dụng pháp luật. Qui phạm pháp luật hình thức hay qui phạm pháp luật thủ tục qui định cách thức tiến hành áp dụng pháp luật, các bƣớc hay các giai đoạn tiến hành áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba ở ngân hàng thƣơng mại có qui trình, thủ tục của nó. Pháp luật về vấn đề này càng phản ánh đầy đủ, khách

quan, hợp lí thì việc áp dụng pháp luật càng có chất lƣợng. Pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất. Điều này gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế, gây bất đồng quan điểm cho các bên trong quan hệ giao dịch bảo đảm và quan hệ tín dụng, thậm chí cách thức giải quyết tại các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng khác nhau.

Thứ hai là ý thức pháp luật của chủ thể thực hiện việc áp dụng pháp

luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba.

Đây là một trong những nhân tố quyết định đối với hiệu quả áp dụng pháp luật vấn đề này trên thực tế. Ý thức pháp luật của chủ thể bao gồm sự hiểu biết pháp luật, thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và bản lĩnh nghề nghiệp. Điều này thể hiện trong việc thụ lý hồ sơ, đánh giá đúng bản chất pháp lý của sự kiện, lựa chọn chính xác qui phạm để áp dụng, cũng nhƣ việc định chuẩn các quyền, nghĩa vụ pháp lý... để có thể đƣa ra quyết định đúng đắn, chính xác khi áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc.

Thứ ba là các điều kiện đảm bảo cần thiết cho qui trình áp dụng pháp

luậ bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba.

Việc áp dụng pháp luật sẽ không đạt đƣợc hiệu quả nếu thiếu đi các

đìều kiện đảm bảo cần thiết cho toàn bộ quá trình này. Đảm bảo đối với qui

trình áp dụng pháp luật bao gồm đảm bảo pháp lý, đảm bảo về vật chất, đảm bảo về chính trị - xã hội và đảm bảo về tƣ tƣởng. Nghị định 163 cho phép ngân hàng thƣơng mại quyền thu giữ đối với tài sản thế chấp của bên thứ ba nhƣng lại không quy định cụ thể trình tự và thủ tục. Thông tƣ số 16 quy định về việc ngân hàng thƣơng mại tiến hành thu giữ tài sản thế chấp của bên thứ ba với sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân và công an nhƣng vẫn chƣa cụ thể và rõ ràng. Điều này khiến cho thực tế thu giữ tài sản thế chấp bên thứ ba của ngân hàng thƣơng mại gặp nhiều khó khăn. Lợi ích của các bên tham gia vào quan

hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại, sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia cũng tác động rất lớn đến việc áp dụng pháp luật về vấn đề này.

Áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại là một hoạt động rất phức tạp. Để toà án cũng nhƣ các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan thì đòi hỏi thẩm phán cũng nhƣ cán bộ có thẩm quyền phải trau dồi chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Mặt khác việc áp dụng pháp luật về vấn đề này có tốt hay không phụ thuộc rất lớn ở bản thân các quy định pháp luật của nhà nƣớc về bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản bên thứ ba nói riêng. Do đó, pháp luật phải ngày càng phải hoàn thiện tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng để giải quyết loại tranh chấp này trong điều kiện nƣớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)