Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 87 - 91)

Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Pháp được thể hiện trước hết ở sự thừa nhận chủ quyền nhân dân khi ngày 26/8/1789 Quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền gồm 17 điều.

Đây là văn kiện chính trị - pháp lý nổi tiếng trong lịch sử thế giới khi các quyền con người, quyền công dân được đảm bảo tôn trọng lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong một nhà nước pháp quyền. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền khẳng định những nguyên lý cơ bản của xã hội tư sản nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh của quần chúng.

Tuyên ngôn xóa bỏ quyền lực của vua chúa cùng chế độ đẳng cấp phong kiến, nêu ra quyền bình đẳng của con người và chủ quyền của nhân dân. Tuyên ngôn thấm nhuần tư tưởng của các nhà triết học Pháp thế kỷ XVII được kết tinh trong khẩu hiệu: Tự do, bình đẳng, bác ái. Cụ thể bản tuyên ngôn gồm những điểm sau đây:

1. Mọi người đều có quyền tự do, binh đẳng và được nhà nước bảo đảm. Quyền tự do là quyền có thể làm tất cả những gì mà không gây hại cho người khác và không bị pháp luật nghiêm cấm.

2. Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân. Pháp luật phải biểu hiện ý chí của tất cả các thành viên trong xã hội. Mọi người đều có thể tham gia vào việc xây dựng luật pháp bằng hình thức trực tiếp hay thông qua đại biểu của mình. Và mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

3. Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

4. Sở hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. 5. Luật hình có 3 nguyên tắc quan trọng:

- Không bị bất cứ hình phạt nào ngoài những hình phạt đã được quy định trong luật hình.

- Không có tội, nếu như không đủ chứng cứ buộc tội.

Trong thời kỳ mà nền chuyên chế phong kiến đang ngự trị thế giới, mọi quyền của con người bị tước đoạt, thì những điều mà tuyên ngôn nêu ra là rất mới mẻ và là sự tiến bộ lớn lao, có ý nghĩa thời đại [43, tr. 245].Sự tiến bộ này là thành quả đấu tranh của quần chúng nhân dân và sự phát triển của nền dân chủ ở Pháp.

Sự phân quyền - một trong những yếu tố của nhà nước pháp quyền đã được thể hiện trong Hiến pháp năm 1791 được Quốc hội ban hành. Đây là bản hiến pháp đầu tiên của Pháp.

Đứng đầu nhà nước là Vua giữ quyền hành pháp. Vua là tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang, là người có quyền phê chuẩn hay bác bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hoặc cách chức các bộ trưởng, quan chức ngoại giao, các tư lệnh quân đội. Vua không còn có quyền hành vô hạn như ở thời phong kiến nữa. Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của vua, Hiến pháp quy định:

- Nhà Vua điều hành theo pháp luật.

- Các Bộ trưởng do Nhà Vua bổ nhiệm có thể bị đưa ra tòa theo quyết định của quốc hội.

- Văn bản của Nhà Vua phải có chữ kí của Bộ trưởng bộ có liên quan tới vấn đề đó (nguyên tắc hai chữ kí).

- Nếu một đạo luật đã được Quốc hội thông qua, nhưng Nhà Vua không kí công bố, đạo luật đó lại được đem ra biểu quyết và nếu lại được Quốc hội thông qua thì nó không cần phải có chữ kí của Nhà Vua.

Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội (một viện), do nhân dân bầu ra. Nhưng trong chế độ tuyển cử, hiến pháp đã chia công dân thành hai loại tùy theo tài sản của họ: công dân tích cực và công dân tiêu cực. [43, tr. 246].

Sau khi lên nắm chính quyền, tầng lớp tư sản đã ban hành Hiến pháp năm 1795 với các biểu hiện của yếu tố phân quyền. Quyền lực nhà nước tập trung trong tay Ủy ban đốc chính gồm 5 người. Theo Hiến pháp này, Quốc hội gồm hai viện:

- Hạ nghị viện có quyền đưa ra và thảo luận dự luật, nhưng không có quyền biểu quyết thông qua.

- Thượng nghị viện nắm quyền biểu quyết thông qua hoặc bác bỏ dự án luật, nhưng không có quyền dự thảo điều luật.

Ủy bản đốc chính do Quốc hội bầu ra. Ủy ban này nắm quyền cử hoặc cách chức các bộ trưởng mà không cần đến Quốc hội, tổng chỉ huy quân đội, quản lí các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Hiến pháp năm 1799 quy định vẫn có quốc hội (hai viện). Nhưng nó chỉ tồn tại một cách hình thức, bởi quy trình lập pháp như sau: các dự luật đều được soạn thảo bởi một Hội đồng nhà nước, sau đó được thảo luận ở Tòa án tối cao và cuối cùng được thông qua hoặc bác bỏ tại quốc hội. Thực chất trong ba cơ quan này, cơ quan đầu tiên thực tế là cơ quan làm luật, cơ quan thứ hai chỉ có chức năng tranh luận, còn cơ quan thứ ba (Quốc hội) chỉ là người thừa hành sao cho khéo với chức năng được giao, hay nói cách khác là chỉ có chức năng thông qua dự án luật. Quyền hành pháp nằm trong tay ba tổng tài, trong đó có Đại Tổng tài có quyền quyết định, còn Tổng tài thứ hai và ba chỉ có quyền bàn bạc, tham gia ý kiến.

