Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Mỹ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 35 - 44)

Sự hưng thịnh của hệ tư tưởng chính trị tiến bộ thế kỷ XVIII không chỉ có ở châu Âu. Tư tưởng nhà nước pháp quyền tiến bộ cách mạng đã được truyền bá sang cả các thuộc địa Anh, những thuộc địa được thiết lập vào các thế kỷ XVII – XVIII ở bên bờ Đại Tây Dương của Bắc Mỹ. Cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt ở Mỹ vào thời kỳ chiến tranh giành độc lập được phản ánh trong tư tưởng của hai khuynh hướng tư tưởng chính. Tư tưởng nhà nước pháp quyền tiến bộ của phái dân chủ cách mạng tiểu tư sản do T. Jefferson thể hiện. Họ đại diện cho đông đảo những người sản xuất nhỏ và là những nhà tư tưởng của bộ phận tư sản Mỹ cấp tiến nhất. Khuynh hướng thứ hai là tư tưởng chính trị đại tư sản và chủ đồn điền - chủ nô nhằm chống lại nhân dân mà đại diện là Hamilton. Giữa hai khuynh hướng này bùng lên cuộc đấu tranh về chế độ nhà nước ở Mỹ và Hiến pháp năm 1787. Vì vậy, nhắc tới tư tưởng nhà nước pháp quyền Mỹ cần phải nói tới T. Jefferson, A. Hamilton và một số nhà tư tưởng tiêu biểu khác như James Madison…

1.3.3.1. Tư tưởng nhà nước pháp quyền của T. Jefferson

T. Jefferson (1743 – 1826) được coi là nhà tư tưởng và nhà hoạt động chính trị vĩ đại nhất, nổi bật nhất trong lịch sử đấu tranh chống giải phóng của nhân dân Mỹ. Ông là tác giả của văn kiện cách mạng vĩ đại nhất thời kỳ đó là

Dựa trên cơ sở của thuyết khế ước xã hội và các quyền tự nhiên không thể tách rời của con người, T. Jefferson phê phán hình thức nhà nước quân

chủ và bảo vệ tư tưởng chủ quyền nhân dân. Trong tác phẩm “Khái quát

chung về các quyền của nước Mỹ thuộc Anh”, khi xem xét tương quan giữa

quyền lực nhà vua và chủ quyền nhân dân, ông đã viết:“nhà vua chính là ông

quan chính của nhân dân, được bổ nhiệm làm chuyển động bộ máy nhà nước khổng lồ tồn tại vì hạnh phúc của nhân dân, và bởi vậy vua được đặt dưới sự kiểm tra của nhân dân”. [3, tr. 493].

Nhà nước, và nói chung các tổ chức chính trị, theo ý T. Jefferson là phải đảm bảo tự do và hạnh phúc cho mọi con người. Bởi vậy trong trường hợp lạm quyền hay bạo lực từ phía chính quyền nhà nước theo đuổi mục đích áp bức con người bằng nền chuyên chế, thì không chỉ bằng quyền, mà còn là trách nhiệm tự nhiên của nhân dân phải lật đổ chính quyền nhà nước đó. Đó là quan điểm của T. Jefferson về tính hợp pháp của cách mạng được

thể thể hiện trong “Tuyên ngôn Độc lập Mỹ”. Những quan điểm này phản

ánh mối quan tâm và lợi ích của các tầng lớp dân chủ trong nhân dân Mỹ đối với việc thiết lập những thể chế nhà nước mới. Ông cho rằng, tư tưởng chủ quyền nhân dân không thể tách rời việc nhân dân làm cách mạng trong tuyên ngôn, dù cho nó được hiểu một cách hình thức thế nào đi nữa và sẽ tiếp tục đóng vai trò tiến bộ.

Phản ánh những lợi ích của người sản xuất nhỏ, T. Jefferson phản đối nền quân chủ lập hiến theo quan điểm của Hamiltơn và chủ trương xây dựng nền cộng hòa dân chủ nhân dân, trong đó nhân dân sẽ tham gia vào việc điều hành các công việc nhà nước thông qua các đại diện của mình. Mọi quan chức được bầu ra với nhiệm kỳ hạn chế và bị nhân dân kiểm tra.

Ông chỉ ra cái hại của Montesquieu trong sự ưu ái đối với nền quân chủ, đặc biệt là quân chủ Anh, và phê phán kịch liệt quan điểm của Mongtesquieu cho rằng bản chất nền cộng hòa đòi hỏi phải có lãnh thổ nhỏ.

