Phân tích gió khi tầm nhìn kém

Một phần của tài liệu CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG - YÊU CẦU QUY HOẠCH Civil airports - Planning requirements (Trang 61)

Bảng C-3 Số liệu gió Hướng gió

C.5 Phân tích gió khi tầm nhìn kém

Bước tiếp theo là kiểm tra dữ liệu gió trong điều kiện tầm nhìn bị giới hạn. Từ số liệu này cho ta biết đường CHC có thể cho tàu bay CHC ít nhất 95 % thời gian trong điều kiện tầm nhìn bị giới hạn hay không. Phân tích cho biết tỷ lệ % tổng thời gian điều kiện thường xảy ra. Ví dụ về tầm nhìn giới hạn được lập bảng thể hiện trong Hình B-2 thể hiện quan trắc gió chỉ theo 1 hướng la bàn, trong trường hợp này là Đông Bắc. Tổng số số liệu quan trắc cho các hướng la bàn là 24 081 trong đó 1 106 là gió từ hướng Đông bắc. Để hoàn thành phân tích, biểu đồ loại này phải xác định những hướng khác theo la bàn. Ví dụ, giả sử độ cao trần mây 290 m tương tương với 300 m. Vòng tròn số 7 có nghĩa là đã thực hiện 7 quan trắc khi gió đến từ phía đông bắc với tốc độ gió từ 8 km/h đến 15 km/h (4 đến 8 kt), độ cao trần mây từ 0 đến 30 m, tầm nhìn 0 đến 400 m. Khu vực gạch chéo hai lần phù hợp với tiêu chuẩn độ cao trần mây và tầm nhìn.

Phụ lục D

(Tham khảo)

Công suất Cảng Hàng không D.1 Khái niệm công suất

Công suất theo giờ:

Đối với nhà ga ta sử dụng khái niệm:

“Công suất” là lưu lượng hành khách, tức là số lượng hành khách thông qua tối đa trong vòng 1 h; Đối với khu bay:

“Công suất” là số lần tàu bay cất hạ cánh thông qua tối đa trong vòng 1 h; Công suất theo năm:

Đối với nhà ga ta sử dụng khái niệm:

“Công suất thiết kế” là lưu lượng hành khách thiết kế, tức là số lượng hành khách thiết kế thông qua trong một năm;

Đối với khu bay:

“Công suất thiết kế” là số lần tàu bay cất hạ cánh thiết kế thông qua trong vòng một năm;

“chậm chuyến bay” là sự chênh lệch về thời gian giữa thời gian khai thác tàu bay theo lịch và thực tế.

Một phần của tài liệu CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG - YÊU CẦU QUY HOẠCH Civil airports - Planning requirements (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w