Quyền lực nhà nước nằm trong tay đại tổng tài mà hiến pháp chỉ đích danh Napoleon Bonaparte. Theo Hiến pháp, Đại Tổng tài có quyền thay thế và lãnh đạo các công việc của Hội đồng nhà nước, tức là có ảnh hưởng quyết định đối với việc lập pháp. Đại Tổng tài bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các Bộ trưởng, các sĩ quan quân đội, các chánh án tòa hình sự và dân sự, các đại sứ…. Napoleon Bonaparte tuyên bố suốt đời là Tổng tài (1802), lập nên đế chế thứ nhất. Chính quyền Napoleon I là chính thể quân chủ lập hiến tư sản,

Nhưng trong đó quyền lực tập trung trong tay Hoàng đế. Đó chính là chính quyền tư sản độc tài chuyên chế [43, tr. 252 - 253].

Tháng 2/1848 chính thể quân chủ lập hiến bị lật đổ. Đồng thời Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ hai. Dựa vào thuyết phân chia các quyền, Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền lập pháp. Giai cấp tư sản ngại Thượng viện xưa nay vẫn thuộc phái bảo hoàng nên Hiến pháp quyết định Quốc hội chỉ có một viện.

Tổng thống (lần đầu tiên có trong cơ cấu của Nhà nước tư sản Pháp) là người nắm quyền hành pháp. Theo Hiến pháp, Tổng thống cũng do phổ thông đầu phiếu bầu ra. Điều đó tạo ra cho Tổng thống có vị trí, vai trò rất lớn, là người được nhân dân lựa chọn như Quốc hội vậy, hình thành thành sự đối trọng quyền lực giữa Quốc hội và Tổng thống. Tổng thống có quyền hành lớn: bổ nhiệm hoặc bãi chức các bộ trưởng, các sĩ quan cao cấp, các quan chức địa phương, ân xá v.v… Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm và không có quyền tái cử. Ngày 14/1/1852, Hiến pháp mới được ban hành, quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống với nhiệm kì 10 năm, Thượng viện được phục hồi.

Ngày 2/12/1852 Loui Bonaparte lên ngôi Hoàng đế, lấy danh hiệu Napoleon III. Nền cộng hòa thứ II sụp đổ, đế chế thứ II được xác lập. Đây là chính quyền theo chính thể quân chủ tư sản, trong đó quyền lực nhà nước tập trung vào tay Hoàng đế, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ đã ban hành trong thời kì cách mạng 1848, truy nã gắt gao những người cộng hòa. Bộ máy quan liêu và cảnh sát được tăng cường đến mức chưa từng thấy. Trong những năm 60 của thế kỉ XIX, Napoleon III phải ban hành một số cải cách như bỏ một vài điều hạn chế tự do hội họp, tự do báo chí, mở rộng phần nào quyền của Viện lập pháp (Hạ nghị viện) và Viện nguyên lão (Thượng nghị viện). Trong cuộc bầu cử viện lập pháp 1869, phe cộng hòa đối lập chiếm được 3,3 triệu phiếu bầu trong tổng số 7 triệu. Cuối cùng, năm 1870 chính quyền đế chế II bị

sụp đổ. Nền cộng hòa thứ III được xác lập [43, tr. 254 - 256].

Yếu tố dân chủ của một nhà nước pháp quyền ở Pháp được thể hiện qua một số cuộc cải cách bầu cử như sau:

Trong Hiến pháp năm 1791, quyền bầu cử chỉ dành cho công dân tích cực. Quy định này đã làm cho hàng triệu người không có quyền bầu cử. Ngày 10/8/1792, một sắc lệnh của lực lượng cách mạng được ban hành, quy định chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên.

Ngày 24/6/1793, hiệp hội dân tộc đã thông qua bản Hiến pháp mới, Hiến pháp công hòa tư sản đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Yếu tố dân chủ được thể hiện khi các dự luật được nhân dân thảo luận trong các cuộc họp ở cơ sở và chế độ bầu cử của Pháp. Quốc hội được bầu lại hàng năm vào ngày 1/5. Hiến pháp năm 1793 xóa bỏ chế độ phân loại công dân tích cực và tiêu cực. Nam giới người Pháp từ 25 tuổi trở lên đều được đi bầu Quốc hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 2/1848 chính thể quân chủ lập hiến bị lật đổ. 25/2/1948, nền công hòa thứ hai được tuyên bố thành lập, đó là nền cộng hòa tư sản. Ban đầu chính quyền này thi hành một số chính sách tiến bộ. Quyền bầu cử cho nam giới từ 21 tuổi được thực hiện. Quyền tự do hội họp và lập hội được ban hành. Hiến pháp công nhận quyền phổ thông đầu phiếu của nam giới đã được tuyên bố trong cuộc cách mạng tháng Hai, nhưng đặt thêm điều kiện cử tri phải cư trú thường xuyên một nơi ít nhất là 6 tháng. Điều này thể hiện tính dân chủ hơn so với các bản Hiến pháp trước của Pháp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 87 - 91)