bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam
Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có quản lý rủi ro của tài sản bảo đảm
Là một cấu phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, các rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm (gồm rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản, rủi ro quản lý, rủi ro hƣ hỏng, giảm giá trị của tài sản bảo đảm) cần đƣợc nhận diện, đo lƣờng, giám sát và quản lý một cách chặt chẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể:
– Thực hiện chấm điểm tài sản bảo đảm để làm căn cứ nhận hay từ chối tài sản bảo đảm và quyết định tỷ lệ cấp tín dụng phù hợp trên giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng;
– Quy trình cho vay của ngân hàng thƣơng mại xác định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng phải yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm khi
thẩm định, xem xét việc cấp tín dụng và trong hồ sơ vay vốn phải có văn bản cung cấp thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
– Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng công tác định giá tài sản bảo đảm. Tùy theo đặc thù của từng ngân hàng thƣơng mại, tính chất của khoản vay, mức độ quan trọng và phức tạp của tài sản bảo đảm, các ngân hàng thƣơng mại có thể lựa chọn một trong ba hình thức tổ chức định giá phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình để tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc định giá. Việc định giá có thể do bộ phận tín dụng đảm nhiệm, áp dụng đối với các ngân hàng thƣơng mại chƣa có bộ phận định giá độc lập hoặc khoản vay nhỏ, tài sản bảo đảm có giá trị thấp và dễ dàng định giá, hệ thống thông tin sẵn có, cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định và xác định giá trị tài sản. Giao phòng định giá độc lập thực hiện, áp dụng đối với các ngân hàng thƣơng mại mà hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng lớn, khách hàng và khối lƣợng cho vay nhiều, thƣờng xuyên. Phòng định giá độc lập đặt tại hội sở chính, có thể nằm trong bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và quan hệ khách hàng. Thuê định giá từ các tổ chức bên ngoài khi khối lƣợng hợp đồng cho vay nhiều, không đủ số lƣợng cán bộ định giá hoặc tài sản định giá có giá trị quá lớn và phức tạp.
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại một trong các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản. Ngay khi nhận thế chấp tài sản, các ngân hàng thƣơng mại cần thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm và Thông tƣ số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phƣơng
thức trực tiếp, bƣu điện, fax, thƣ điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tƣ pháp.
Tăng cường vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải thực hiện cả định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung và nhận thế chấp, xử lý tài sản bảo đảm nói riêng. Việc kiểm tra, kiểm soát rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm cần đƣợc thực hiện trên hai khía cạnh.
Thứ nhất là kiểm soát tổng thể danh mục tài sản bảo đảm : phân tích tổng thể danh mục tài sản bảo đảm nhằm nhận diện cơ cấu tập trung tài sản bảo đảm, mức độ rủi ro của từng loại tài sản, đồng thời đánh giá chất lƣợng của danh mục tài sản bảo đảm một cách định kỳ, thƣờng xuyên để có thể đƣa ra những biện pháp phòng tránh kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đối với giá trị danh mục tài sản bảo đảm do sự thay đổi bất lợi của môi trƣờng (pháp luật, kinh tế, công nghệ, xã hội…).
Ngoài ra, các ngân hàng thƣơng mại cũng cần phải rà soát hệ thống chấm điểm tài sản bảo đảm, cần duy trì một quy trình rà soát toàn diện, phối hợp độc lập để đảm bảo rằng việc chấm điểm là chính xác và hệ thống chấm điểm hoạt động nhƣ kỳ vọng. Việc rà soát bao gồm các nội dung chính nhƣ: thiết kế tiêu chí, kiểm tra tính chính xác của mọi hạng mục rủi ro, phát triển mô hình…
Thứ hai, kiểm soát tài sản bảo đảm đối với từng khoản vay cụ thể cần thực hiện một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động và giải pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, cần thƣờng
xuyên kiểm tra, đối chiếu khoản mục tài sản bảo đảm đƣợc ghi nhận trên tài khoản ngoại bảng với hợp đồng bảo đảm, tình trạng lƣu giữ hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm hoặc thực hiện tái định giá tài sản bảo đảm theo định kỳ, tốt nhất là khoảng thời gian 03 tháng/lần hoặc tối thiểu 06 tháng/lần.
Việc giám sát hành vi của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng thƣơng mại cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng thƣơng mại đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản bảo đảm lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng hay hƣớng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ khi khách hàng chƣa đủ điều kiện vay, thậm chí yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình trong các phán quyết tín dụng. Do đó, cần phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi cán bộ tín dụng móc ngoặc với khách hàng.
Chính bởi những lý do nhƣ trên nên nhất thiết phải tổ chức lại hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ theo mô hình hệ thống kiểm tra nội bộ trực thuộc hội sở chính, độc lập hoàn toàn với các chi nhánh nhằm đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, phát huy hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ. Để thuận tiện cho hoạt động kiểm tra và theo dõi, có thể đặt văn phòng của hệ thống kiểm tra nội bộ tại các cụm, miền trong cả nƣớc.
