Điểm đầu tiên thể hiện sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Mỹ là sự áp dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Học thuyết phân quyền của J. Locke và Mongtesquieu ra đời trong Thế kỷ Ánh sáng chứa đựng nhiều tư tưởng tự do tiến bộ. Khi những tư tưởng này còn đang bị cấm đoán ở châu Âu thì nó đã được các nhà lập quốc Mỹ đưa vào bản Tuyên ngôn độc lập (tháng 7/ 1776) và sau này nó chỉ đạo quá trình thiết lập nên các cơ quan quyền lực của chế độ tổng thống Mỹ. Theo học thuyết này, các ngành quyền lực lập pháp và hành pháp đều tiếp nhận quyền lực từ nhân dân. Quyền lập pháp của nước Mỹ được trao cho Quốc hội gồm hai viện là Thượng viện và Hạ viện.
Hạ viện đại diện cho dân chúng theo đơn vị bầu cử. Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là hai năm. Việc quy định nhiệm kỳ hai năm chứ không phải ngắn hơn hoặc dài hơn đối với hạ nghị sĩ được xuất phát từ lý do sau:
Một là, theo các nhà lập pháp thì cần tiến hành tuyển cử để quyền lực
quyền đối với dân chúng.
Hai là, việc tiến hành tuyển cử sẽ ngăn chặn được chuyên chế, ngăn
chặn được tình trạng ngay sau tuyển cử là bắt đầu tình trạng chuyên chế.
Ba là, kinh nghiệm của các bang cho thấy rằng, phải có một nhiệm kỳ
vừa đủ để vừa có thể đo lường và đánh giá được các cải cách mà Hạ viện đem lại sau khi bầu cử.
Bốn là, hạ nghị sĩ phải có một thời gian thích hợp để thu nhận thông tin
cũng như sự hiểu biết để có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Thượng nghị viện đại diện cho các bang, mỗi bang có hai đại biểu. Nhiệm kỳ của thượng nghị sĩ là sáu năm, dài hơn so với hạ nghị sĩ. Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng, hạ nghị sĩ là đại diện của dân chúng nên thường xuyên chịu áp lực của dân chúng, do đó thường ít có cơ hội để suy xét thấu đáo, do vậy cần có một Thượng viện thận trọng hơn để có thể làm nguội bớt sự hăng hái nhiều khi quá mức của Hạ viện. Ngoài ra, Thượng nghị viện còn có chức năng đối ngoại, phê chuẩn hiệp ước quốc tế, phê chuẩn các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước là những công việc đòi hỏi rất cẩn trọng, không thể vội vàng và để làm điều đó thì Thượng viện phải có thời gian lâu hơn, chín chắn hơn và ít phải chịu sức ép của dân chúng hơn. Ngoài quyền lập pháp, sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội còn có rất nhiều quyền hạn khác như quyền tuyên bố chiến tranh, toàn quyền về ngân sách… là những quyền vẫn được xem là chiếc đòn bẩy mà các nghị viện có truyền thống sử dụng để giành lợi thế thương lượng với các ông vua, bà hoàng. Vì vậy, Tổng thống Mỹ có quyền điều quân đội đi ra ngoài biên giới quốc gia nhưng vẫn phải thương lượng với Quốc hội lưỡng viện, vì chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định ngân sách trả lương cho quân đội. Chính vì Quốc hội có quyền lực như vậy nên quốc hội Mỹ được xem là cơ quan lập pháp có quyền lực nhất trên thế giới.
không bao giờ được tham gia bất cứ chức vụ nào trong cơ quan hành pháp và ngược lại, các quan chức trong ngành hành pháp thì không được tham gia Quốc hội. Đây là nguyên tắc bất khả kiêm nhiệm, rất khác với chế độ đại nghị chỉ có một. Trường hợp Hiến pháp quy định tại Điều 1, Phó Tổng thống (tức là viên chức hành pháp) được giữ chức Chủ tịch Thượng viện nhằm mong muốn có mối liên hệ giữa hành pháp và lập pháp. Hơn nữa, mặc dù là Chủ tịch Thượng viện nhưng Phó Tổng thống không có đầy đủ các quyền của thượng nghị sĩ, ví dụ, Phó Tổng Thống không được tham gia tranh luận, không được tham gia bỏ phiếu trừ trường hợp số phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau. Việc phân quyền như vậy, một mặt để đảm đảm bảo cho tính độc lập khi họ thực hiện nhiệm vụ, một mặt cũng thể hiện tính phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa trong bộ máy nhà nước và nâng cao trách nhiệm của mỗi cơ quan. Sự phân quyền giữa Thượng viện và Hạ viện Mỹ thể hiện rõ qua sự khác biệt về thẩm quyền giữa hai viện do Hiến pháp quy định. Điều đó thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Quốc hội Mỹ
So sánh Hạ viện Thượng viện
Điều kiện để được ứng cử
Từ 25 tuổi trở lên, là công dân Mỹ từ 7 năm trở lên.
