Xét trên nhiều phương diện, năng lực tài chính là những gì có liên quan đến vấn đề tài chính của nhà thầu. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng và là đơn vị hạch toán độc lập, công ty cổ phần nếu chỉ nhằm vào phần vốn ngân sách nhà nước cấp phát thì rõ ràng là không thể phát triển như ngày hôm nay. Ngân sách nhà nước thì có hạn mà số lượng các công ty nằm trong diện “cấp phát” còn quá nhiều, do vậy vốn của nhà nước chỉ có mục đích hỗ trợ còn muốn làm ăn lớn và phát triển hơn nữa đòi hỏi bản thân công ty phải tự vân động. Và sớm hiểu được điều này, công ty đã tạo dựng uy tín với nhiều ngân hàng để có thể dễ dàng vay vốn khi cần và cho đến nay nhờ vào sự tích cực trong làm ăn và thanh toán sòng phẳng, công ty không chỉ có chỗ đứng trên thương trường mà còn là một đơn vị làm ăn có uy tín với các ngân hàng.
Bên cạnh đó một trong số những điều khiến các nhà đầu tư luôn băn khoăn, đó chính là các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán và hệ số sinh lợi của công ty. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, công ty đã hết sức nỗ lực trong việc thanh toán và tăng trưởng lợi nhuận, do vậy mà các chỉ tiêu mà các chủ đầu tư cũng như các ngân hàng luôn quan tâm cũng không làm công ty phải điên đầu, lo lắng, ngược lại nó như là một thứ vũ khí cạnh tranh lợi hại của công ty trong mỗi cuộc đấu thầu.
Thông thường trong bất kì bộ hồ sơ mời thầu nào, bên mời thầu cũng có những yêu cầu cụ thể về năng lực tài chính, có thể đưa ra đây một số chỉ tiêu mà bên mời thầu thường hy quan tâm đến, đó là:
-Số liệu tài chính của nhà thầu trong vòng ba năm gần nhất theo quy định trong hồ sơ mời thầu phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Lợi nhuận trung bình trong ba năm đó phải lớn hơn hoặc bằng 0
+ Doanh thu trung bình trong ba năm phải lớn hơn hoặc bằng hai lần giá trị gói thầu
- Nhà thầu phải có cam kết của ngân hàng nơi mở tài khoản thanh toán gói thầu không sử dụng các khoản thanh toán của nhà thầu để thu nợ cho các dự án khác.
Với những chỉ tiêu về tài chính như vậy công ty có khả năng tham gia các dự án có giá trị sản lượng lớn theo quy chế đấu thầu hiện hành và sẽ là một đối thủ mạnh cho bất kì doanh nghiệp nào muốn giành được hợp đồng.
2.1.3.3 Năng lực kĩ thuật
Được đánh giá trên nhiều tiêu chí khác nhau, song năng lực kĩ thuật của bất cứ nhà thầu nào khi muốn tham gia dự thầu cũng đều phải thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà bên mời thầu đã nêu trong hồ sơ mời thầu, những yêu cầu đó tập trung chủ yếu vào một số vấn đề sau đây:
- Tính chất tương tự về kĩ thuật xây dựng được xác định theo ba điều kiện như sau:
+ Đã từng thi công công trình, hạng mục công trình nào tương tự trong điều kiện như công trình hiện tham dự thầu
+Trong vòng 05 năm trước đã, đã thực hiện và hoàn thành ít nhất 01 hợp đồng tương tự về kỹ thuật có giá trị không nhỏ hơn giá gói thầu tham dự hoặc đã thực hiện và hoàn thành 02 hợp đoòng tương tự về kỹ thuật xây dựng có tổng giá trị phải lớn hơn giá gói thầu tham dự.
+ Đã từng thi công công trình, hạng mục công trình có những đặc điểm địa chất, địa hình tương tự như gói thầu sắp tham gia
+ Trình bày về các giải pháp kỹ thuật thi công của tất cả các hạng mục kèm theo sơ đồ công nghệ thi công đối với các loại công việc phức tạp
+Trình bày biện pháp quản lý chất lượng của Nhà nước. Các chỉ tiêu chất lượng công trình chủ yếu Nhà thầu sẽ thực hiện được.
+ Nhà thầu cần thuyết minh cụ thể nguồn cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, quy cách phẩm chất, các chứng chỉ chất lượng của chúng được sử dụng vào công trình.
+ Tổ chức thi công và tiến độ thực hiện
Đó là một số yêu cầu cơ bản mà bên mời thầu thường đặt ra cho các nhà thầu và yêu cầu phải được thực hiện đầy đủ, không sai sót.
