Những giá trị của tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 53 - 62)

được thừa nhận là di sản pháp lý chung của toàn thể loài người. Trong lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý trên thế giới, sự phôi thai các tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã có ngay từ thời cổ đại, và nó được các nhà tư tưởng thời kì cận đại kế thừa, phát triển. Khái niệm nhà nước pháp quyền đã được sử dụng và ngày nay, nó được coi là một học thuyết có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thực tiễn xây dựng một nhà nước dân chủ, cách mạng tiến bộ.

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại liên tục phát triển như một dòng chảy nối tiếp nhau, các giá trị tư tưởng của mỗi nhà tư tưởng thời kỳ này là những mảnh ghép để hoàn thiện nên bức tranh về một nhà nước pháp quyền mà nhân loại muốn hướng tới - một nhà nước vì quyền con người, một nhà nước tự do, bình đẳng, bác ái. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển lịch sử tư tưởng, chính trị - pháp luật trên thế giới. Có thể thấy tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại có một số giá trị cơ bản sau:

Thứ nhất, các nhà tư tưởng thời kỳ cận đại đã tiếp cận một cách sâu sắc

quan điểm về nền tảng pháp lý của nhà nước, thấy được vai trò quan trọng của việc thiết lập nhà nước và xây dựng pháp luật để bảo vệ, giữ gìn trật tự xã hội bắt đầu từ việc kí kết khế ước xã hội.

Xuất phát từ lập trường pháp lý tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên và sự vận động, phát triển xã hội, các nhà tư tưởng đã lên tiếng bảo vệ, bênh vực các quyền tự nhiên và đề cao con người. Các nhà tư tưởng cũng nêu quan niệm về sự xuất hiện nhà nước từ việc ký kết khế ước xã hội. T. Hobbes cho rằng, nhà nước là sáng tạo cao nhất mà con người có thể làm được. Còn với Locke, con người có các quyền tự do, bình đẳng và quyền tư hữu, nhà nước ra đời để đảm bảo, duy trì các quyền tự do tự nhiên đó và pháp luật phải phù hợp với quyền tự nhiên. Phát triển quan điểm đó, Montesquieu cho rằng nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo cho mọi thành viên các điều kiện sống cần thiết. Pháp luật trở thành nhân tố quan trọng duy trì các hoạt động của con người. I.Kant

lý giải vấn đề nguồn gốc nhà nước giống hệt như Rousseau, mong muốn xây dựng một nhà nước lý tưởng theo nguyên tắc pháp luật thẩm mỹ. K.Marx đã phân biệt các giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của nhà nước chính trị,

phân tích dấu hiệu đặc trưng của “nhà nước dân chủ”. Theo ông có bốn hình

thái nhà nước trong lịch sử. Câu hỏi đầu tiên được Marx đặt ra là trong xã hội mà nhân dân đã giành được mọi quyền lực về tay mình thì nhân dân có cần phải tổ chức nên cái gọi là nhà nước hay không và câu trả lời theo Marx đặt ra

là “tuyệt đối khẳng định”.

Xây dựng lý thuyết về khế ước xã hội, các nhà tư tưởng cho rằng để đảm bảo cho quyền tự nhiên của mình không bị xâm phạm, con người đã thỏa thuận với nhau ký kết khế ước xã hội đưa đến sự ra đời nhà nước. T. Hobbes và Locke là những người đầu tiên sử dụng khế ước xã hội, S.L. Mongtesquieu kế thừa và J.J. Rousseau hoàn thiện nó với những điểm tiến bộ, có tính cách mạng hơn. J.J. Rousseau cho rằng khi tham gia vào khế ước, con người phải từ bỏ thói quen sống theo cảm xúc của cá nhân mình để đặt mình vào “tự do chân chính” của cộng đồng xã hội. Khế ước xã hội thể hiện ý chí chung của các cá nhân trong xã hội, ý chí chung phản ánh lợi ích chung của cộng đồng và trở thành nền tảng của pháp luật. Tư tưởng về khế ước xã hội với những nội dung tiến bộ và tích cực của nó về sau đã được xây dựng, phát triển thành

một học thuyết gọi là “thuyết khế ước xã hội”.

