Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Đức

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 44 - 53)

Cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 vĩ đại như tia chớp đánh vào đất nước này. Quần chúng nhân dân và những đại biểu tiên tiến nhất của nền văn hóa Đức vui mừng đón chào những sự kiện cách mạng ở Pháp. Những tư tưởng về nhà nước pháp quyền được thể hiện chủ yếu qua các quan điểm của I. Kant, Hegel, K. Marx.

1.3.4.1. Tư tưởng nhà nước pháp quyền của Immanuel Kant (1724 – 1804)

I. Kant là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước K. Marx. Ông là người đầu tiên hệ thống hóa chủ nghĩa tự do - nền tảng tư tưởng cho giai cấp tư sản.

Theo ông, thực chất của tự do là cái bên trong của nhân cách con người. Con người bẩm sinh có khả năng ứng xử theo mục đích và theo những cách thức phù hợp với mục đích đó. Song vấn đề là ở chỗ không phải ai cũng sử dụng được tự do cá nhân một cách đúng mức và do đó nó trở thành chuyên quyền. Tổng thể các điều kiện hạn chế chuyên quyền của người này đối với người khác bằng các đạo luật chung khách quan về tự do, sẽ loại trừ xung đột pháp lý trong xã hội, được Kant gọi là pháp luật. Từ cách hiểu pháp luật như vậy cho thấy pháp luật có nhiệm vụ điều chỉnh hình thức bên ngoài cách hành vi con người, pháp luật mới có tính tuân thủ chung. Song đạt được điều đó bằng cách nào? Thông qua việc tạo cho nó hiệu lực bắt buộc. Bằng cách đó tạo ra cầu nối pháp luật với nhà nước, bởi lẽ chỉ có quyền lực xã hội mới tạo cho pháp luật hiệu lực bắt buộc, quyền lực đó là nhà nước.

Theo Kant, có ba loại pháp luật: pháp luật tự nhiên, pháp luật thực tế, và pháp luật công lý. Pháp luật tự nhiên là những nguyên tắc tiền nhiệm tất nhiên; pháp luật thực tế, mà nguồn là những ý chí của người lập pháp; pháp

luật công lý là những đòi hỏi khát vọng không được pháp luật quy định và nó không được bảo đảm bằng cưỡng chế. Pháp luật tự nhiên về phần mình chia thành hai nhánh: luật tư và luật công. Luật tư điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân với tư cách là các chủ sở hữu, còn luật công điều chỉnh các mối quan hệ mọi người liên minh thành cộng đồng các công dân (nhà nước), với tư cách là các thành viên của tổng thể chính trị. Chế định cơ bản của luật tư là sở hữu dưới hình thức chiếm hữu thực tế mang tính pháp lý trong điều kiện các trật tự dân sự, khi ý chí chung được mọi người thừa nhận ngự trị trên ý chí của mỗi cá nhân.

Sư vô quyền và chuyên quyền phong kiến được Kant đối lập với trật tự tư pháp tư sản dựa trên các đạo luật chung cho tất cả. Kant phản bác các đặc quyền pháp lý xuất phát từ sở hữu và đòi hỏi bình đẳng trong các mối quan hệ tư pháp.

Chế định trung tâm của luật công là quyền của nhân dân đòi hỏi được tham gia vào việc thiết lập trật tự pháp luật bằng cách thông qua hiến pháp thể hiện ý chí của họ. Thực chất đó là tư tưởng dân chủ tiến bộ về chủ quyền nhân dân. Tiếp theo Rousseau, quyền tối cao của nhân dân được Kant tuyên bố là cơ sở cho tự do, bình đẳng và độc lập của mọi công dân trong nhà nước, một tổ chức tổng thể của nhiều cá nhân quan hệ với nhau bởi các đạo luật.

Mượn tư tưởng của Montesquieu về việc phân chia quyền lực, Kant không lý giải tư tưởng cân bằng quyền lực. Theo ông, mọi nhà nước có ba

quyền lực: lập pháp (chỉ thuộc “ý nguyện và chủ quyền tập thể của nhân

dân”), hành pháp (thuộc người cầm quyền theo luật và tuân thủ quyền lực lập

pháp) và tư pháp (do quyền lực hành pháp bổ nhiệm). Tổng thể và sự nhất trí ba quyền lực này có thể ngăn ngừa chuyên chế và bảo đảm phồn vinh cho quốc gia.

bảo sự ngự trị của pháp luật và tự do. Khẳng định quan điểm duy tâm tư sản về bản chất và trách nhiệm của nhà nước như vậy, Kant nhanh chóng được

giai cấp bóc lột thừa nhận là một trong những nhà lý luận đầu tiên về “nhà

nước pháp quyền”, tức là nhà nước dường như dựa trên sự độc lập cá nhân và

trong hoạt động của mình dường như tuân thủ tuyệt đối các điều khoản của luật pháp.

Mặc dù Kant đưa ra quan điểm về chủ quyền nhân dân, song ông hết sức lo ngại về các kết luận cấp tiến rút ra từ đó. Ông khẳng định mọi quyền lực là xuất phát từ Chúa. Nhà cầm quyền có các quyền chứ không phải có trách nhiệm đối với các thần dân. Ông bác bỏ quyền nhân dân trừng trị người cầm quyền, ngay cả khi người đó vi phạm trách nhiệm trước đất nước. Ông cương quyết phê phán quyền khởi nghĩa của nhân dân và chỉ thừa nhận việc phản kháng hợp pháp, thụ động. Luận điểm này của ông trái ngược với tư tưởng nhà nước pháp quyền hiện đại.

Theo Kant, nhà nước là tập hợp của nhiều người, là bảo đảm của sự thắng lợi của pháp luật và triệt để áp dụng thuyết phân quyền trong tổ chức nhà nước. Theo ông, ở đâu áp dụng nguyên tắc phân quyền thì ở đó có nhà nước pháp quyền; nhà nước pháp quyền không phải là hiện tượng kinh nghiệm mà là mô hình lí luận, lí tưởng cần tuân thủ. Nhà nước đó phải là nhà nước cộng hòa thuần túy, chân chính, nơi có pháp luật ngự trị, mọi cá nhân, mọi chủ thể mang quyền lực nhà nước phải phụ thuộc vào pháp luật. Quyền lập pháp có mục đích tạo ra tự do, còn quyền hành pháp không có mục đích pháp lí chung mà chỉ tác động đến công dân.

Tóm lại, trong số các nhà tư tưởng vĩ đại của Cách mạng tư sản gắn liền với học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản phải kể đến Kant. Ông có đóng góp rất nhiều cho học thuyết này. Mặc dù còn một số hạn chế trong tư tưởng

“nhượng bộ tư tưởng phong kiến ở thời điểm thừa nhận đối tượng của luật tư không chỉ là đồ vật và hành vi con người mà còn cả bản thân con người. Sự

thừa nhận này đưa Kant tới chỗ biện mình cho việc ghi nhận về mặt pháp luật quyền lực của chồng đối với vợ, quyền lực của ông chủ đối với đầy tớ” [3, tr.

470], nhưng những giá trị tư tưởng của ông về nhà nước pháp quyền vẫn còn nguyên giá trị.

1.3.4.2. Tư tưởng nhà nước pháp quyền của G.F. Hegel (1770 – 1830)

G.F. Hegel là một nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của macxit. Theo

nhận xét của F. Engel, ông “không chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là

một nhà bác học có tri thức bách khoa nên trong mọi lĩnh vực, ông xuất hiện như là một người vạch thời đại” [22, tr. 367]

Theo ông, nhà nước pháp quyền là sự thể hiện thực tế con người. Pháp luật là sự thể hiện của tư tưởng tự do. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là

“hiện thực của tự do” và là “tồn tại thực tế của ý chí tự do”. Trong xã hội,

nhà nước ở vị trí cao nhất và cao hơn cả con người. Pháp quyền vừa là sự sáng tạo vừa là sản phẩm của nhà nước. Con người không thể tồn tại thiếu nhà nước. Sự phân quyền trong nhà nước theo ông, đó không phải là sự tồn tại bên cạnh nhau và chế ước lẫn nhau giữa các quyền lực tương đối độc lập theo mô hình kiểm soát và cân bằng. Sự phân quyền là nhằm đảm bảo sự tự do công cộng, chống lạm quyền, chuyên chế, vũ lực và phi pháp. Tuy nhiên, Hegel xem mô hình này là sự hủy hoại nhà nước, là biểu hiện của tâm thế dân

đen. “Trong khi các quyền lực của nhà nước đúng ra phải được phân biệt với

nhau, nhưng mỗi quyền lực phải tạo nên một cái toàn bộ trong chính mình và chứa đựng các mômen khác ở trong nó. Khi ta nói về các hoạt động được phân biệt của các quyền lực này, ta không được rơi vào sai lầm rất lớn khi xem điều này có nghĩa là mỗi quyền lực phải hiện hữu một cách độc lập và trong sự trừu tượng, trái lại, các quyền lực cần phải được phân biệt chỉ như là các mômen của khái niệm. Mặc khác, nếu các sự khác biệt này tồn tại độc lập và trong sự trừu tượng, thì rõ ràng là hai thực thể độc lập tự tồn không thể tạo nên một nhất thể thống nhất mà nhất định sẽ gây xung đột, và trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường hợp đó, cái toàn bộ hoặc bị phá hủy hoặc sự thống nhất được tái lập bằng sức mạnh bạo lực” [38, tr. 726]. Hegel biện minh cho mô hình phân

quyền theo kiểu phân công trong sự thống nhất của mình bằng bản tính của khái niệm. Theo đó, ba quyền lực cơ bản của nhà nước quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền của quốc vương tương ứng chính xác với ba sự quy định logic của khái niệm: Tính phổ biến, tính đặc thù và tính cá biệt, và mỗi quyền lực trong ba quyền lực này đều chứa đựng, theo cách riêng của mình cả ba mômen khái niệm nói trên ở trong chính mình. Tuy nhiên, theo như đánh giá

của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn thì “Cấu trúc tự biện thoạt nhìn có vẻ

“hài hòa” này thực tế đã kéo lùi quan niệm về sự phân quyền của Hegel so với quan niệm tam quyền phân lập của Montesquieu đã và đang được đại đa số những quốc gia hiện đại lựa chọn” [38, tr. 865].

Theo ông, tự do sở hữu tài sản là thành quả vĩ đại nhất của thời đại cách mạng tư sản kéo theo việc đòi tự do hợp đồng. Nhà nước là nền tảng của pháp quyền, là pháp nhân cao nhất có quyền uy và sức mạnh chỉ huy toàn xã hội. Ông coi nhà nước pháp quyền là biểu hiện của lí trí sáng suốt đối với hình thức tồn tại thực tế của con người. Nhà nước là biểu hiện cao nhất của pháp luật cụ thể, biểu hiện cao nhất của tự do. Ông tập trung vào việc chống sự tùy tiện, vô pháp luật của cá nhân con người. Nhưng nhà nước pháp quyền của Hegel luôn gắn với duy tâm. Ông coi nhà nước là sự ngoạn du của trời trên trái đất.

Nhà nước pháp quyền tư sản, theo Hegel là hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới thay thế hình thái nhà nước kiểu La Mã. Nhà nước này được hình thành dựa trên nền tảng là gia đình và xã hội công dân. Quan niệm nhà nước pháp quyền của Hegel hoàn toàn khác với quan niệm nhà nước pháp trị. Nhà nước pháp quyền trước hết phải là một nhà nước hợp lý, chỉ có thể được hình thành trong xã hội hiện đại (khi đã có xã hội công dân). Luật pháp của nhà nước pháp quyền nghiễm nhiên được đề cao, không cần bất cứ một

áp lực nào, vì nó là sản phẩm của một nhà nước hợp lý. Sự đề cao pháp luật chỉ là hệ quả chứ không phải là tiền đề của nhà nước pháp quyền. Theo Hegel, nhà nước hợp lý là nhà nước mà trong đó, sự thống nhất giữa ý chí của cá nhân với quy luật phát triển tất yếu của xã hội được đảm bảo. Muốn thế, nhà nước này phải là một nhà nước chính trị, sự thống nhất của quyền lực là sự thống nhất hữu cơ - thống nhất trên cơ sở phân hóa, đối lập hợp lý của ba thiết chế quyền lực: 1) Nghị viện: cơ quan lập pháp, đại diện cho ý chí của toàn dân, 2) Chính phủ: cơ quan hành pháp, giải quyết công việc hàng ngày của đất nước trên cơ sở các quy định pháp luật, 3) Nguyên thủ quốc gia: người đứng đầu đất nước, có quyền quyết định cuối cùng đối với công việc của đất nước. Nhà nước này chỉ có thể được hình thành khi xã hội công dân đã ra đời. Hai nền tảng cơ bản của nhà nước pháp quyền là gia đình và xã hội công dân.

Gia đình là thực thể luân lý trực tiếp, có nền tảng là sự đồng nhất cảm tính, đó là tình yêu. Nhưng do nền tảng của gia đình là cái cảm tính nên các quy định của gia đình dễ dàng mang tính chủ quan và phiến diện. Xã hội công dân là thiết chế bảo vệ quyền của cái cá nhân đặc thù, sự khác biệt, đối lập. Không có xã hội công dân thì không có nhân quyền. Hegel cho rằng, nhân quyền thể hiện quyền tự do của con người đối với tồn tại bên ngoài, trước hết là các sản phẩm lao động do chính mình làm ra (quyền sở hữu, ký kết hợp đồng kinh tế, quyền thành lập và tham gia các hiệp hội…). Đạo đức thể hiện quyền tự do của con người đối với chính bản thân mình: con người lấy mình làm đối tượng, tự bắt mình tuân theo các khuôn mẫu hành vi, ứng xử mà mình cho là tốt, thiện. Chính vì thế, hành vi đạo đức mới là hành vi tự nguyện. Quyền của đạo đức cao hơn nhân quyền. Tuy nhiên, nhân quyền và đạo đức cũng chỉ là những quyền tự do có tính hình thức, phiến diện không thực chất nếu không phù hợp với quốc quyền, với lập pháp của nhà nước pháp quyền.

Nhà nước pháp quyền là sự thống nhất biện chứng “chân lý” của gia

hiện qua các quy định của pháp luật của nhà nước pháp quyền giống như các mạch máu xuyên suốt các thiết chế xã hội công dân và gia đình, thâm nhập vào các quy định cảm tính của gia đình và trí tính của xã hội công dân, khắc phục tính chủ quan, phiến diện, sự hạn chế của chúng. Trong nhà nước pháp quyền, tình yêu (gia đình), nhân quyền, đạo đức (xã hội công dân) và cái lý tính (nhà nước chính trị) thống nhất với nhau. Theo Hegel, nhà nước sẽ tồn tại vĩnh cửu.

Tóm lại, Hegel là người có đóng góp lớn cho lý thuyết nhà nước pháp quyền. Quan điểm của ông về nhà nước pháp quyền phải dựa trên nền tảng gia đình và xã hội công dân là một bước tiến mới về tư tưởng nhà nước pháp quyền. Những đóng góp này của ông đã được K.Marx - F.Engels tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn về sau này để hình thành nên tư tưởng nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa.

1.3.4.3. Tư tưởng nhà nước pháp quyền của K. Marx (1818 – 1883) và F. Engels (1820 – 1895)

K. Marx là nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Marx được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất với những phân tích lịch sử dựa trên thuật ngữ đấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong những lời mở đầu cho Tuyên ngôn Đảng Cộng sản năm 1948. Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học cùng Friedrich Engels. Tư tưởng của ông là học thuyết kế thừa hệ thống các tư tưởng được thiết lập trong thế kỷ XIX, bao gồm triết học cổ điển Đức, học thuyết về kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh hay chủ nghĩa xã hội học Pháp.

F. Engels là nhà lí luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ XIX, người cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và

Đảng Cộng sản (1848). Engels cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển

III của bộ Tư bản sau khi Karl Marx mất. Ngoài những công trình chung với Marx, ông còn viết nhiều tác phẩm khoa học có giá trị như: "Nguồn gốc của

gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước", "Về lịch sử người German cổ đại", "Chống Duhring", "Biện chứng của tự nhiên", v.v... Ngoài ra, cuốn "Tác dụng của lao động chuyển hoá vượn thành người" cũng là một công trình

khoa học tuyệt vời góp phần giải thích nguồn gốc hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 44 - 53)