Công ty cổ phần 471 với mong muốn ngày càng hoàn thiện và đảm bảo giành thắng lợi nhiều hơn trên “mặt trận” đấu thầu nên không chỉ chuyên tâm khảo sát cho ra giá dự thầu hợp lý mà còn đầu tư hợp lý để năng lực kĩ thuật của nhà thầu luôn đủ sức làm hài lòng các chủ đầu tư. Hơn nữa để đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, công ty còn phải tìm cách xây dựng được biện pháp thi công tốt nhất, bố trí nhân lực hợp lý nhất để làm sao chi phí được đẩy xuống đến mức tối đa mà tiến độ vẫn được đáp ứng đầy đủ. Đó mới chính là những gì mà chủ đầu tư mong đợi nơi các nhà thầu chuyên nghiệp.
Trong quá trình tham gia dự thầu công ty Cổ phần 471 cũng đã gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh với các nhà thầu khác, tuy nhiên về mặt năng lực kĩ thuật là điều mà công ty luôn được dưới chuyên môn đánh giá rất cao, đó cũng là một lợi thế cho công ty.
2.1.3.4 Năng lực nguồn nhân lực
Đây là yếu tố rất cần thiết cho công cuộc đấu thầu. Ngay từ những bước đầu khi bắt đầu một quy trình đấu thầu người ta đã phải sử dựng rất nhiều tới các khả năng của con người, do vậy mà nhân lực trở thành thứ biến “vật lực” trở nên có ích và phù hợp. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hoạt động đấu thầu biểu hiện rõ nét nhất trên các mặt, đó là: trình độ tay nghề của đội thi công sản xuất, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty, việc bố trí nguồn nhân lực và khả năng quản lý. Với hình thức quản lý theo kiểu trực tiếp và các phòng ban làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc và phục vụ yêu cầu thi công của các đơn vị. Ban lãnh đạo Công ty cổ phần 471 là những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, các lớp quản lý kinh tế, chính trị, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Mặt khác công ty thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao tay
nghề cho đội ngũ công nhân kĩ thuật thông qua hình thức đào tạo tại chỗ. Đến nay công ty không chỉ có những cán bộ cốt cán mà còn có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật xây dựng.
Do sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hoạt động sống còn của công ty – là hoạt động đấu thầu, cho nên ban lãnh đạo công ty cổ phần 471 đã làm tốt công tác đào tạo và phân bổ, bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý để đảm bảo các công trình được hoàn thiện một cách xuất sắc nhất.
2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu
Để đánh giá được thưc trạng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty, phải đi vào phân tích môi trường bên trong để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu. Phân tích môi trường bên ngoài để đánh giá cơ hội và nguy cơ của công ty.
2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô:
- Môi trường kinh tế: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, với tốc độ tăng trưởng mạnh. Tình hình lãi suất, tỉ giá hối đoái tương đối ổn định, tuy mấy năm gần đây tỉ lệ lạm phát có tăng nhưng không đáng kể, Nhà Nước đã có những chính sách thích hợp đẻ kiềm chế. Đây là điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin để đáp ứng kịp thời.
- Môi trường công nghệ: Ngày nay công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhiều loại máy móc ra đời, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, do đó cái cốt yếu nhất là đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết năm bắt, thay đổi kịp thời để đáp ứng. quá trình sản xuất kinh doanh nếu không nắm bắt thay đổi kịp thời sẽ làm cho doanh nghiệp bị tụt hậu, sản phẩm quá trình kinh doanh bị hạn chế.
- Môi trường xã hội: Trong chiến lược trung và dài hạn có thể đây là loai hình thay đổi lớn nhất. Xã hội phát triển, thu nhập thay đổi làm cho cuộc sông, lối sống của người dân thay đổi.
Ví dụ: Thu nhập tăng nhu cầu xây dựng nhà cửa tăng.
Sự thay đổi về tháp tuổi, tỉ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, sự xuất hiện hiệp hội người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm tới chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, lợi ích người tiêu dùng. Trình độ dân trí ngày càng cao, đa dạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi thay đổi chiến lược kinh doanh.
-Môi trường tự nhiên: khí hậu thay đổi thất thường không dự báo trước được ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp xây dựng, có thể làm giảm tiieens độ thi công, làm sụp đổ công trình, tổn hao thời gian và chi phí. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin và diễn biến để đáp ứng kịp thời.
- Môi trường Chính Phủ, pháp luật và chính trị: Việt Nam có nền chính trị ổn định, hiện nay Việt Nam gia nhập WTO, thị trường thương mại mở rộng, các chính sách ổn định. Chính Phủ là người tiêu dùng lớn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Chính Phủ, hệ thống pháp luật vừa là rào cản vừa là cơ hội của các doanh nghiệp. Hệ thống xây dựng hoàn thiện là cơ sở kinh doanh ổn định, công bằng. Qua đó nó tạo ra cơ hội nhưng cũng kìm hãm sản xuất.
- Môi trường toàn cầu: Khu vực hóa và toàn cầu hóa dã và đang là xu hướng tất yếu, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội tốt cho giao lưu hợp tác của các doanh nghiệp, nhưng đây là một thách thức không nhỏ mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu.
