Nhà nước pháp quyền được coi là mô hình tổ chức nhà nước lý tưởng nhất của mọi thời đại, một giá trị xã hội được tích lũy và phát triển trong lịch sử nhân loại. Tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền đã xuất hiện từ thời cổ đại mà đại diện tiêu biểu là các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại như Solon, Platon, Aristot, Ciceron… Học thuyết nhà nước pháp quyền được các nhà tư tưởng chính trị - pháp lý thời kỳ hiện đại tiếp tục pháp triển, hoàn thiện.
Trong thời kỳ cận đại, chưa có nhà tư tưởng nào quan tâm đến việc xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền, chỉ đến giai đoạn hiện đại mới có một số nhà nghiên cứu chú ý đến việc xây dựng khái niệm nhà nước pháp quyền. Do vậy, khái niệm nhà nước pháp quyền được trình bày trong mục này chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các quan điểm của các nhà nghiên cứu thời kỳ hiện đại.
Mặc dù, nhà nước pháp quyền đã được nghiên cứu từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất về nhà nước pháp quyền được thừa nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu tùy theo góc độ nghiên cứu, nội dung, mục đích nghiên cứu mà đưa ra những khái niệm khác nhau về nhà nước pháp quyền. Có người đưa ra khái niệm nhà nước pháp quyền trên cơ sở lý luận, có người tiếp cận khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc độ cụ thể, song có người đưa ra khái niệm trên cơ sở liệt kê các dấu hiệu đặc trưng của nó, cũng có người tiếp cận khái niệm này bằng cách phân tích mối quan hệ giữa khái niệm nhà nước pháp quyền với khái niệm khác gần gũi.
Trong xã hội hiện đại, nhà nước pháp quyền đã trở thành mô hình nhà nước có giá trị tham khảo cho việc thiết kế và xây dựng nhà nước của các quốc gia đương đại, trở thành giá trị của văn minh nhân loại, mẫu hình nhà
nước lí tưởng, xu thế tất yếu cần hướng tới của tất cả các nhà nước dân chủ
trên thế giới. Cho đến nay, “sự phát triển của văn minh nhân loại phần lớn
được quy định bởi sự phát triển của xã hội công dân và nhà nước pháp quyền” [5, tr. 5]. Vì thế, vấn đề nhà nước pháp quyền tiếp tục được nghiên
cứu rộng rãi ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, với mong muốn hiểu rõ các đặc trưng của nó để có thể không ngừng hoàn thiện nhà nước hiện thực của mình theo xu hướng nhà nước pháp quyền.
Có tác giả quan niệm nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền gồm có: thừa nhận và tôn trọng tính tối cao của luật; các quyền lập pháp, hành pháp tư pháp được phân định rõ rệt nhằm kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau; nhà nước bảo đảm cho công dân dân sự an toàn pháp lí, được hưởng các quyền tự do cơ bản và được bảo vệ các quyền đó, thực hiện tận tâm các cam kết quốc tế [35, tr. 150].
Tại hội thảo về Nhà nước pháp quyền của các nước cùng sử dụng tiếng Pháp, tổ chức tại Bênanh tháng 9 năm 1991, từ các giác độ khác nhau, luật gia của hơn 40 nước tham dự đã đưa ra quan niệm về nhà nước pháp quyền như sau: nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó quyền và nghĩa vụ của tất cả và của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo hộ; nhà nước pháp quyền được định nghĩa chung là một chế độ mà ở đó nhà nước và các cá nhân phải tuân thủ pháp luật, tức là một thứ bậc các quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng toà án độc lập; nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị cao nhất của con người; nhà nước phải tuân thủ pháp luật và bảo đảm cho công dân được chống lại chính sự tuỳ tiện của nhà nước, nhà nước đề ra pháp luật đồng thời phải tuân thủ pháp luật, tự đặt mình và các thiết chế của mình trong khuôn khổ pháp luật; phải có các cơ chế khác nhau để kiểm tra tính hợp pháp và hợp hiến của pháp luật cũng như các hành vi của bộ máy hành chính... ; đặc điểm của nhà nước pháp quyền là nhà nước phải tạo ra cho công dân sự bảo đảm rằng người ta không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên những điều
được quy định trong Hiến pháp và pháp luật; nhà nước pháp quyền là một chế độ mà ở đó Hiến pháp thống trị, nhưng phải là một Hiến pháp được xây dựng trên sự tự do và quyền công dân được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Có quan niệm cho rằng, nhà nước pháp quyền là nhà nước phải có nền tư pháp hoạt động độc lập, nếu như hoạt động tư pháp không độc lập thì mặc dù có một số dấu hiệu được xác định là hiện hữu trong nhà nước, chẳng hạn như có các tòa án, có hệ thống pháp luật, thẩm chí là có bầu cử, tự do…thì nhà nước đó vẫn sẽ không phải thực sự là nhà nước pháp quyền [45, tr. 34].
