Tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY HẾT

Một phần của tài liệu Đề Thi Tập Huấn THPT Môn Sinh Học (Trang 93 - 94)

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH

ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA Môn: Sinh học lớp 12 Môn: Sinh học lớp 12

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (40 câu trắc nghiệm)

Mã đề: 524

Họ, tên thí sinh:... SBD: ...

Câu 1: Ở ruồi giấm, khi cho cá thể mắt đỏ, cánh nguyên thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng, cánh

xẻ thu được F1 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2 gồm: 279 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên; 58 ruồi mắt trắng, cánh xẻ; 24 ruồi mắt trắng, cánh nguyên; 24 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và ở F2 có một số hợp tử quy định ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Số ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ bị chết là

A. 19. B. 77. C. 48. D. 24.

Câu 2: Trong một quần thể ngẫu phối cân bằng di truyền, xét hai gen trên NST thường không cùng nhóm

gen liên kết. Gen thứ nhất có tần số alen trội bằng 0,7. Gen thứ hai có tần số alen lặn bằng 0,5. Biết rằng mỗi gen đều có hai alen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể mang hai cặp gen dị hợp là

A. 21%. B. 68,25%. C. 42%. D. 50%.

Câu 3: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂Aa x ♀Aa . Cơ thể đực tạo ra giao tử mang gen A với

sức sống bằng 50%, giao tử mang gen a với sức sống bằng 80%; cơ thể cái tạo ra giao tử mang gen A có sức sống bằng 100%, giao tử mang gen a với sức sống bằng 50%; sức sống của hợp tử mang kiểu gen đồng hợp gấp hai lần sức sống của hợp tử mang kiểu gen dị hợp và không có đột biến xảy ra. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể mang tính trạng trội ở thế hệ F1, các cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 2141. B. 41. B. 20 57. C. 21 57. D. 20 41.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã ?

(1) Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. (2) Ở sinh vật nhân sơ, chiều dài của phân tử mARN bằng chiều dài đoạn mã hoá của gen.

(3) Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành mới được làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

(4) Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn: hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

(5) Mỗi phân tử mARN của sinh vật nhân sơ chỉ mang thông tin mã hóa một loại chuỗi pôlipeptit xác định.

A. 3. B. 5. C. 4. D. 1.

Câu 5: Khi lai hai giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai

với bí quả tròn, ở thế hệ sau thu được 176 bí quả tròn, 132 bí quả dẹt và 44 bí quả dài. Khi cho F1 lai với nhau, theo lí thuyết trong số bí xuất hiện ở F2 thì số bí quả tròn dị hợp chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu ?

A. 2. . 3 B. 1 . 3 C. 3 . 8 D. 1 . 4

Câu 6: Khi có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit của cặp nhiễm sắc thể

tương đồng thì có thể tạo ra biến đổi nào sau đây ?

A. Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn. B. Đột biến mất đoạn.

Một phần của tài liệu Đề Thi Tập Huấn THPT Môn Sinh Học (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)