Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Anh

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 72 - 78)

từ sau cách mạng 1688 mà cụ thể là từ khi nghị viện Anh thông qua “Đạo

luật về quyền hành” trong đó quy định quyền lập pháp thuộc về nghị viện,

quyền hành pháp thuộc về nhà vua, sau đó thuộc về Viện cơ mật.

Tổ chức bộ máy nhà nước ở Anh thể hiện sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở đặc điểm đầu tiên là trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có sự phân chia quyền lực nhà nước các bộ phận và giữa các bộ phận đó có sự kiểm soát lẫn nhau ở một mức độ nhất định, đó là luật pháp, hành pháp và tư pháp. Chủ thể thực hiện các quyền này là nghị viện, chính phủ và tòa án.

Thứ nhất, nghị viện

Nước Anh là quê hương của Nghị viện tư sản bởi vì Nghị viện được hình thành ở đây từ rất sớm. Nghị viện có những quyền hạn như: quyền lập pháp; quyền quyền định ngân sách và thuế; quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên của Nội các. Vai trò và quyền hạn của Nghị viện lớn như vậy đã hạn chế đến mức tối đa quyền hạn của nhà vua, làm cho ngai vàng trở thành hư vị.

Trong lĩnh vực lập pháp, Nghị viện Anh gốm hai viện:

Thượng nghị viện hay còn gọi là Viện nguyên lão, đúng như tên gọi, gồm: đại quý tộc mới, không phải qua bầu cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra. Lúc đầu thượng viện có uy quyền hơn hạ nghị viện. Dần dần, do là đại diện của thế lực bảo thủ, lỗi thỗi, đã hết vai trò lịch sử trong xã hội, nên Thượng nghị viện vừa hoạt động rất hình thức, mang tính chất danh nghĩa, vừa là thế lực kiềm chế và đối trọng của Hạ viện. Vai trò kiềm chế và đối trọng đó được thể hiện ở chỗ: Thượng viện có thể làm cho việc thông qua các dự luật, các quyết định phải dài hơn, với những thủ tục rườm rà, để ngăn chặn sự quá tải, vội vàng của Hạ nghị viện.

còn được gọi là Viện dân biểu. Buổi ban đầu, quyền hạn của Hạ nghị viện và chế độ bầu cử còn bị hạn chế rất nhiều. Đại đa số công nhân lớp dưới, cố nông, người di ở và toàn thể phụ nữ bị gạt ra ngoài đời sống sinh hoạt chính trị - bầu cử. Sau này, hạ nghị viện ngày càng có nhiều quyền lực, lấn át vai trò, quyền hạn của thượng nghị viện.

Thứ hai, chính phủ

Ở Anh, tiền thân của Nội các là Viện cơ mật. Thế kỷ XVII, trước cách mạng tư sản, Viện cơ mật được Vua lập ra và giữ vai trò tư vấn cho Nhà Vua. Dần dần Viện cơ mật tách khỏi sự kiểm soát của Nhà Vua, thành viên Viện cơ mật được gọi là Bộ trưởng, Hội nghị viện cơ mật thành Nội các, người chủ trì các phiên họp được gọi là Thủ tướng. Nội các độc lập với Nhà Vua.

Sau đó Nội các trở thành cơ quan có thực quyền, nắm quyền hành pháp. Thủ tướng được Hoàng đế bổ nhiệm là thủ lĩnh đảng cẩm quyền, đảng chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện. Điều này trở thành tập quán hiến pháp không thành văn của Anh. Nói cách khác, thực chất Hạ nghị viện cử ra Thủ tướng. Sau khi được Hoàng đế bổ nhiệm, Thủ tướng đứng ra thành lập Chính phủ (các bộ trưởng nhất thiết phải là nghị sĩ). Đó là Chính phủ của đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Ở Anh, lập pháp và hành pháp đều nằm trong tay một đảng, vì vậy, không mấy khi Hạ viện bị giải tán. Hạ nghị viện chỉ có thể bị giải tán, nếu Chính phủ thấy đảng của mình có đa số mỏng manh trong Hạ viện, muốn có đa số vững chắc hơn, thì yêu cầu Hoàng đế giải tán Hạ viện để bầu ra hạ viện mới, với hy vọng sẽ có sự ủng hộ của đa số nhiều hơn, nhằm kéo dài thời gian cầm quyền của đảng mình [43, tr. 230].