Theo quan điểm của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế: nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người [36, tr. 174].
Tóm lại, khái niệm nhà nước pháp quyền có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng chung quy lại nhà nước pháp quyền là khái niệm bao hàm những nội dung rất phong phú, chứa đựng những đặc trưng, những mặt cơ bản, ghi nhận một trạng thái phát triển, một trình độ phát triển của Nhà nước và tiến bộ xã hội. Tựu chung các ý kiến thường lấy các dấu hiệu đặc trưng để xác định nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền, như: tính tối cao của luật, sự phân công quyền lực, dân chủ và bảo đảm quyền con người, trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân; tính độc lập của nền tư pháp...
Trên cơ sở các quan niệm trên, có thể hiểu: nhà nước pháp quyền là
nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, trong đó mọi chủ thể kể cả nhà nước đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật - một hệ thống pháp luật có tính phổ biến cao (đề cao tính tối cao của Hiến pháp và luật), phù hợp với ý chí của nhân dân, thể hiện đầy đủ những giá trị cao cả nhất của xã hội, của con người.
Từ định nghĩa trên có thể thấy nhà nước pháp quyền có những đặc trưng
cơ bản sau.
Thứ nhất, nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của nhân dân
Trong các nhà nước độc tài chuyên chế, nhân dân luôn là đối tượng bị cai trị, áp bức, họ chưa bao giờ được coi là chủ thể quyền lực nhà nước mà chỉ là khách thể của quyền lực này. Còn trong nhà nước pháp quyền, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân có thể tự mình và thông qua những người đại diện, những tổ chức của mình để tham gia vào tổ chức và hoạt động của nhà nước, giám sát hoạt động của các nhân viên và cơ quan nhà nước. Nhân dân có quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia và các vấn đề quan trọng khác của nhà nước. Vì thế, nhà nước phải phục vụ cho lợi ích hợp pháp của nhân dân và phải đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của họ. Chủ quyền của nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật gốc, luật cơ bản của nhà nước, các hình thức thực hiện chủ quyền nhân dân cũng được ghi nhận trong đạo
luật này. Chẳng hạn Hiến pháp Đức ghi nhận: “Mọi quyền lực công cộng đều
bắt nguồn từ nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực đó thông qua bầu cử và trưng cầu ý dân cũng như thông qua các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cụ thể” [23, tr. 88]. Hoặc Hiến pháp năm 2013 quy định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” (khoản 2 Điều 2) và “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” (Điều 6).
Thứ hai, trong nhà nước pháp quyền, các quyền con người và quyền công dân được tôn trọng và bảo đảm
Có thể nói xuất phát từ mong muốn và đòi hỏi hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo đảm tự do cho cá nhân mà ý tưởng về nhà nước
pháp quyền đã hình thành. Vì thế, “Tự do, bình đẳng, phẩm giá con người và
những hình thức thể hiện khác nhau của bảo đảm nhân quyền là những yếu tố đặc trưng truyền thống của chế độ pháp trị” [23, tr. 51].
Quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với công dân là mối quan hệ bình đẳng theo nghĩa cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ với nhau, công dân không chỉ có nghĩa vụ mà còn có quyền đối với nhà nước, ngược lại, nhà nước không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ đối với công dân. Vì thế, tự do của công dân chính là giới hạn quyền lực của nhà nước, quyền của công dân tỉ lệ nghịch với quyền hạn của nhà nước và phạm vi tự do của công dân rộng hơn phạm vi tự do của nhà nước, trong khi công dân có quyền làm bất cứ việc gì mà luật không cấm thì các cơ quan và nhân viên nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Trong nhà nước pháp quyền, các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc... mới có cơ hội trở thành hiện thực vì được nhà nước thừa nhận trong pháp luật và bảo đảm thực hiện; các quyền và lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của mọi công dân được nhà nước cam kết và bảo vệ bằng pháp luật. Về mặt lí thuyết, nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho mọi cá nhân có quyền bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội về mặt pháp lí để phát triển toàn diện cá nhân, để mỗi cá nhân đều có thể phát huy được hết khả năng vốn có của mình. Quyền tự do và bình đẳng của công dân được thừa nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự công bằng và sự bình đẳng của công dân trong nhà nước pháp quyền không chỉ bảo đảm cho công dân có đủ điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để thực hiện được các quyền của mình trong thực tế. Không những
thế, nhà nước còn bảo vệ các quyền tự do cá nhân khỏi sự xâm hại của các chủ thể khác, kể cả các cơ quan nhà nước. Công dân có quyền thay đổi những người cầm quyền khi những người này xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và xã hội, có quyền chống lại sự can thiệp, tùy tiện, trái pháp luật của những ngươi cầm quyền đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng thực hiện pháp luật và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lí của mình đối với nhà nước và đối với các chủ thể khác.