Từ 30 tuổi trở lên, là công dân Mỹ từ 9 năm trở lên.
Thẩm quyền
- Đối với các dự luật thuế và tài chính.
- Buộc tội tổng thống và các quan chức liên bang.
- Đại diện cho toàn liên bang.
- Phê chuẩn hiệp ước quốc tế và việc bổ nhiệm nhân sự của tổng thống.
- Xét xử tổng thống và các quan chức liên bang.
- Đại diện cho các bang.
nhưng có sự phân rõ vai trò khác nhau và để thực hiện vai trò khác nhau đó thì việc yêu cầu về nguồn nhân lực, nhiệm kỳ, độ tuổi, tính cách của nghị sĩ cũng có sự khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ. Có thể nói, đây là một cách sử dụng nguồn nhân lực rất khoa học và hợp lý.
Quyền hành pháp của Nhà nước Mỹ trao cho Tổng thống. Nếu ở chính phủ một số nước, quyền hành pháp thuộc về chính phủ tức là một tập thể thì ở nước Mỹ quyền hành pháp chỉ tập trung trong tay một người, các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho Tổng thống.
Quyền tư pháp của Nhà nước Mỹ được trao cho hệ thống tòa án. Tòa án Mỹ bao gồm hệ thống Tòa án Liên bang và Tòa án các bang, đứng đầu là Tối cao pháp viện. Tòa án Mỹ có quyền phán quyết một đạo luật hay một hành vi là vi hiến, kể cả hành vi của Tổng thống - người đứng đầu hành pháp hay của Quốc hội. Tòa án Mỹ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong nước Mỹ cũng như các tranh chấp giữa Mỹ và các nước khác. Ngoài ra, tòa án còn được xem là cơ quan có thể làm ra pháp luật với quyền được áp dụng án lệ khi xét xử. Do có sự phân quyền nên Tòa án Mỹ có tư cách độc lập tương đối cao.
Với cách phân chia quyền lực như vậy, nên có nhà nghiên cứu đã gọi chính thể cộng hòa tổng thống như là mô hình áp dụng học thuyết phân quyền một cách cứng rắn, hay mạnh mẽ.
Tóm lại, các nhà lập quốc Mỹ áp dụng học thuyết phân quyền để tránh độc quyền và hạn chế sự lạm quyền của các ngành quyền lực. Việc phân quyền không có nghĩa là quyền lực nhà nước không thống nhất và hoàn toàn tách biệt nhau, mà trái lại, các ngành quyền lực này vẫn phải phối hợp liên hệ thường xuyên với nhau.
Sự phân quyền trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ không chỉ thể hiện qua các nội dung trên mà còn thể hiện qua cơ chế kiềm chế đối trọng và liên hệ phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong
quá trình hoạt động.