Ví dụ: đối với các doanh nghiệp xây dựng đây là cơ hội để đầu tư sang các nước bạn, cùng trao đổi kiến thức kinh nghiệm, nhưng cũng không gặp ít khó khăn khi trên cạnh tranh thị trường do hạn chế về trình độ, cơ sở vật chất thiết bị.
Môi trường vi mô:
-Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Đây là yếu tố quan trọng đối vối các doanh nghiệp cùng ngành, khi các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại khi các đối thủ cạnh tranh hiên tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể và có thể bị tổn thương.
Ví dụ: Công ty cổ phần 471 là công ty về lĩnh vực xây dựng có rất nhiếu đối thủ cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu xây dựng, nếu đối thủ yếu thì công ty có thể nâng giá dự thầu cao hơn và ngược lại.
Cạnh tranh trong các doanh nghiệp cùng ngành thương là bao gồm nội dung: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành. Do đó các doanh nghiệp cần nhạy bén trong thương trường, để tránh được tổn thất.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cùng cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh nhưng có khả năng nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là mối đe dọa cho doah nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại phải cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành, bởi vì càng nhiều doanh nghiệp có mặt trong một ngành thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, và lợi nhuận bị chia sẽ, vị trí doanh nghiệp sẽ thay đổi.
Nhà cuung ứng được xem như là một mối áp lực đe dọa, khi mà họ mặc cả, tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
Ví dụ: Công ty Cổ Phần 471 thường nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào như (Sắt thép, xi măng…, các máy móc thiết bị) và điều mà họ bị các nhà cung cấp mặc cả là không thể tránh khỏi.
Do đó các doanh nghiệp cần biết thỏa thuận và tỏ ra là khách hàng trung thành và quan trọng.
khách hàng:
Là lực lượng tạo ra sự mặc cả của người tiêu dùng, sử dụng. Khách hàng có thể xem như là một mối đe dọa cạnh tranh khi buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Ví dụ: khách hàng của các doanh nghiệp xây dựng là những khách hàng mạnh do có khả năng nhu cầu cuộc sống cao, các nhf đầu tư đòi hỏi phải có khả năng nhất định để đáp ứng khi khách hàng là các chủ đầu tư đòi hỏi về giá cả và chất lượng các công trình.
- Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là các sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm thay thế có điểm ưu việt hơn sản phẩm bị thay thế.
Ví dụ: Các doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm thay thế như nguyên vật liệu đầu vào như (sắt thép, xi măng, gạch ngói…hoặc máy móc thiết bị mới) có thể làm tăng thời gian sử dụng và tiến độ cũng như chất lượng các công trình.
Sản phẩm thay thế là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp khi họ phải bỏ ra chi phí lớn hơn để thay thế.
- Nhóm áp lực:
Đây là cơ hội mà đe dọa đối vối doanh nghiệp các nhóm áp lực như đài, báo, kênh thông tin, có thể nâng cao hoặc hạ thấp vị thế doanh nghiệp.
Như vậy qua phân tích môi trường bên ngoài ta có thể sử dụng Ma trận EFE để đánh giá, từ đó nêu ra các cơ hội, nguy cơ của công ty.
Yếu tố môi trường bên ngoài
(1) Mức độ quan trọng (2) Phân loại (3) Điểm quan trọng (4) = (3) (2) Kinh tế 0,08 2 0,16 Tự nhiên 0,05 2 0,1 Công nghệ 0,2 3 0,6
Văn hóa – xã hội 0,05 4 0,2
Chính Phủ,luật pháp, chính trị 0,05 4 0,2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 0,2 2 0,4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 0,1 2 0,2 Nhà cung ứng 0,2 3 0,6 Sản phẩm thay thế 0,05 3 0,15 Nhóm áp lực 0,02 3 0,06 Tổng 1 2,67
Qua bảng Ma trận EFE ta thấy doanh nghiệp phản ứng ở mức trung bình các cơ hội và mối đe dọa hiện tại của môi trường. Có thể đưa ra các cơ hội và nguy cơ của công ty Cổ Phần 471 như sau:
Cơ hội:
- Ngành xây dựng đang phát triển rất mạnh, giúp cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội.
- Thị trường trong và ngoài nước còn nhiều tiềm năng (do quá trình quốc tế hóa và quá trình hội nhập).
- Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập tăng, nhu cầu xây dựng tăng - Lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát ổn định.
- KHKT ngày một hiện đại giúp doanh nghiệp trong thi công các công trình, đảm bảo tiến độ
- Chính phủ ngày càng đầu tư nhiều công trình lớn công trình lớn.
Nguy cơ:
- Đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều và ngày càng lớn mạnh - Yêu cầu cao về chất lượng công trình sự ép giá của chủ đầu tư - Xuất hiện liên doanh xây dựng
- Cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn ngay cả trên thị trường trong và ngoài