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thƣơng mại, việc tăng cƣờng quản lý và đào tạo lại nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài. Hàng năm, các ngân hàng thƣơng mại cần xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trƣớc hết vào các nội dung chủ yếu nhƣ nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, khung pháp lý về
giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm… Song song với đó là chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh tổ chức tín dụng nƣớc ngoài thâm nhập và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng thƣơng mại cần xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên, phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận để có thể thu hút và giữ chân những cán bộ tác nghiệp, cán bộ quản lý có năng lực.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp liên thông giữa các ngân hàng thƣơng mại với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ hệ thống các cơ quan tƣ pháp không chỉ trong hoạt động tƣ vấn, phối hợp xử lý vụ việc mà còn hỗ trợ đào tạo thông qua việc thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích, kiểm soát rủi ro và công tác xử lý tài sản bảo đảm cho cán bộ. [43]
Tăng cƣờng sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan tƣ pháp, đặc biệt là cơ quan thi hành án trong công tác xử lý tài sản bảo đảm.
Việc nêu và phân tích những bất cập, vƣớng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam chủ yếu đƣợc rút ra qua quá trình tìm hiểu, tham khảo thực tiễn hoạt động này của tác giả tại một số ngân hàng thƣơng mại trong thời gian ngắn, do vậy, không thể bao quát hết mọi vấn đề. Tuy nhiên, ở góc độ hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, tác giả vẫn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể về vấn đề đang nghiên cứu gắn liền với tình hình kinh tế của đất nƣớc hiện tại, trong điều kiện giao lƣu thƣơng mại mở rộng không ngừng, đặt trong tổng thể chiến lƣợc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để tạo ra sự kết nối, tránh mâu thuẫn, chồng chéo và dự liệu các vấn đề sắp phát sinh trong tƣơng lai.
KẾT LUẬN
Bảo đảm tiền vay luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng ở trong mọi thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Thực tiến đã chứng minh bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba đóng góp một phần không nhỏ đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM, nhu cầu vay vốn của thị trƣờng và sự phát triển của nền kinh tế-xã hội.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung trong Bộ luật dân sự 2005, Luật tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163, Thông tƣ 16/2014/NĐ-CP về xử lý tài sản bảo đảm, Quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng, ngân hàng thƣơng mại…Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba hoàn toàn có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện trên thực tiến. Pháp luật về vấn đề này đƣợc quy định khá đầy đủ mặc dù còn tản mạn và tất nhiên chƣa thể hoàn chỉnh.
Thông qua thực tiến áp dụng pháp luật của hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc, nêu lên các vƣớng mắc, bất cập, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại đó. Tài sản thế chấp mà bên thứ ba thƣờng dùng nhất để bảo đảm tiền vay chính là bất dộng sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng. Luật đất đai 2003 điều chỉnh về vấn đề này theo tinh thần của Bộ luật dân sự 1995, khi mà Bộ luật dân sự 2005 chƣa đƣợc ban hành có hiệu lực. Theo đó, việc bên thứ ba thế chấp tài sản của
mình để bảo đảm nghĩa vụ cho ngƣời khác đƣợc hiểu là bảo lãnh bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba. Đến khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời thì khái niệm bảo lãnh bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba không còn tồn tại nữa mà chuyển thành thế chấp tài sản của bên thứ ba để phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật đất đai 2003 không thể theo kịp tinh thần đó của Bộ luật dân sự 2005 bởi Bộ luật dân sự 2005 đƣợc ban hành sau đó. Tuy nhiên, các văn bản dƣới luật về vấn đề này đƣợc ban hành sau thời điểm Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực đã tiếp thu đấy đủ tinh thần này. Luật đất đai 2013 mới đƣợc ban hành và có hiệu lực thi hành một thời gian ngắn cũng thay đổi theo hƣớng phù hợp với Bộ luật dân sự 2005, bỏ đi khái niệm bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, bổ sung mới đây nhất đã chuyển thế chấp thành vật quyền bảo đảm, tiếp tục khẳng định biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản của bên thứ ba. Vấn đề đặt ra ở đây là các chủ thể khi áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba đã không nắm bắt kịp sự thay đổi này, không hiểu rõ các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này. Vì vậy, các tranh chấp về hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, các bản án của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm giải quyết các tranh chấp này trong thời gian gần đây đã tạo ra nhiều tranh cãi và trở thành đề tài nóng của xã hội. Để tạo ra cách hiểu và vận dụng một cách thống nhất pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, tác giả đã mạnh dạn nêu lên quan điểm của mình, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
Với điều kiện của một ngƣời ít có kinh nghiệm thực tiến về vấn đề bảo đảm tiền vay nói chung và bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ
ba nói riêng, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các thầy cô và bạn bè để việc nghiên cứu đề tài đƣợc hoàn thiện hơn, đóng góp thiết thực vào việc hoàn thiện pháp luật và hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba ở ngân hàng thƣơng mại.