Từ quan niệm về pháp luật tự nhiên và khế ước xã hội, các nhà tư tưởng thời kỳ cận đại đã có những đúc rút quan trọng về các vấn đề nhà nước, pháp luật và mối quan hệ giữa chúng. Khẳng định tính tất yếu của việc quản lý xã hội bằng pháp luật, các ông cho rằng, luật pháp được đề ra không phải là bất biến mà phải luôn bổ sung những điều luật mới cho phù hợp với hoàn

cảnh thực tế. Hegel cho rằng pháp luật trong nhà nước pháp quyền là “hiện

thực của tự do” và là “tồn tại thực tế của ý chí tự do”. Ông khẳng định,

các tổ chức chính trị, theo ý T. Jefferson là phải đảm bảo tự do và hạnh phúc cho mọi người. Lý tưởng của T. Jefferson có tính chất hết sức cách mạng, nhằm mục đích hướng chính phủ, chế độ và pháp luật phải tôn trọng con người. Trên cơ sở đó, các nhà tư tưởng đã quan tâm tới việc xây dựng thể chế chính trị hợp lý, một hình thức tổ chức chính quyền được vận hành một cách khách quan, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền cũng như toàn thể cộng đồng: S.L. Montesquieu phê phán chế độ chuyên chế, ủng hộ nền quân chủ Anh. Từ tư tưởng về chủ quyền nhân dân, Rousseau tìm đến giải pháp chính trị về một chính thể cộng hòa. T. Jefferson phản đối nền quân chủ lập hiến của Hamiltơn và chủ trương xây dựng nền cộng hòa dân chủ nhân dân.

Thứ hai, tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ này đã xác lập quan

điểm về một nền dân chủ pháp quyền, không phải là dân chủ vô chính phủ, mà là một nền dân chủ có sự chế ước lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội, một nền dân chủ được cụ thể hóa và được đảm bảo bằng pháp luật. Cơ sở của nó xuất phát từ nguyện vọng muốn xóa bỏ chế độ chuyên chế, lập nên một nền cai trị mới vì lợi ích của đại đa số. Từ sự phê phán các chế độ theo quan điểm của các ông, các nhà tư tưởng thời kỳ này đã hướng tới xác lập cơ sở lý luận để xây dựng một nền dân chủ pháp quyền, dựa trên các quan niệm về tự do, bình đẳng, dân chủ, thực tế.

Trong xu thế đó, S.L. Montesquieu được coi là người bước đầu đặt cơ sở cho nền dân chủ pháp quyền – nền dân chủ được thể chế hóa và bảo đảm bằng pháp luật. J.J. Rousseau cùng với T. Jefferson cho rằng trong quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, nhân dân bao giờ cũng nắm quyền lực tối cao đối với toàn xã hội. Các ông được coi là người dũng cảm bảo vệ và bênh vực quyền công dân khi cho rằng công dân có quyền lực tối cao và họ có thẩm quyền thay đổi chính phủ phù hợp với nguyện vọng chung. Quyền lực đó không thể được đại diện bởi bất kỳ cá nhân nào mà phải được đại diện bởi ý chí của toàn xã hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là đóng góp có ý nghĩa

to lớn và đã được kế thừa trước hết và tốt nhất trong hoạt động, tổ chức thực thi quyền lực của các nước tư sản hiện đại. Quan điểm đó đưa đến sự ra đời

của ý tưởng về nhà nước dân chủ “của dân, do dân và vì dân” mà nhiều nước

trên thế giới đang tiến hành xây dựng, trong đó có Việt Nam.