Nói chung, trong nhà nước pháp quyền, quan hệ giữa nhà nước và cá
nhân diễn ra theo hướng “Nhà nước là khối liên hiệp của nhiều người dưới sự
điều tiết của luật pháp; không khi nào được coi con người là phương tiện để đạt mục đích mà ngược lại, phải coi con ngươi là mục đích cần đạt; mỗi cá nhân và cả xã hội cần tôn trọng và bảo vệ pháp luật; mỗi công dân có các quyền đồng thời có khả năng buộc người nắm quyền lực phải tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật đã ban hành” [10, tr. 21].
Thứ ba, nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm dân chủ
Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, hoạt động công khai và dân chủ. Hình thức biểu hiện của nền dân chủ trong nhà nước pháp quyền là quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho nhà nước thực hiện nên quyền lực của nhà nước bị giới hạn trong phạm vi được ủy quyền, bị giới hạn bởi pháp luật. Xã hội được quản lí bằng pháp luật, nhân dân được tham gia vào tiến trình phát triển của xã hội, vào việc đảm bảo quyền con người, vào sự phát triển kinh tế và vào việc đảm bảo công bằng xã hội. Dân chủ và pháp luật là những yếu tố cần thiết trong sự phát triển và giữ vai trò quan trọng nhất trong tâm tưởng các nhà hoạch định chính sách quốc gia [35, tr. 55].
Nhà nước pháp quyền có đủ khả năng để thiết lập, củng cố và bảo vệ nền dân chủ. Thông qua pháp luật, nhà nước thừa nhận các quyền tự do dân chủ trong các lĩnh vực cho công dân; thừa nhận quyền tham gia quản lí nhà
nước, quản lí xã hội của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng; quy định thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước để giới hạn quyền lực của chúng, tránh tình trạng các cơ quan nhà nước có thể xâm hại đến các quyền tự do dân chủ của nhân dân. Cũng thông qua pháp luật, nhà nước quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền của công dân, cấm các hành vi xâm hại và quy định các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể xâm hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhờ vậy, có thể bảo vệ được nền dân chủ đã được thiết lập [42, tr. 64].
Thứ tư, ở nhà nước pháp quyền, pháp luật chiếm vị trí tối thượng trong đời sống nhà và đời sống xã hội
Sự thống trị của pháp luật là cơ sở để hình thành nên nhà nước pháp quyền. Vì vậy, tôn trọng và thực hiện pháp luật là nhu cầu tự thân của nhà nước này. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật trong nhà nước pháp quyền diễn ra theo chiều hướng tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. Mặc dù pháp luật do nhà nước ban hành song khi đã có hiệu lực pháp lí thì pháp luật lại có giá trị ràng buộc đối với nhà nước, trở thành cơ sở pháp lí cho toàn bộ quá trình tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và cũng là cơ sở để giới hạn, kiểm soát quyền lực nhà nước. Pháp luật quy định trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại, từng cấp và từng cơ quan nhà nước; quy định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các bộ phận cấu thành trong mộ cơ quan… Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều dựa trên cơ sở pháp luật, được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật. Pháp luật trở thành công cụ để nhà nước thể hiện ý chí và thực hiện mục đích của nó [42, tr. 64].
Tất cả các cơ quan và nhân viên nhà nước đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong hành vi của mình và chỉ được làm những gì mà luật cho phép, phải thực thi pháp luật theo đúng những nguyên tắc và trình tự đã được quy định, không được áp dụng pháp luật một cách tùy tiện. Bản thân
nhà nước phải có những thiết chế và cơ chế để giám sát việc tuân theo pháp luật của chính nha nước như: Tòa án hiến pháp, sự độc lập của tư pháp, sự giám sát của công dân, của các tổ chức trong hệ thống chính trị… Bất kì cơ quan, nhân viên nhà nước nào, nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách