Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu tại công ty cổ phần 471 (Trang 40 - 43)

 Mục tiêu chủ yếu:

- Công tác đổi mới doanh nghiệp: Tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển công ty thành công ty mạnh, bền vững có tốc độ phát triển nhanh và có tính cạnh tranh cao.

Tổ chức liên kết các công ty trong Tổng công ty và bên ngoài công ty để tạo thêm sức mạnh cho công ty.

- Công tác đầu tư: Tiếp tục đầu tư va phát triển trông các lĩnh vực mà công ty kinh doanh. Đầu tư xây dựng các gói thầu quan trọng góp phần vào sự phát triển của đát nước. Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình yêu cầu kỹ thuật cao.

- Công tác quản lý: hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành các đơn vị trong công ty cổ phần 471 và các công ty liên kết. Tăng cường công tác hoạch toán sản xuất kinh doanh và các chi phí quản lý doanh nghiệp đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tích lũy vốn để phát triển.

- Công tác phát triển nguồn lực: Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho hoat động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dưng và phát triển nguồn lực của công ty mạnh về mọi mặt đủ về chất lượng và số lượng có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới. Tìm mọi biện pháp huy động mọi nguồn vốn đảm bảo cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.

 Định hướng phát triển của công ty( tới năm 2015):

Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, giữ vững công ty cổ phần 471 là một doanh nghiệp mạnh, đa ngành nghề, đa sở hữu, lấy hiệu qur kinh tế là thước đô cho sự phát triển ổn định và sự phát triển của công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là xây dựng công trình giao thông. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của công ty và tổng công ty XDCTGT 4.

2.3.2 Vận dụng Ma trận SWOT định hướng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty

Bảng 2.8: Ma trận SWOT

Ma trận SWOT Cơ hội (O)

- Ngành xây dựng đang phát triển rất mạnh. - Thị trường trong và ngoài nước còn nhiều tiềm năng (do quá trình quốc tế hóa và quá trình hội nhập).

- Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập tăng, nhu cầu xây dựng tăng

- Lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát ổn định. - KHKT ngày một hiện đại

- Chính phủ chuẩn bị đầu tư vào một số công trình lớn.

Nguy cơ (T)

- Đối thủ cạnh tranh ngày một lớn mạnh

-Yêu cầu cao về chất lượng công trình sự ép giá của chủ đầu tư

-Xuất hiện liên doanh xây dựng

-Chính sách, pháp luật thay đổi thường xuyên - Cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn ngay cả trên thị trường trong và ngoài nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO

- Thị trường nước ngoài sẽ khó khăn hơn do sự phát triển của các quốc gia trên thế giới

- Nguồn NVL đầu vào luôn biến động bất lợi

Điểm mạnh (S)

-Có vốn lớn, máy móc thiết bị chuyên dụng, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm

- ứng dụng KHKT cho máy móc thiết bị sản xuất đã đạt được hiệu quả

- Nghiên cứu thành công một số NVL thay thế nhập khẩu

- Khả năng vay vốn cao. - chất lượng các công trình ngày càng có uy tín

Chiến lược S/O

- Tận dụng tối đa các thành tựu KHKT vào sản xuất.

- Xây dựng các chiến lược mới, về máy móc thiết bị .. thu hút vốn đầu tư.

- Đẩy mạnh năng lực, chất lượng, giành giật thị trường nước ngoài. - Nâng cao chất lượng công trình, cải tiến các chức năng để cạnh tranh trong nước.

Chiến lược S/T

- Nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí giảm giá dự thầu để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành.

- Nghiên cứu trực tiếp khai thác nguồn NVL đầu vào.

- Thay đổi cơ cấu, chiến lược tìm thêm nhiều gói thầu mới.

- Thúc đẩy hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường.

- Có thể liên kết với các công ty và trong nội bộ công ty

- có thể liên kết với công ty trong nội bộ tổng công ty để thắng trong cạnh tranh

- Tận dụng thế mạnh về vốn để chống lại sức ép của chủ đầu tư

Điểm yếu (W)

- Công nghệ thiết bị đa phần ở mức trung bình khu vực

- Giá dự thầu chưa hợp lý, khả năng cạnh tranh thấp. -Chất lượng công trình chưa cao - Cơ chế quản lý kém - áp dụng khoa học công nghệ còn yếu - Tay nghề, trình độ người lao động còn thấp so với khu vực - Công tác Marketing chưa mạnh

- Đầu tư còn chưa tập trung tốt

- Chưa có đề xuất hợp lý

Chiến lược W/O

- Đầu tư cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng công trình - Lựa chọn những dự án đầu tư có hiệu quả. - Đưa ra đề xuất hợp lý với chính phủ, bộ ngành liên quan Chiến lược W/T - Tiến hành thẩm định các dự án loại bỏ những dự án hiệu quả thấp - Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KHKT chế tạo ra NVL mới thay thế nhập khẩu.

- Chiến lược hạ giá các gói thầu đối với các gói thầu nhỏ trong nước. - Khắc phục chất lượng công trình

- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ để đối phó với các liên doanh, các công ty nước ngoài

Qua tình hình phân tích các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty, dựa vào ma trận SWOT có thể đưa ra một số giải pháp cho công ty như sau:

Giải pháp 1: Công ty cổ phần 471 nên tận dụng tối đa các thành tựu KHKT vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng của các công trình, đảm bảo tiến độ thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực, chất lượng, giành giật thị trường nước ngoài. Nếu công ty có năng lực mạnh thì là một cơ hội để cạnh tranh với các

doanh nghiệp nước ngoài do Việt Nam có nhiều lợi thế( lợi thế kinh tế, chính trị, nguồn lao động…)

Giải pháp 3: Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KHKT chế tạo ra NVL mới thay thế nhập khẩu. Nguyên vật liệu nhập khẩu tương đối đắt, có khi chất lượng không đảm bảo và thường bị các nhà cung ứng ép giá, giá thay đổi theo tình hình thị trường, công ty khó kiểm soát được.Vì vậy công ty cần phát triển công tác nghiên cứu ứng dụng để tạo ra NVL thay thế nhập khẩu.

Giải pháp 4: Thúc đẩy hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường. Công tác này là công tác quan trọng giúp doanh nghiệp có những thông tin chính xác kịp thời để đề ra những chiến lược thích hợp nhằm duy trì và phát triển công ty.

Trên đây là một số giải pháp tương đối khả thi với công ty nhưng đi vào thực tiễn ngành nghề của công ty và tình hình hiện nay thì doanh nghiệp cần chú trọng tới “giải pháp 1”.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu tại công ty cổ phần 471 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w