Mặc dù Hiến pháp trao toàn quyền hành pháp cho Tổng thống nhưng không vì thế mà Quốc hội không kiểm soát được Tổng thống. Bằng chứng là Tổng thống là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang có quyền điều động quân đội nhưng quyền tuyên bố chiến tranh lại thuộc về Quốc hội. Tổng thống có thể sử dụng sức mạnh của quân đội nhưng quyết định việc chi tiêu cho quốc phòng lại là quyền của Quốc hội. Hiểu một cách đơn giản là Tổng thống cầm nắm được quân đội nhưng quân đội đó lại không thể hoạt động được nếu không có tiền để trang bị cho quân đội và trả lương cho binh sĩ. Tổng thống có toàn quyền trong quan hệ đối ngoại nhưng những điều ước mà tổng thống ký với nước ngoài muốn có hiệu lực phải được Quốc hội phê chuẩn. Ngoài ra, các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước và các quan chức ngoại giao khi Tổng thống bổ nhiệm cũng phải có sự nhất trí của Quốc hội. Những quyền này của Quốc hội không gì khác hơn là kiềm chế lại những khi Tổng thống sử dụng quyền lực vượt quá giới hạn cũng như để kiểm tra lại những quyết định của Tổng thổng, tránh trường hợp vì quyền lợi cá nhân, Tổng thống ký các điều ước phương hại đến lợi ích quốc gia. Quốc hội cũng có thể buộc tội các quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước nói chung, cơ quan hành pháp nói riêng kể cả vị Tổng thống. Đối với Tổng thống do là người được dân chúng bầu, nên việc luận tội Tổng thống phải hết sức thận trọng. Đầu tiên Hạ viện tiến hành luận tội về những hành vi phản bội Tổ quốc, những hành vi sa đọa hay cản trở thực hiện công lý. Sau đó Thượng viện sẽ tiến hành xét xử. Tuy nhiên, khi xét xử, nếu Tổng thống quả thật có hành vi vi phạm những tội đó thì Thượng viện chỉ cách chức rồi chuyển sang cho Tòa án để Tòa án định tội và định hình phạt như một công dân thường phạm tội.
Ngược lại, do quyền lập pháp có ưu thế hơn những ngành quyền lực khác nên quyền hành pháp của Tổng thống cũng được các nhà lập quốc Mỹ rất chú trọng và nâng đỡ. Trong tác phẩm Những bức thư gửi người Liên
bang, Madison viết “Ngành lập pháp có nhiều uy lực hơn các ngành khác,
vậy chúng ta phải chia sẻ ngành này để làm cho yếu đi, nhưng trái lại, vì ngành hành pháp yếu hơn, vậy chúng ta phải tăng cường cho ngành hành pháp”. Những tư tưởng này về sau trở thành hiện thực trong bộ máy nhà nước
Mỹ. Dựa vào tư tưởng này có thể giải thích được vì sao cùng một công việc lập pháp mà phải chia làm hai viện, vừa tốn kinh phí, vừa mất nhiều thời gian. Đó là vì để giảm quyền lực vốn đã lớn của Quốc hội và bản thân việc làm luật cần phải cẩn trọng, do đó, cần phải được thảo luận kỹ càng ở cả hai viện. Tư tưởng này trùng hợp với tư tưởng tạo thế quân bình trong triết học của Lão Tử ở Trung Quốc. Chính vì lẽ đó mà Tổng thống Mỹ được Hiến pháp trao cho những quyền có thể hạn chế bớt quyền lực quá lớn của Quốc hội, ví dụ như quyền phủ quyết các đạo luật của Quốc hội. Như vậy, một đạo luật của Quốc hội, đầu tiên nó được Tổng thống gợi ý cần phải ban hành và sau cùng trước khi dự luật trở thành luật nó lại đươc Tổng thống kiểm tra lại một lần nữa bằng quyền phủ quyết. Tất nhiên dự luật vẫn sẽ được thông qua nếu có được 2/3 số phiếu của Quốc hội tán thành, nhưng như vậy là rất khó khăn. Ngoài ra, Tổng thống cũng có thể triệu tập cuộc họp bất thường, trong trường hợp hai viện bất đồng ý kiến về việc nghỉ khóa họp, Tổng thống có quyền bãi khóa họp Quốc hội trong thời gian mà tổng thống cho là thích hợp. Mối quan hệ giữa Tổng thống với Quốc hội trong quá trình lập pháp, mối quan hệ giữa Quốc hội với Tổng thống trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại và sử dụng sức mạnh quân sự đã chứng minh giữa hành pháp và lập pháp vừa có sự kiểm soát, vừa có sự phối hợp với nhau chứ không phải là các ngành quyền lực độc lập tuyệt đối với nhau, không liên quan gì đến nhau.
