Câu 22: Ở một loài động vật, 3 tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBD
bd thực hiện quá trình giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, số loại trứng tối đa được tạo ra từ quá trình trên là
A. 3. B. 2. C. 12. D. 6.
Câu 23: Ở cây rau mác, hình dạng lá ở trên cạn có hình lưỡi mác, ở dưới nước có hình bản dài. Đặc điểm
này của cây rau mác là kết quả của hiện tượng
A. đột biến gen. B. biến dị cá thể. C. thường biến. D. biến dị tổ hợp.
Câu 24: Trong quần thể của một loài thực vật phát sinh một đột biến gen lặn. Cá thể mang đột biến gen lặn
này có kiểu gen dị hợp. Trường hợp nào sau đây có thể đột biến sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể ?
A. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
C. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
D. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
Câu 25: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli, khi môi trường có lactôzơ thì A. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
B. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.
C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.
D. ARN pôlimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 26: Ở động vật có vú, cơ thể cái bình thường có cặp NST giới tính là
A. XY. B. OY. C. XX. D. XXX.
Câu 27: Ở một loài thực vật, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Cho
cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân cao thuần chủng. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao dị hợp ở F2 là
A. 1. . 8 B. 2 . 3 C. 1 . 3 D. 1 . 4
Câu 28: Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần nhân đôi, trong tổng số các mạch pôlinuclêôtit của các vi khuẩn E. coli, tỉ lệ mạch pôlinuclêôtit chứa N15 là
A. 1 . . 32 B. 2 . 32 C. 31 . 32 D. 10 . 64
Câu 29: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂Aa x ♀Aa . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ
thể đực, có x% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen thuộc dạng 2n+1 chiếm tỉ lệ 10%. Tính theo lí thuyết, x% bằng
A. 30%. B. 15%. C. 20%. D. 10%.
Câu 30: Đặc điểm nào không đúng đối với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực ? A. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản.
B. Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc tái bản hình chữ Y.
C. Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào.
Câu 31: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội –
lặn hoàn toàn là A > a > a1. Trong đó alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa vàng, alen a1 quy định hoa trắng. Khi cho thể tứ bội có kiểu gen AAaa1 tự thụ phấn thu được F1. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 31 cây hoa đỏ : 4 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng.
B. 27 cây hoa đỏ : 8 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng.
C. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 32: Các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể A. tạo thành đơn vị di truyền.
B. luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình di truyền.
C. tạo thành một nhóm gen liên kết.
D. tạo thành bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Câu 33: Theo học thuyết tiến hóa Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. sự không đồng nhất của điều kiện môi trường.
B. sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài.
C. nhu cầu, thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người.
D. đấu tranh sinh tồn.
Câu 34: Trong một quần thể ngẫu phối cân bằng di truyền, xét hai gen trên NST thường không cùng nhóm
gen liên kết. Gen thứ nhất có tần số alen trội bằng 0,7. Gen thứ hai có tần số alen lặn bằng 0,5. Biết rằng mỗi gen đều có hai alen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể mang hai cặp gen dị hợp là
A. 21%. B. 68,25%. C. 42%. D. 50%.
Câu 35: Thể đa bội thường gặp ở
A. động vật bậc cao. B. thực vật.
C. vi sinh vật. D. thực vật và động vật.
Câu 36: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen ? A. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
B. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
D. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
Câu 37: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
B. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
C. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
D. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp alen.
Câu 38: Quá trình dịch mã dừng lại
A. khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN.
B. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.
C. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' trên mARN.
D. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.
Câu 39: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài, alen
B quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua, alen D quy định quả chín sớm là trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chín muộn. Cho cây quả tròn, ngọt, chín sớm (P) tự thụ được F1 gồm 585 cây quả tròn, ngọt, chín sớm; 196 cây quả tròn, chua, chín muộn; 195 cây quả dài, ngọt, chín sớm; 65 cây quả dài, chua, chín muộn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, kiểu gen nào sau đây phù hợp với cây ở P ? A. BD Aa bd . B. Bd Aa bD. C. AD Bb ad . D. Ad Bb aD.
Câu 40: Khi có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit của cặp nhiễm sắc
thể tương đồng thì có thể tạo ra biến đổi nào sau đây ?
A. Đột biến mất đoạn. B. Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn.