Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi.

Một phần của tài liệu Đề Thi Tập Huấn THPT Môn Sinh Học (Trang 54 - 55)

D. Ở mạch khuôn 3’→ 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.

Câu 9: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb lần lượt quy định hai cặp tính trạng màu sắc hoa và

được F1 có 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với nhau thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Cho các nhận xét sau:

(1). Nếu hoán vị gen xảy ra ở một bên F1 thì F2 có 7 kiểu gen.

(2). Ở F2 luôn có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn. (3). F2 luôn có 16 kiểu tổ hợp giao tử.

(4). Ở thế hệ F1, nếu hoán vị gen chỉ xảy ở cơ thể đực thì tần số hoán vị gen ở cơ thể cái là 18%. Có bao nhiêu nhận xét đúng ?

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 10: Xét cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường. Tỉ lệ giao tử Ab là

A. 12,5%. B. 50%. C. 75%. D. 25%.

Câu 11: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hoa

trắng. Xét phép lai P: ♂Aa x ♀Aa . Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong thụ tinh đã thu được thế hệ F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình: 84% cây hoa đỏ : 16% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, xảy ra đột biến trong giảm phân ở cả hai giới với tần số ngang nhau. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế hệ F1, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 16%. B. 24%. C. 50%. D. 48%.

Câu 12: Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN chứa hoàn toàn N14 ?

A. 14. B. 12. C. 16. D. 10.

Câu 13: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, cây tứ bội

giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai: (1) AAAa x AAAa (2) Aaaa x Aaaa (3) AAaa x AAAa

(4) AAaa x Aaaa (5) AAAa x aaaa (6) Aaaa x Aa

Theo lý thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 3 quả đỏ : 1 quả vàng là

A. (1), (2). B. (3), (4). C. (5), (6). D. (2), (6).

Câu 14: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở

A. điểm khởi sự nhân đôi. B. đầu mút NST.

C. tâm động. D. eo thứ cấp.

Câu 15: Khi lai hai giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1

lai với bí quả tròn, ở thế hệ sau thu được 176 bí quả tròn, 132 bí quả dẹt và 44 bí quả dài. Khi cho F1 lai với nhau, theo lí thuyết trong số bí quả tròn xuất hiện ở F2 thì số bí quả tròn thuần chủng chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu ? A. 1 . 4 B. 2 . 3 C. 1 . 3 D. 3 . 8

Câu 16: Gen B trội hoàn toàn so với gen b. Biết rằng không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây cho tỉ

lệ kiểu gen là 1 : 2 : 1 ?

A. Bb x Bb B. Bb x bb C. BB x bb D. BB x Bb

Câu 17: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội-

lặn hoàn toàn là A > a > a1. Trong đó alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa vàng, alen a1 quy định hoa trắng. Khi cho thể tứ bội có kiểu gen AAaa1 tự thụ phấn thu được F1. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết ở đời con trong số những cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?

A. 1 . . 31 B. 1 . 27 C. 1 . 35 D. 1 . 36

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thường biến ?

A. Thường biến liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen, nên không di truyền.

B. Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen.

C. Thường biến xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.

D. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

Câu 19: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội. nhận là giả thuyết siêu trội.

B. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.

C. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai. nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.

Một phần của tài liệu Đề Thi Tập Huấn THPT Môn Sinh Học (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)