Khi nói về nền dân chủ pháp quyền, S.L. Mongtesquieu khai thác triệt để khái niệm dân chủ và cho rằng đó là cơ sở đảm bảo pháp lý cho quyền công dân. J.J. Rousseau cho rằng, chủ quyền không thể chuyển giao cho cá nhân, nó luôn luôn thuộc về nhân dân và không thể bị hạn chế bởi bất kỳ đạo luật nào. Rousseau đưa ra kết luận về sự không thể chấp nhận đại diện nhân dân cản trở nhân dân thực hiện các quyền của mình. Tiếp theo Rousseau, quyền tối cao của nhân dân được Kant tuyên bố là cơ sở cho tự do, bình đẳng và độc lập của mọi công dân trong nhà nước, một tổ chức tổng thể của nhiều cá nhân quan hệ với nhau bởi các đạo luật. Tới K. Marx, nhà nước dân chủ nhân dân từ lý thuyết trước đây của các nhà tư tưởng cùng thời kì này đã cụ thể hóa hơn, sâu sắc hơn. Trong điều kiện lúc đó, những quan điểm của về nhà nước của ông mang tính nhân đạo sâu sắc. Nền dân chủ ấy ngày nay được thể hiện ở chỗ, nó thực hiện việc duy trì ổn định xã hội, đem lại hòa bình cho công dân, bằng biện pháp kết hợp giữa dân chủ trực tiếp và gián tiếp trong thực thi quyền lực, nhất là quyền bầu cử của nhân dân.

Trong hệ thống tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại, khái niệm bình đẳng, tự do, không chỉ được đề cập tới mà còn được nâng lên thành các quyền chính trị - xã hội của con người, với tư cách là quyền công dân.

Với S.L. Montesquieu ông ca ngợi “bình đẳng chân chính” - bình đẳng với tư cách công dân, đồng thời phê phán gay gắt tư tưởng và biểu hiện “bình đẳng

cực đoan” - là kiểu bình đẳng mà ai cũng muốn làm quan cai trị, ai cũng

muốn làm thầy, làm chủ. Bình đẳng chân chính thuộc về lĩnh vực chính trị,

còn về kinh tế, đó là sự “bình đẳng thực tế”. Giải pháp để có được bình đẳng

chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Thực chất, đó là ý tưởng về vai trò của nhà nước trong việc góp phần điều tiết thu nhập xã hội, điều hòa bất bình đẳng. Bình đẳng có mối quan hệ đan xen trực tiếp với tự do. Tự do theo S.L. Montesquieu đồng nhất với chính thể dân chủ và “quyền của

nhân dân” cũng là “tự do của nhân dân”. S.L. Montesquieu cho rằng “Tự do

là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép” [20, tr. 99]. Đến J.J.

Rousseau, ông cho rằng tự do là nguồn gốc của mọi trật tự mang tính tự giác và luật pháp có sứ mệnh đảm bảo và phát triển tự do của con người. Chính thể cộng hòa đại nghị trong tư tưởng của Rousseau có điểm xuất phát từ các quan điểm về bản tính con người là tự do. Chính thể này theo Rousseau là phúc đáp một cách hoàn hảo nhất về tự do của con người, vì nó thể hiện ý chí chung, thể hiện chủ quyền nhân dân. Theo Kant, không phải do nhu cầu thực tiễn mà do các nhu cầu tự cảm nhận của con người, từ đó cho thấy vì sao nhà nước không quan tâm đến phúc lợi và hạnh phúc công dân. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ đạo luật thực tế, đảm bảo sự ngự trị của pháp luật và tự do. Theo Hegel, tự do sở hữu tài sản là thành quả vĩ đại nhất của thời đại cách mạng tư sản kéo theo việc đòi tự do hợp đồng. Với K. Marx và F. Engels nhà nước với tư cách là một trình độ phát triển của xã hội, là xã hội được tổ chức một cách tối ưu, phù hợp và đem lại tự do cho con người, là tuyệt đối cần thiết đối với con người.

Thứ ba, trong quan niệm về nhà nước pháp quyền, các nhà tư tưởng đã

phân tích sâu sắc các yếu tố của hình thức tổ chức chính quyền tốt nhất, đặt ra vấn đề cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực chính trị.