Dựa vào kinh nghiệm tồn tại nền cộng hòa ở Mỹ và Pháp, ông chứng minh cho thấy sự hiện diện của lãnh thổ rộng thúc đẩy sự phát triển của cộng hòa. Đồng thời ông chống lại sự tập trung và hạn chế chủ quyền của các bang. Điều này được giải thích rằng vào thời kỳ chiến tranh giành độc lập ở các bang đã thông qua các hiến pháp củng cố các quyền dân chủ và tự do. Bởi vậy, tư tưởng đảm bảo các quyền nhân dân được tuyên bố trong các hiến pháp đó. T. Jefferson đòi hỏi trao những quyền thực tế cho nhân dân tham gia vào đời sống chính trị đất nước. Ông chống lại việc để bọn nhà giàu điều khiển đất nước. Quan điểm này của T.Jefferson gắn liền với cách nhìn nhận của ông về sở hữu và sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông chống lại những thái cực dẫn tới chế độ tư hữu. Song ông không đề nghị thủ tiêu chế độ tư bản, ông khao khát hạn chế những bất hạnh mà chủ nghĩa tư bản gây ra cho người lao động bằng con đường củng cố nền kinh tế trang trại nhỏ và bảo vệ người sản xuất nhỏ trước nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, giải phóng kinh tế nhỏ khỏi các loại thuế…

T. Jefferson phê phán sâu sắc Hiến pháp năm 1787 có nhiều nét phản dân chủ: không có quyền tự do ngôn luận, báo chí v.v… Theo sáng kiến của ông và những người khác mà Hiến pháp năm 1787 đã được bổ sung thêm 10 điểm có hiệu lực vào năm 1791 trong đó tuyên bố một số quyền và tự do dân chủ tư sản. T. Jefferson là một người tượng trưng một cách thích hợp của cách mạng Mỹ. Lý tưởng của ông có tính chất hết sức cách mạng, nhằm mục đích hướng chính phủ, chế độ và pháp luật phải tôn trọng con người. Về mối quan

hệ giữa chính phủ và nhân dân, ông viết “Nếu có một lúc xảy ra rằng dân

chúng trở nên lơ đãng đối với việc nước thì bạn và tôi, và Quốc hội và những hội đồng, những vị thẩm phán, những vị thống đốc, chúng ta tất cả sẽ trở thành những con chó sói”.

“Có một vài hình thức chính phủ được tổ chức hoàn hảo hơn những chính phủ khác để bảo vệ cá nhân trong sự sử dụng tự do những hình thức

chính phủ này được gìn giữ kỹ càng hơn chống lại tất cả những sự thoái hóa. Tuy nhiên, kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng, ngay dưới thời chế độ đẹp đẽ nhất, những kẻ nắm quyền hành trong tay, sau một thời gian và do sự tiến triển chậm chạp đã trở thành những kẻ chuyên chế”.

T. Jefferson cho rằng nhà nước muốn đảm bảo dân chủ thì trước hết

nhà nước đó phải phân quyền. “Sự tập trung quyền lực vào tay của chỉ một

người hoặc chỉ một lực lượng chính là định nghĩa chính xác về một chính quyền chuyên chế độc đoán… Chính quyền mà chúng ta đấu tranh để có được là một chính quyền không chỉ có nền tảng là các nguyên tắc tự do mà cũng là một chính quyền trong đó các quyền lực của nó được phân chia và cân bằng giữa các thẩm quyền cơ quan… sao cho không ai có thể vượt quá các giới hạn pháp lý của mình mà không bị kiểm soát và kiềm chế một cách hữu hiệu bởi những người khác… Vì lý do này… các bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp phải hoạt động và có các chức năng riêng rẽ, sao cho không ai có thể cùng một lúc sử dụng các quyền lực của hai bộ máy trở lên” [3, tr. 495].

Theo T. Jefferson, sự phân quyền không chỉ được thực hiện theo chiều ngang mà còn thực hiện theo chiều dọc. Đó là sự phân quyền giữa nhà nước liên bang với các bang thành viên và với chính quyền địa phương. Trong thư T.Jefferson gửi một người cùng thời ông là Samuel Kercheval, ông viết

“Chúng ta cần phải… đưa chính quyền chúng ta trở thành một bộ máy gồm (1) một nền đại cộng hòa liên bang, để giải quyết các vấn đề đối ngoại và các vấn đề cấp liên bang; (2) một chính quyền bang, để giải quyết những gỡ gắn trực tiếp đến các công dân của chính chúng ta; (3) các nền cộng hòa cấp địa hạt, để chịu trách nhiệm về và giải quyết các vấn đề của các khu dân cư; (4) các nền cộng hòa cấp tiểu khu để giải quyết các vấn đề tuy nhỏ nhưng lại rất nhiều và thu hút quan tâm của người dân trong tiểu khu đó. Như thế, trong chính quyền - cũng như trong bất cứ lĩnh vực nào khác của cuộc sống - chỉ

cần phân chia và phân nhánh trách nhiệm thì mọi vấn đề, dù lớn dù nhỏ, đều có thể được giải quyết một cách hoàn hảo”.[3, tr. 495 - 496].

