- Bấy lâu nay các doanh nghiệp nhà nước dù không còn tình trạng bao cấp xong phần nào vẫn nằm trong sự bảo trợ của Nhà nước, do vậy mà tính chủ động chưa được đẩy lên mức độ phù hợp, vẫn còn đó tình trạng làm việc ù lì và kém hiệu quả. Cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, có như vậy mới tạo nên sự chủ động sáng tạo hoàn toàn ở trong tập thể cán bộ công nhân viên của công ty.
- Hoạt động đấu thầu dù có ở nước ta đã rất lâu xong sự hiểu biết của đại đa số mọi người về nó thì còn quá ít, vì thế Nhà nước nên có những biện pháp thiết thực hơn nữa để mọi người cùng tìm hiểu về vấn đề này. Và để thực sự phục vụ đúng như các tiêu chí mà đấu thầu đề ra là, cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả thì nên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc đấu thầu cạnh
tranh rộng rãi, tiến tới xoả bỏ hoàn toàn cạnh tranh hạn chế. Có như vậy các nhà thầu mới thực sự dốc hết sức trong cuộc chơi cũng như đấu tranh sinh tồn.
- Bên cạnh đó Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn tới nguyện vọng và mong đợi của đa số các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra bất kì quyết định gì. Vì mỗi quyết định của Nhà nước đưa ra là có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự sống còn của rất nhiều doanh nghiệp. Dường như từ trước tới nay, Nhà nước luôn mắc phải một chứng “bệnh” đó là ra quyết định bất hợp lý, thế nhưng lại không có chủ trương sửa đổi và đương nhiên hậu quả là những ai có liên quan tới quyết định đó phải gánh chịu. Bởi vậy ra quyết định một cách hợp lý để thị trường xây dựng thêm phần sáng sủa là mong đợi không chỉ của riêng bất cứ nhà thầu nào.
- Nhà nước cũng cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác kiểm tra giám sát chất lượng của các công trình, tránh lãng phí thất thoát nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nhất là những công trình cấp Quốc Gia đặc biệt quan trọng.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến đấu thầu: Nghị định 52/199/NĐ/CP; 88/1999/NĐ - CP; 12/2000/NĐ - CP; 14/2000/NĐ - CP, 66/2003/NĐ - CP. Ngày 7 tháng 2 năm 2005, chính phr đã ban hành nghị định 16/2005/NĐ - CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Bộ xây dựng ra thông tư số 04/2005/TT – BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Cố thể nói, Nhà Nước đã có những biện pháp đúng đắn để nâng cao tính cạnh tranh, tăng hiệu quả, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình dự thầu hiện nay vẫn còn một số bất cập.
- Về giá xét thầu
Quy chế đấu thầu đã chỉ rõ bỏ giá sàn trong xây dựng công trình giao thông. Trong tình hình hiện nay, bỏ giá sàn là chưa phù hợp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đấu thầu cũng như chất lượng công trình.
Khi không có giá sàn, các nhà thầu sẽ thỏa thuận ngầm, móc ngoắc với nhau, hạ giá dự thầu xuống rất thấp để trúng thầu. Theo quy định hiện nay, bất cứ nhà thầu nào có điểm kỹ thuật đạt từ 70 điểm trở lên và có giá đánh giá thấp nhất sẽ trúng thầu. Giá trung thầu quá thấp, nhà thầu không thể đáp ứng được những chi phí cần thiết mà gói thầu yêu cầu, bớt xén nguyên vật liệu, dẫn đến công trình không được đảm bảo. Thậm chí có những trường hợp, nhà thấu không thể thi công, bỏ dở công trình gây tổn thất cho Nhà Nước.
Khi đấu thầu có giá trần, giá sàn dược tính chuẩn xác,chăt chẽ sẽ hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực này. Khi đó giá dự thầu phải nằm trong khoảng nhỏ hơn giá trần, lớn hơn giá sàn.
- Về phương pháp đánh giá
Theo quy định hiện nay, để đánh giá nhà thầu, chủ đầu tư thường qua 2 bước đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết. để đánh giá măt kỹ thuật chủ đầu tư sử dụng tiêu thức đạt hay không đạt( Nhà thầu nao có điểm kỹ thật từ 70 điểm trở lên sẽ đạt và ngược lại sẽ không đạt). Điều đó có nghĩa năng lực kỹ thuật, chất lượng công trình chưa được coi trọng đúng mức. Hiện nay, hầu hết các nhà thầu đều đạt diểm kỹ thuật là 70 điểm. Nên chăng Nhà Nước nâng điểm sàn kỹ thuật lên 80 điểm để đảm bảo chất lượng thi công công trình, loại trừ những đơn vị yếu kém, giảm tiêu cực trong đấu thầu.