Khi bàn về quyền lực nhà nước, T. Hobbes chủ trương tập trung quyền lực tối cao và bất khả phân vào tay nhà nước. J. Locke khởi thảo học thuyết phân quyền với việc phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và liên minh, trong đó cộng đồng xã hội giữ quyền phân xử. Còn S.L. Montesquieu được các nhà nghiên cứu đánh giá cao ở tính tiên phong

trong việc đề ra và giải quyết những vấn đề cơ bản của lý luận nhà nước xét từ khía cạnh quyền lực nhà nước. Nếu như J. Locke chỉ là sự tập trung nhiều tới sự phân quyền chứ chưa bàn tới việc kiểm soát các quyền đó như thế nào, thì S.L. Montesquieu đã đưa ra cơ chế chống lạm quyền, chú ý đến kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong khuynh hướng xây dựng thể chế chính trị hợp lý đó, J. Locke được biết đến là người có công lớn trong việc khởi thảo ra học thuyết phân quyền, điểm độc đáo của J. Locke là qua học thuyết phân quyền ông đã tìm cách hạn chế quyền lực của vua. Nếu chính phủ vi phạm quyền tự nhiên của con người thì nhân dân sẽ lập ra một nhà nước mới thay thế cho nhà nước đó. S.L. Mongtesquieu bổ sung thuyết phân quyền của J. Locke bằng việc bổ sung thêm quyền tư pháp tạo thành bộ ba quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan thực hiện ba quyền này luôn trong thế đối trọng, kiểm soát và chế ước lẫn nhau, để tránh nguy cơ chuyên chế lạm quyền. Thành công đó đã đưa lý thuyết phân quyền của S.L. Montesquieu lên ngang tầm một học thuyết về nhà nước.

Kế tục các vị tiền bối, J.J. Rousseau đã phân tích những vấn đề mang tính nguyên tắc chung của việc cai trị bằng pháp luật với tư tưởng xuyên suốt toàn bộ học thuyết của ông về chủ quyền nhân dân. Điểm này được thể hiện ở việc ông đã bàn một cách cặn kẽ về các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp theo lí thuyết mà Montesquieu đã xây dựng. Với T. Jefferson thì nhà nước muốn đảm bảo dân chủ thì trước hết nhà nước đó phải phân quyền. Không chỉ phân quyền theo chiều ngang mà còn phân quyền ở cả chiều dọc. Hamilton chủ trương xây dựng một ngành hành pháp mạnh trong chính phủ liên bang. Phân chia quyền lực, nhưng không như Rousseau, ông cho rằng ba nhánh quyền lực phải tuyệt đối cân bằng không cho phép cánh quyền lực lập pháp đứng trên hiến pháp. Ngay từ khi thành lập ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hamilton đã cho rằng tư pháp cần phải độc lập. Đây được coi là một trong những phát kiến vĩ đại về tư tưởng nhà nước pháp quyền. Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu của nhà nước pháp quyền ngày nay. Nhà nước Việt Nam đang cố gắng xây dựng hoàn thiện nguyên tắc này. Với J.Madison

về phân quyền để kiểm soát lẫn nhau và giữ sự cân bằng, ông cho rằng muốn lập được một căn bản vững chắc cho sự phân quyền trong chính phủ mà mục đích là để bảo vệ sự tự do, điều dĩ nhiên là mỗi ngành, mỗi bộ cần phải có một ý chí độc lập riêng biệt. Và cũng vì vậy, mỗi ngành mỗi bộ cần phải trực thuộc lẫn nhau càng ít càng hay trong việc bổ nhiệm nhân viên chính quyền. Còn I. Kant không lý giải tư tưởng cân bằng quyền lực. Theo ông, tổng thể và sự nhất trí ba quyền lực này có thể ngăn ngừa chuyên chế và bảo đảm phồn vinh cho quốc gia.

Ảnh hưởng của tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại thể hiện ở chỗ nó đã được những người Giacobanh tiếp nhận như một học thuyết cách mạng. Tư tưởng tự do, bình đẳng mà các nhà tư tưởng khơi nguồn đã trở thành ngọn cờ lý luận của cách mạng tư sản Pháp năm 1789 với khẩu hiệu: Tự do - bình đẳng - bác ái. Ảnh hưởng lớn đến các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu lúc đó, những tư tưởng về quyền tự nhiên, về tự do, bình đẳng, về

dân chủ của các nhà tư tưởng thời kì cận đại thể hiện rõ trong Tuyên ngôn độc

lập năm 1776 của Mỹ, trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789. Có tới hơn mười điều khoản trên tổng số mười bảy

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 53 - 62)