Nội dung tư tưởng của T. Jefferson là tư tưởng tiến bộ về một nhà nước pháp quyền, nhà nước cộng hòa do nhân dân làm chủ, được phân quyền cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Những tư tưởng này góp phần rất lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ. Với những nội dung tiến bộ tư tưởng của T. Jefferson có ảnh hưởng rất nhiều trong tổ chức và hoạt động của chính quyền Mỹ và thế giới.

1.3.3.2. Tư tưởng nhà nước pháp quyền của A. Hamilton (1755 – 1804)

Ông là một chính trị gia nổi tiếng. Năm 1774, mặc dù vẫn còn trẻ nhưng ông đã công bố một loạt các bài báo khoa học có tính chất chính trị, được rất nhiều nhiều người kính trọng và vị nể. Những tư tưởng mang tính

pháp quyền của ông để lại chủ yếu trong tác phẩm Những Luận cương Liên

bang (The Federalist Papers) hay còn được dịch là “Các bài viết chủ trương chế độ liên bang” là tập hợp 85 bài viết của ông cùng với James Madison

(1751 – 1836) và John Jay (1745 – 1829) đăng trên một số báo xuất bản tại tiểu bang New York, Hoa Kỳ từ tháng 10/1787 đến tháng 5/1788, nhằm kêu gọi công chúng ủng hộ Dự thảo Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1787.

Hamilton chủ trương xây dựng một ngành hành pháp mạnh trong chính phủ liên bang. Phân chia quyền lực, nhưng không như Rousseau, ông cho rằng ba cánh quyền lực phải tuyệt đối cân bằng không cho phép cánh quyền

lực lập pháp đứng trên hiến pháp. Ông viết “Những nguyên tắc dân chủ đó

giúp cho ta nhận thấy cần phải phân biệt các ngành quyền và giúp ta làm thế nào để các ngành hoàn toàn độc lập với nhau. Phân biệt ngành hành pháp và tư pháp để làm gì, nếu trong khi đã được phân định rồi mà hành pháp, tư pháp vẫn phụ thuộc vào ngành lập pháp…?”[3, tr. 523]

Ngay từ khi thành lập ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hamilton đã cho

các ngành quyền đều phải nhận thấy rằng, trong một chính phủ mà các ngành quyền được phân định rõ ràng, ngành tư pháp, do bản tính và nhiệm vụ của nó, lúc nào cũng là ngành quyền ít nguy hiểm hơn cả đối với các quyền tự do ghi trong hiến pháp, bởi vì ngành này có ít khả năng nhất để ngăn cản hoặc xâm phạm tới các quyền tự do hiến pháp đó. Ngành hành pháp không những có quyền phân phối các vinh dự mà lại có quyền sử dụng võ lực. Ngành lập pháp không những kiểm soát tài chính mà còn có quyền quy định các luật lệ chi phối sự sinh hoạt của công dân. Ngành tư pháp, trái lại, không có quyền sử dụng võ lực hoặc quyền kiểm soát tài chính, không có quyền chi phối tài sản lẫn sức mạnh của xã hội, và cũng không có quyền quyết định tích cực nào cả. Có thể nói rằng, ngành tư pháp vừa không có lực lượng lại không có ý chí, mà chỉ có trí phán đoán mà thôi, và cần phải dựa vào sự trợ tá của ngành hành pháp mới có thể thi hành được quyết định trí phán đoán của mình” [3, tr. 524].

Nhận xét giản dị đó đưa chúng ta tới một kết luận quan trọng, chứng tỏ rõ ràng rằng, ngành tư pháp nếu đem so sánh với các ngành quyền khác là ngành mềm yếu nhất trong ba ngành quyền, rằng ngành tư pháp không thể xâm lăng phạm vi quyền hạn cảu hai ngành lập pháp và hành pháp, và chúng ta cần phải làm hết cách để giúp cho ngành tư pháp chống đỡ những sự xâm phạm của hai ngành quyền kia. Nhận xét đó cũng lại chứng tỏ rằng tuy trong vài trường hợp cá nhân, ngành tư pháp có thể uy hiếp tư nhân qua các pháp viện, nhưng những quyền tự do của cá nhân sẽ không bao giờ bị ngành tư pháp xâm phạm tới được. Cố nhiên là muốn như vậy thì ngành tư pháp cần phải hoàn toàn tách biệt khỏi ngành lập pháp và hành pháp…

