Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền ? A. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba đều mã hóa axit amin.
B. Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. Mã đi được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
Câu 5: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. biến động di truyền. B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. thoái hoá giống. D. di - nhập gen.
Câu 6: Một đột biến gen làm mất 3 cặp nuclêôtit ở vị trí số 5, 10 và 31. Cho rằng đột biến không hình thành
bộ ba kết thúc, bộ ba mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại axit amin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc. Hậu quả của đột biến trên là
A. mất 1 axit amin và làm thay đổi 9 axit amin đầu tiên của chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh.
B. mất 1 axit amin và làm thay đổi 10 axit amin đầu tiên của chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh.
C. mất 1 axit amin và làm thay đổi 9 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất của chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh. chỉnh.
D. mất 1 axit amin và làm thay đổi 10 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất của chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh. chỉnh.
Câu 7: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở là
A. loài. B. cá thể. C. quần thể. D. nòi.
Câu 8: Đặc điểm nào không đúng đối với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực ? A. Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào.
B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung.