Phân tích môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu tại công ty cổ phần 471 (Trang 36 - 39)

- Công tác quản trị:

Bao gồm các hoạt động như: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cơ chế động viên khuyến khích, nhân sự, điều khiển. Hiện nay cạnh tranh trên thị trường vô cùng mạnh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những nhà quản trị giỏi, giúp doanh nghiệp có những chiến lược tốt trong cạnh tranh.

- Công tác Marketing:

Đây là một yếu tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu mông muốn của khách hàng trong hệ thống Marketing phải bảo đảm đem lại những thông tin chính xác, kịp thời về sự thay đổi, sự phát triển của thị trường. Xem xét khách hàng, nhà phân phối, các đối thủ cạnh tranh. Công tác Marketing không chỉ dừng lại ở ban quản trị mà phải được hiểu rõ và thông suốt từ cấp quản trị, các bộ phận khác của toàn doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây dựng cũng vậy công tác Marketing đòi hỏi phai nhạy bén chính xác, đảm bảo cho quy trình hoạch định chiến lược.

- Công tác tài chính, kế toán:

Công tác này hỗ trợ đắc lực cho quá trình lập chiến lược của doanh nghiệp, cho biết tình hình tài chính của công ty để kịp thời thay đổi, bổ sung, lập chiến lược phù hợp với khả năng tài chính, công tác tài chính – kế toán sai lệch sẽ là điểm yếu lớn của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây dựng nguồn tài chính thường lớn, các hoạt động thu chi đòi hỏi rõ ràng, chính xác để đảm bảo sự an toàn cho sự phát triển của công ty.

- Công tác sản xuất:

Công tác sản xuất là khâu quan trọng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có tính dây chuyền, bố trí nhân lực, máy móc hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời phải quan tâm tới lực lượng lao động, tạo động lực cho lao động để đạt năng suất tốt.

- Công tác sản xuất:

Công tác sản xuất đem lại cho doanh nghiệp một sự phát triển về chất, không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố vị trí hiện tại mà giúp doanh nghiệp vươn tới trong tương lai. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng khâu này tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân nghiên cứu phát triển.

- Văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, đó là các mối quan hệ trong toàn bộ doanh nghiệp, là trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp. Văn hóa tốt tạo môi trường làm việc tốt, tạo uy tín của doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp phải phát huy.

Như vậy qua phân tích môi trường bên trong ta có thể sử dụng Ma trận IFE để đánh giá, từ đó nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu của công ty.

Bảng 2.7 Ma trận IFE Môi trường bên

trong (1) Mức độ quan trọng (2) Phân loại (3) Điểm quan trọng (4) = (3) (2) Công tác quản trị 0,2 3 0,6 Marketing 0,2 2 0,6 Tài chính, kế toán 0,1 3 0,3 Sản xuất và tác nghiệp 0,2 3 0,6

Văn hóa doanh nghiệp

0,1 3 0,3

Hệ thống thông tin 0,1 2 0,2

Công tác nghiên cứu phát triển

0,1 2 0,2

Tổng 1 2.8

Qua bảng Ma trận IFE ta thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ. Có thể đưa ra các điểm mạnh và điểm yếu của công ty Cổ Phần 471 như sau:

Điểm mạnh:

- Có một tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, gắn bó, dưới sự lãnh đạo

sáng suốt, đúng đắn của Đảng uỷ và Ban Giám đốc công ty

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, sự ủng hộ cao nhất của Tổng công ty

trong mọi chủ trương và hoạt động sản xuất của công ty.

- Đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty có chuyên môn, trình độ, giàu kinh

nghiệm và sáng tạo trong công tác quản lý thi công, lực lượng cán bộ kĩ thuật, công nhân kĩ thuật, thợ vận hành máy được đào tạo cơ bản không ngừng nâng cao được nâng cao nghiệp vụ và thử thách qua nhiều công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ mới.

- Có vốn lớn, máy móc thiết bị chuyên dụng, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm.

- ứng dụng KHKT cho máy móc thiết bị sản xuất đã đạt được hiệu quả - Nghiên cứu thành công một số NVL thay thế nhập khẩu

- Khả năng vay vốn cao

- chất lượng các công trình ngày càng có uy tín

- Có thể liên kết với các công ty và trong nội bộ công ty

Điểm yếu:

Mặc dù trong công tác dự thầu, công ty đã có nhiều cố gắng để đạt được những thành tích nhất định, song cũng vẫn còn một số tồn tại dẫn đến khả năng trúng thầu cao ảnh hưởng tới sự phát triển chung của công ty:

- Việc thực hiện công tác dự thầu chưa thực sự diễn ra một cách có hệ

thống và chặt chẽ, nhiều bước công việc nhận thức được song chưa thực hiện. Thụ động trong việc đề ra các biện pháp tranh thầu.