Cuối cùng nhận xét đó chứng tỏ rằng các quyền tự do không sợ bị ngành tư pháp xâm phạm, nhưng trái lại sẽ làm suy yếu nếu ngành tư pháp liên kết với cùng một trong hai ngành hành pháp hoặc lập pháp…

Trong tất cả các yếu tố khiến cho ngành tư pháp có thể duy trì được độc lấp và cương quyết của mình, nhiệm vụ thường trực của các vị thẩm phán là yếu tố quan trong nhất, và chúng ta có thể coi yếu tố đó là một thành trì để bảo vệ công lý và an ninh cho công chúng vậy [3, tr. 524 - 525].

Tóm lại, có thể nói Hamilton là một trong những người đi tiên phong trong việc khẳng định tính độc lập của tòa án. Đây là một đặc trưng của nhà nước pháp quyền.

1.3.3.3. Tư tưởng nhà nước pháp quyền của James Madison (1751 – 1836)

Năm 1787, Madison được chọn làm đại diện cho bang Virginia tham dự Hội nghị Lập hiến của Quốc hội bang. Mặc dù là đại biểu trẻ nhất trong đại diện các tiểu bang, nhưng ông lại có vai trò rất quan trọng trong các cuộc tranh luận của Hội nghị Lập hiến.

Về phân quyền để kiểm soát lẫn nhau và giữ sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực, ông cho rằng “Muốn lập được một căn bản vững chắc cho sự phân quyền trong Chính phủ mà mục đích là để bảo vệ sự tự do, điều dĩ nhiên là mỗi ngành, mỗi bộ cần phải có một ý chí độc lập riêng biệt. Và cũng vì vậy, mỗi ngành mỗi bộ cần phải trực thuộc lẫn nhau càng ít càng hay trong việc bổ nhiệm nhân viên chính quyền. Nếu nguyên tắc đó được tuân theo một cách triệt để, thì sự bổ nhiệm nhân viên trong ba ngành quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp sẽ hoàn toàn căn bản trên một cơ chế chung, tức là do sự chọn lựa của dân chúng, nhưng mỗi ngành theo một đường lối riêng biệt, không phải phụ thuộc cùng nhau. Thực hành nguyên tắc này có lẽ cũng không đến nỗi khó khăn như người ta tưởng tượng nhưng dù sao cũng có một vài điểm khó khăn khiến cho trên phương diện thực hành có lẽ cũng cần phải có một vài trường hợp không nên theo một nguyên tắc một cách quá sát sao. Chẳng hạn như trong ngành tư pháp, chúng ta không nên theo quá sát sao nguyên tắc lý thuyết vì e rằng trên phương diện thực tế sẽ bất lợi. Trước hết, bởi vì các nhân viên của ngành này cần phải có những điều kiện tài đức và

chuyên nghiệp đặc biệt, vì vậy cần phải tập trung một phương pháp lựa chọn nhân viên sao cho có được những nhân viên có đầy đủ các điều kiện đòi hỏi. Sau nữa, bởi vì kỳ hạn đảm nhận chức vụ của các nhân viên trong ngành này lâu dài cho nên các nhân viên sau này sau khi được bổ nhiệm sẽ hết phụ thuộc vào những người hoặc cơ quan đã giao phó chức vụ cho họ.

Một điều dĩ nhiên khác là nhân viên của mỗi ngành, mỗi bộ cần phải được độc lập, nghĩa là càng ít phụ thuộc vào những ngành, những bộ khác thì càng thuận lợi khi họ thi hành nhiệm vụ của họ. Chẳng hạn, nếu nhân viên ngành hành pháp hoặc nhân viên ngành tư pháp mà không được hoàn toàn độc lập đối với ngành lập pháp thì họ sẽ không thể thực sự độc lập khi thi hành nhiệm vụ của họ.

Phương pháp ngăn ngừa sự tập trung nhiều quyền lực trong một bộ phận hoặc một ngành là giao phó cho mỗi bộ, mỗi ngành những phương tiện được tiên liệu trong hiến pháp để mỗi bộ, ngành có thể ngăn ngừa sự can thiệp hoặc xâm lấn của ngành, bộ khác. Phương tiện ngăn chặn cần phải cân xứng với lực lượng uy hiếp của ngành hoặc bộ địa phương. Để chống lại

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 35 - 44)