Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Đề Thi Tập Huấn THPT Môn Sinh Học (Trang 47 - 48)

Câu 15: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã ?

(1) Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. (2) Ở sinh vật nhân sơ, chiều dài của phân tử mARN bằng chiều dài đoạn mã hoá của gen.

(3) Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành mới được làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

(4) Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn: hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

(5) Mỗi phân tử mARN của sinh vật nhân sơ chỉ mang thông tin mã hóa một loại chuỗi pôlipeptit xác định.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 5.

Câu 16: Khi lai hai giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1

lai với bí quả tròn, ở thế hệ sau thu được 176 bí quả tròn, 132 bí quả dẹt và 44 bí quả dài. Khi cho F1 lai với nhau, theo lí thuyết trong số bí xuất hiện ở F2 thì số bí quả tròn dị hợp chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu ?

A. 1. . 4 B. 2 . 3 C. 1 . 3 D. 3 . 8

Câu 17: Gen B trội hoàn toàn so với gen b . Biết rằng không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây cho tỉ

lệ kiểu gen là 1 : 1 ?

A. BB x bb B. BB x BB C. Bb x Bb D. Bb x bb

Câu 18: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở là

Câu 19: Đặc điểm nào không đúng đối với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực ? A. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản.

B. Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào.

C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung.

D. Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc tái bản hình chữ Y.

Câu 20: Khi nói về vai trò của thể truyền trong kĩ thuật chuyển gen vào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây

đúng ?

A. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không thể vào được trong tế bào nhận.

B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được phân chia đồng đều về các tế bào con trong quá trình phân chia. trình phân chia.

C. Nhờ có thể truyền mà gen cần chuyển được nhân lên và tạo nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.

D. Nếu không có thể truyền thì tế bào nhận không thể phân chia (sinh sản) được.

Câu 21: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.

B. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp alen.

C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.

D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền ?

A. Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin.

B. Mã đi được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

C. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba đều mã hóa axit amin.

D. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

Câu 23: Ở ruồi giấm, khi cho cá thể mắt đỏ, cánh nguyên thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng, cánh

xẻ thu được F1 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2 gồm: 279 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên; 58 ruồi mắt trắng, cánh xẻ; 24 ruồi mắt trắng, cánh nguyên; 24 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và ở F2 có một số hợp tử quy định ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Số ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ bị chết là

A. 19. B. 77. C. 24. D. 48.

Câu 24: Quá trình dịch mã dừng lại

A. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.

B. khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN.

C. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' trên mARN.

D. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.

Câu 25: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂Aa x ♀Aa . Giả sử trong quá trình giảm phân của

cơ thể đực, có x% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen thuộc dạng 2n+1 chiếm tỉ lệ 10%. Tính theo lí thuyết, x% bằng

A. 10%. B. 30%. C. 15%. D. 20%.

Câu 26: Thành phần axit amin trong chuỗi hemoglobin của người và tinh tinh giống nhau. Bằng chứng nào

sau đây chứng tỏ người và tinh tinh có chung nguồn gốc ?

A. Bằng chứng địa lí sinh học. B. Bằng chứng phôi sinh học.

Một phần của tài liệu Đề Thi Tập Huấn THPT Môn Sinh Học (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)