Diện tích khu vực xây dựng kho XDM được quy hoạch theo cấp CHK như sau:

Một phần của tài liệu CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG - YÊU CẦU QUY HOẠCH Civil airports - Planning requirements (Trang 68 - 69)

D.11.1 Có thể tham khảo quy hoạch sau:

Nhà quản lý và bảo dưỡng tàu bay được bố trí gần sân đỗ và cách nhà khai thác CHK một khoảng cách ≥ 300 m. Phần trung tâm của nhà hănga bố trí một gian chính để bảo dưỡng tàu bay. Diện tích của gian này phụ thuộc vào số lượng tàu bay và kích thước của tàu bay trong đó. Còn các xưởng và phân xưởng khác được bố trí ở các phòng xây dựng chung quanh hănga. Trong các phòng này có phòng dành riêng cho tổ phục vụ kỹ thuật tàu bay.

Tham khảo kích thước nhà Nhà quản lý và bảo dưỡng của trạm kỹ thuật tàu bay (KTTB) theo quy định sau: tàu bay (KTTB) theo quy định sau:

Cấp CHK Kích thước, m

I 213 x 80

II 146 x 60

III 88 x 55

IV và V 77 x 40

Hoặc trên cơ sở tàu bay cụ thể.

D.12 Khu nhiên liệu

D.12.1 Khu nhiên liệu cần bố trí cách các nhà và công trình của CHK một khoảng cho phép. Khi chưacó các nghiên cứu cụ thể có thể tham khảo: có các nghiên cứu cụ thể có thể tham khảo:

- Đối với các kho nhiên liệu thuộc nhóm I (khối lượng nhiên liệu trong kho > 5000 m3) cần bố trí cách nhà và công trình của CHK một khoảng phòng hỏa là:

- Cách sân đỗ, sân ga hành khách > 200 m . - Cách khu kỹ thuật tàu bay và khu bay > 400 m.

- Cách nhà công cộng, nhà ga hành khách chính và nhà ở > 200 m.

Đối với các kho nhiên liệu thuộc nhóm II (khối lượng nhiên liệu trong kho < 5000 m3) các khoảng cách trên có thể giảm xuống đến 75 m. Các loại kho XDM không cho phép bố trí ở khu tĩnh không đầu.

Diện tích khu vực xây dựng kho XDM được quy hoạch theo cấp CHK như sau: sau:

Cấp CHK Diện tích khu kho XDM

(ha) I 4-5 II 3-4 III 2-3 IV 1,5-2 V 1-1,5

D.12.2 Tiếp nhiên liệu tàu bay

Sức chứa của phương tiện có bồn chứa nhiên liệu dao động từ 10 000 | đến 60 000 |. Mặt đường phải đủ cường độ chịu được cả các xe nhiên liệu.

Phụ lục E

(Tham khảo)

Dự báo hành khách giờ cao điểm E.1 Lượt tàu bay giờ cao điểm

1) Dùng số lượt hành khách thực tế hàng năm tại CHK trong các năm gần nhất làm cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng hành khách với tốc độ tương đương số liệu dự báo hành khách lên tàu bay (có nghĩa là không thay đổi hệ số tải hành khách*);

*CHÚ THÍCH: Phải lưu ý sự khác nhau giữa hệ số tải hành khách và hệ số sử dụng ghế không đều thường được nhà vận chuyển tính bằng cách chia số Km-hành khách cho số Km-số ghế có sẵn. 2) Tổng số lượt khách theo dự báo được phân bố cho các loại tàu bay dự kiến trong năm dự báo. Số lượt tàu bay hoạt động mỗi loại bằng tổng số lượt hành khách dự báo cho từng loại tàu bay chia cho số ghế trung bình một tàu bay loại đó. Tổng số lượt tàu bay hoạt động hàng năm bằng tổng số lượt hoạt động của mọi loại tàu bay.

3) Số lượng hành khách yêu cầu trong ngày cao điểm của năm dự báo được xác định bằng cách: nhân số lượng hành khách hàng năm với hệ số hành khách ngày cao điểm tính toán trong các năm tính toán. Số lượng hành khách giờ cao điểm bằng số lượng hành khách ngày cao điểm nhân với hệ số giờ cao điểm của ngày cao điểm trong năm tính toán.

4) Số hành khách trong giờ cao điểm được phân bổ cho các loại tàu bay khác nhau vận chuyển trong năm dự báo, dựa trên sự phân bố tổng lượng hành khách theo từng loại tàu bay trong năm tính toán. 5) Số lần hoạt động tàu bay yêu cầu bằng số hành khách yêu cầu theo loại tàu bay chia cho số ghế trung bình của tàu bay. Tổng số lần hoạt động tàu bay vào giờ cao điểm là tổng số lần hoạt động của các loại tàu bay.

E.2 Ví dụ về các phương pháp tính toán cho giờ cao điểm

1) Xác định ngày cao điểm theo các lượt di chuyển tàu bay thống kê ít nhất 5 năm.

2) Phân tích các lượt di chuyển vào ngày cao điểm và kiểm tra giờ cao điểm đối với việc vận chuyển hành khách dựa trên bảng thống kê số lượng hành khách đi tàu bay.

3) Chia tổng lưu lượng hành khách thống kê vào giờ cao điểm qua số năm tính toán cho tổng lưu lượng giao thông vào ngày cao điểm, cho ta tỷ lệ giao thông giờ cao điểm/ngày cao điểm trung bình trọng số

4) Xác định hai tháng có lưu lượng giao thông cao nhất trong năm từ việc phân tích những biến đổi theo mùa.

5) Tính số lượng hành khách sử dụng CHK vào ngày trung bình trong hai tháng cao điểm; giả thiết rằng ngày trung bình này là ngày cao điểm thứ 40 trong năm. (Trong 2 tháng cao điểm ta lấy số hành khách giờ cao điểm thứ 40 là số hành khách trung bình tính toán, số hành khách này nhân với hệ số giờ cao điểm so với ngày cao điểm thống kê ít nhất 5 năm ở điểm 6 dưới sẽ được số hành khách giờ cao điểm tính toán)

6) Xem xét tỷ lệ lưu thông giờ cao điểm với ngày cao điểm tính toán, để xác định số lượng hành khách giờ cao điểm theo loại dịch vụ.

7) Chia số hành khách giờ cao điểm tính toán cho số hành khách trung bình lên/xuống tàu bay trên mỗi lượt di chuyển để xác định số lượt di chuyển tàu bay tính toán vào giờ cao điểm, lưu ý là “trung bình” thường cao hơn “bình thường” trong giai đoạn cao điểm.

E.3 Hướng dẫn áp dụng tính lưu lượng hành khách giờ cao điểm theo FAA:

Theo FAA, ta có mối liên hệ giữa lưu lượng hành khách giờ cao điểm với lưu lượng hành khách năm: lHKCĐ = lHKN . k

Trong đó

lHKCĐ là lưu lượng vận chuyển hành khách giờ cao điểm lHKN là lưu lượng vận chuyển hành khách năm.

Một phần của tài liệu CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG - YÊU CẦU QUY HOẠCH Civil airports - Planning requirements (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w