Thứ ba, tòa án

Truyền thống luật thông lệ khởi nguồn từ nước Anh khi người Normans xâm chiếm Anh quốc vào năm 1006. Tuy nhiên điều này cũng không đồng nghĩa với việc pháp luật thông lệ đã hình thành vào năm

đế William The Conqueror (thủ lĩnh của người Normans) đã không hủy bỏ các tập quán và hệ thống tòa án địa phương mà vẫn cho phép những tòa án này áp dụng các thông lệ từ trước của họ. Tuy nhiên, Hoàng đế lại tiến hành thành lập hệ thống Tòa án Hoàng gia nhằm tập trung quyền lực vào tay triều đình. Thẩm quyền của hệ thống Tòa án Hoàng gia ngày càng được mở rộng và dần dần khiến thẩm quyền của các tòa án địa phương bị thu hẹp đáng kể và gần như bị mất tác dụng. Cho đến lúc này, thuật ngữ luật chung (Comman Law) mới xuất hiện do quan điểm cho rằng hệ thống tòa án do nhà vua lập ra có quyền áp dụng các tập quán chung (Comman Custom) cho toàn bộ Vương quốc kể cả trong trường nội dung của nó trái với tập tục, luật pháp ở địa phương hay tòa án ở các điền trang, thái ấp phong kiến. Kể từ đó các quyền định của hệ thống Tòa án Hoàng gia trở thành luật chung áp dụng cho cả Vương quốc và được gọi là luật thông lệ.

Do luật thông lệ được bắt nguồn từ các quyết định của tòa án nên nguồn của luật thông lệ là các án lệ chứ không phải từ các văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Đây cũng là đặc điểm căn bản của hệ thống luật chung để giúp phân biệt với hệ thống luật thành văn. Sự phụ thuộc vào các án lệ một cách cứng nhắc được thể hiện thông qua việc Nhà Vua sẽ thành lập một tòa án mới khi nội dung của luật thông lệ không còn phù hợp nữa mà không lựa chọn việc thay đổi bằng cách chấn chỉnh về mặt nội dung. Các nguyên tắc bền vững của luật chung được thiết lập bởi ba tòa án do Vua Henri (1133 -1189) thành lập. Đó là: Tòa án Tài Chính (Court of Exchequer) để xét xử các tranh chấp về thuế, Tòa án Thỉnh cầu phổ thông (Court of Comman Please) để xét xử những vấn đề không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Nhà Vua và Hoàng gia và Tòa án Hoàng Đế (Court of the King’s Bench) để xét xử những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của hoàng gia mà trong đó chủ yếu là xem xét hành vi lạm quyền của các chức sắc trong triều đình. Chính từ chức năng này của Tòa án Hoàng đế đã hình thành nên một nguyên

Hạn chế cơ bản của hệ thống thông luật là tính cứng nhắc, kém linh hoạt. Do quá trình áp dụng pháp luật chủ yếu là dựa vào các quyết định mang tính tiền lệ nên sự thích nghi đối với những tình huống mới chưa từng có trong tiền lệ là không cao. Để khắc phục tình trạng này, toà án được phép điều chỉnh sự phán xử theo luật thông lệ trước đó. Điều này đã tạo ra một loại luật gọi là luật công bình dựa trên nguyên tắc công bình và bình đẳng (In equity). Kể từ đó, luật công bình và luật thông lệ được xác định là những thành phần không thể thiếu của truyền thống luật thông lệ nói chung.

Đế quốc Anh đã mang luật thông lệ đến tất cả các thuộc địa và luật

thông lệ đã được tiếp nhận ở nhiều nước. Tuy nhiên, luật thông lệ tạo được dấu ấn rõ nét nhất là ở các quốc gia mà người nhập cư Châu Âu chiếm số đông do có sự áp đặt luật lệ đối với người bản địa mặc dù vẫn có sự điều chỉnh cho phù hợp với tập tục ở địa phương. Điều này được minh chứng một cách rõ nét ở các quốc gia như Australia, Canada, Newzealand, Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ là nước đông dân nhất áp dụng hệ thống luật thông lệ. Tại Mỹ, hệ thông luật thông lệ được áp dụng ở hầu hết các bang (trừ bang Louisiana vì đã có luật thành văn trước khi chính thức trở thành một bang của Hoa Kỳ).

Yếu tố áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Anh được thể hiện qua sự hạn chế quyền lực của Hoàng đế Anh

Lúc đầu, Hoàng đế Anh có quyền lực rất lớn, nắm trong tay cả ba

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. “Văn kiện” năm 1701 đặt cơ sở bước

đầu hình thành hai nguyên tắc quan trọng. Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc

“chữ ký thứ hai”. Nguyên tắc này là bất cứ văn kiện nào của vua để có hiệu

lực thì cần phải có chữ ký của thủ tướng hoặc của một Bộ trưởng một bộ có

liên quan tới vấn đề có ghi trong văn bản đó. Năm 1711, nguyên tắc “chữ ký

thứ hai” được bổ sung thêm nguyên tắc: không chịu trách nhiệm của Nhà

Vua, Nhà Vua không được làm điều ác, người phải chịu trách nhiệm về các văn bản của vua là Bộ trưởng hoặc Thủ tướng. Mục đích thực tiễn của nguyên

tắc chữ kí thứ hai là hạn chế quyền lực của Hoàng đế. Nguyên tắc thứ hai là

“không thay thế quan tòa”. Mục đích ban đầu của nguyên tắc này là ngăn

ngừa sự chuyên quyền của nhà vua. Nguyên tắc này là nhà vua bổ nhiệm các thẩm phán, nhưng việc thay đổi các quan tòa lại thuộc quyền của nghị viện. [43, tr. 225].

Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia. Nhưng Hoàng đế chỉ nặng về vai trò tượng trưng. Mọi hoạt động của hoàng đế chỉ nhằm một mục đích chính thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động của Nghị viện, của Chính phủ. Mọi quyết định của Hoàng đế chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ ký kèm theo của Thủ tướng [43, tr. 227].

Tóm lại, hoàng đế không có thực quyền và đúng như câu ngạn ngữ

“nhà vua trị vì, nhưng không cai trị”.

Yếu tố dân chủ của một nhà nước pháp quyền được thể hiện qua các cuộc cải cách bầu cử ở Anh

Lúc đầu, sau cuộc chính biến của Vin hem năm 1688, trong số gần 7 triệu dân Anh, chỉ có 25 vạn người có quyền tuyển cứ. Gần một nửa số hạ nghị sĩ là những người được bầu ra từ những vùng có rất ít dân cư, thường bầu và cử theo ý muốn của chúa đất. Khi mảnh đất được bán đi, thì người chủ mới thay thế người chủ cũ làm Hạ nghị sĩ. Ghế Nghị viện được mua đi bán lại. Phiếu bầu cử cũng được mua. Đại đa số công nhân lớp dưới, cố nông, người đi ở và toàn thể phụ nữ bị gạt ra ngoài đời sống sinh hoạt chính trị - bầu cử. Tiếp đến là cuộc cải cách bầu cử năm 1832 với các cử tri là lớp người có của. Quyền bầu cử chỉ dành cho 1/22 số dân. Sau đó, cuộc cải cách chế độ bầu cử năm 1867 với luật bầu cử năm 1867 khi ở nông thôn bất kỳ người đàn ông nào đến tuổi trưởng thành đều có quyền bầu cử, nếu người đó là chủ sở hữu hoặc cho thuê nhà với thu nhập khoảng 12 bảng. Ở thành phố, quyền bầu cử dành cho bất kỳ người đàn ông nào đến tuổi trưởng thành có một ngôi nhà riêng hoặc là thuê một căn hộ (thậm chí căn hộ nhỏ) phải trả tiền

thuê với giá 10 bảng. Điểm mới này có ý nghĩa đối với nhiều thành phố lớn, kể cả London. Điểm mới nữa là luật quy định quyền bầu cử cho bất kỳ người nào thuê căn hộ nhỏ, trong tương lai sẽ là người đàn ông trưởng thành, trả tiền bằng mức trả như những cư dân khác sống cố định trong ngôi nhà đó. Trước năm 1867, những người thuê nhà đóng thuế thông qua chủ

ngôi nhà và chỉ có ông ta mới là người được gọi là “người đóng thuế”. Cải

cách đã nâng vai trò cho tất cả những ai đóng thuế, bằng cách đó mở rộng phạm vi cử tri. Vào năm 1872, ở Anh đã thực hiện chế độ bỏ phiếu kín. Cuộc cái cách lần thứ 3 (năm 1884 - 1885) đã mở rộng quyền bầu cử đối với công nhân nông nghiệp. Những người tá điền cũng được nhận quyền bầu cử. Nhờ đó số lượng cử tri ở các tỉnh tăng khá nhanh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)