Mối quan hệ giữa hành pháp và lập pháp thể hiện trong việc thành lập các cơ quan khác nhau như chiếc cầu nối giúp cho hành pháp và lập pháp có được sự phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng của mình. Các cơ quan đó là các ủy ban, các nhóm công tác được Tổng thống hoặc Quốc hội bầu ra.
như là chiếc cầu nối những khoảng cách giữa ba ngành này, giúp đỡ cho hệ thống này hoạt động có hiệu quả. Ví dụ như các đảng phái chính trị và các ủy ban của Quốc hội. Tổng thống và các nghị sĩ là các thành viên của các đảng phái và mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một đảng trong hai ngành thường giúp cho việc ban hành các luật theo những mục tiêu chung” [7, tr. 48].
Tính liên hệ phối hợp giữa hành pháp và lập pháp Mỹ cũng thể hiện ở
mối quan hệ giữa Tổng thống với các nghị sĩ của đảng đối lập chiếm đa số trong Quốc hội. Mối quan hệ đó có thể được tiến hành tại các ủy ban đặc trách của Tổng thống có liên lạc giữa Tổng thống với Quốc hội hay được tiến hành khi Tổng thống có những cuộc gặp thường niên với các nghị sĩ có uy tín lớn của Quốc hội, trong đó có các nghị sĩ của đảng đối lập tại Nhà trắng. Chế độ Tổng thông Mỹ còn có điểm đặc biệt là mối quan hệ phối hợp giữa Tổng thống và Quốc hội còn được thể hiện trong những cuộc bàn thảo thương lượng không chính thức mà các nhà nghiên cứu gọi là chế độ đại nghị ở hành lang. Mối liên hệ phối hợp giữa Tổng thống và Quốc hội lập pháp rất chặt chẽ, thường xuyên trong trường hợp đảng của Tổng thống chiếm đa số trong Quốc hội hay trường hợp an ninh quốc gia bị đe dọa.
Tòa án Mỹ được Hiến pháp trao toàn quyền xét xử và có rất nhiều định chế để tòa án được độc lập theo học thuyết phân quyền. Nhưng không vì thế mà toà án hoàn toàn thoát khỏi mối liên hệ và sự ràng buộc với Quốc hội. Thẩm phán của Toà án Liên bang không bị các sức ép từ các nghị sĩ song bản thân các thẩm phán tối cao mặc dù do Tổng thống bổ nhiệm nhưng Thượng viện là người thẩm tra tư cách đặc biệt kỹ lưỡng và quyết định bổ nhiệm của Tổng thống chỉ có hiệu lực khi Thượng viện đồng ý phê chuẩn. Quốc hội có thẩm quyền quy định về số lượng thẩm phán, quy mô của Tòa án và số lượng của các tòa cấp dưới. Mặc dù Thẩm phán Tòa án tối cao có nhiệm kỳ suốt đời và xét xử là nghề nghiệp của thẩm phán nhưng bản thân thẩm phán lại bị xét
xử nếu có hành vi không đúng với cương vị. Ngược lại, Quốc hội với vai trò làm ra luật nhưng luật đó có thể bị mất hiệu lực nếu tòa án tuyên luật mà Quốc hội làm ra là vi hiến. Sự phối hợp giữa Toà án với Quốc hội thể hiện rất rõ ở chỗ, khi xét xử, tòa án chỉ tuân theo pháp luật nhưng việc tuân theo pháp luật không phải là sự áp dụng cứng nhắc, máy móc, tuân thủ chính xác quy phạm mẫu mực mà Quốc hội đã cẩn trọng làm ra. Quốc hội làm ra luật tuy rằng rất cẩn trọng nhưng vẫn chỉ tiên liệu được một số hoàn cảnh sẽ xảy ra, còn trên thực tế thì có muôn hình vạn trạng dữ kiện xảy ra xung quanh khuôn đúc mẫu mực mà Quốc hội quy định từ trước. Chính thẩm phán sẽ là người hoàn thiện để giúp những quy phạm khuôn mẫu của Quốc hội đi vào cuộc sống. Chính sự sáng tạo và những kỹ năng nghề nghiệp của thẩm phán đã sáng tạo ra những án lệ để bổ sung cho nguồn luật của Quốc hội. Nhưng tất nhiên, những bản án của toà án chỉ trở thành án lệ khi nó đạt được những chuẩn mực nhất định được công nhận rộng rãi và được áp dụng nhiều lần. Ngoài ra mặc dù Quốc hội làm ra luật nhưng quyền giải thích luật lại thuộc về tòa án và như vậy sẽ tránh được hiện tượng cơ quan nào dự thảo luật cũng