- Chưa đưa ra được các đề xuất về giải pháp kỹ thuật hợp lý, độc đáo làm

tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.

- Công tác tiếp thị, đấu thầu bước đầu chiếm lĩnh được thị trường nhưng

khả năng cạng tranh yếu.

- Giá bỏ thầu nhiều khi không hợp lý, lúc thì quá cao so với giá xét thầu

của chủ đầu tư, hoặc so với giá bỏ thầu của các đối thủ cạnh tranh, lúc lại quá thấp tuy công ty trúng thầu nhưng không có hiệu quả.

- Thiết bị xe máy thi công hiện tại nhìn chung chưa đáp ứng được các yêu

cầu kỹ thuật và mức độ hiện đại trong việc thi công các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kỹ thuật phức tạp.

- Công ty còn có một số lượng lao động nhất định có tay nghề chưa cao,

chưa đủ trình độ thi công những công trình lớn. Số lao động phân bố chưa đều, ngoài ra công tác quản lý, đào tạo nhân lực còn lỏng lẽo.

 Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên

- Lực lượng cán bộ tiếp thị còn mỏng và năng lực có hạn chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của các bộ kỹ thuật, chủ công trình, các đơn vị trong quá trình tiếp thị, lập, chọn phương án tối ưu.

- Việc lập giá dự thầu mới chỉ tính tới các yếu tố bên trong mà chưa gắn chặt với tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó công tác khảo sát công trình, giá cả đôi khi chưa sát thực tế.

- Về công nghệ và thiết bị xe, máy thi công thì trừ lĩnh vực thi công đường bộ còn trong các lĩnh vực khác mặc dù có năng lực khá lớn song còn nhiều máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu, sử dụng không hiệu quả. Việc đầu tư mua sắm mới còn gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hương trực tiếp đến các công

tác dự thầu và thi công công trình của công ty. Trong hồ sơ dự thầu có một phần yêu cầu về trình bày năng lực máy móc thiết bị thi công công trình. Những máy móc thiết bị không đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ dự thầu sẽ bị loại.

- Một số công trình do chủ đầu tư có sự sắp đặt trước do đó mặc dù giá dự thầu thấp nhất, hồ sơ dự thầu đảm bảo chất lượng nhưng vẫn bị trượt.

- Cán bộ công nhân viên trong công ty chưa đông đều về trình độ. Số lao động có trình độ thạc sỹ chiếm 0,22%, lao động có trình độ đại học 18,81%, lao động có trình độ trung cấp chiếm 8,25%, điều này ảnh hưởng đến sự hoạt động đồng bộ, hiệu quả hoạt động của công ty. Mặc dù đã thu hút được những cán bộ giỏi, có kinh nghiệm, song hiện nay yêu cầu về lao động giỏi vẫn còn cao. Đặc biệt những cán bộ trong nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh chưa có.

- Tổ chức thực hiện một số công trình chưa tốt. Tiến độ thi công một số hạng mục còn chậm do nhiều nguyên nhân: nguyên nhân khách quan(giải phóng mặt bằng chậm, mưa lũ kéo dài), nguyên nhân chủ quan(không cung cấp kịp thời vật tư, nhiên liệu, không đủ nhân lực, máy móc…). Điều này khiến cho chủ đầu tư có công văn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các hạng mục; ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với chủ đầu tư.

- Quá trình tiên lượng, lập giá dự thầu còn cứng nhắc, chưa nắm bắt kịp thời sự thay đổi giá cả nguyên vật liệu trên thị trường, do đó giá trị dự thầu thiếu linh hoạt, cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh, dẫn đến trượt thầu.

- Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa khiến cho hoạt động đấu thầu của không chỉ riêng công ty mà còn là tình trạng chung cho tất cả các doanh nghiệp bây giờ, là sự kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt của hệ thống văn bản pháp luật bằng việc chính phủ và các ban ngành có liên quan liên tiếp ban hành hàng loạt các quy định mới có liên quan đến hoạt động đấu thầu. Chính điều này dưòng như đã đẩy các doanh nghiệp đứng vào một tình trạng mới, khó khăn hơn nhiều. Để thoát được tình trạng này, đòi hỏi các nhà thầu - các doanh nghiệp xây dựng phải nhanh chóng tìm được hướng đi mới thích ứng với điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu tại công ty cổ phần 471 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w