Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè tại công ty TNHH 1 thành viên đầu tư phát triển chè nghệ an (Trang 35)

2.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan

* Khó khăn cho sản xuất chè

Những người trồng chè ngoài thuế sử dụng đất nông nghiệp còn phải nộp phí quản lý, khấu hao vườn chè, bảo hiểm,...mức đóng góp này hết sức nặng nề. Trong khi đó, điều kiện canh tác chè lại khó khăn nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Hơn nữa, chè chủ yếu được trồng và chế biến ở vùng trung du và miền núi nên cơ sở hạ tầng vùng chè còn rất thiếu và yếu.

* Khó khăn cho xuất khẩu

Hiện nay tuy đã có những dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu song các dịch vụ này chưa thực sự phát huy tác dụng. Dịch vụ thông tin về thị trường, giá cả, đối thủ cạnh tranh,...của các cơ quan Nhà nước thuộc các Bộ, ngành Trung Ương không đáng kể. Chủ yếu là tự tìm kiếm qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, những chuyến đi thực tế. Các hình thức panô, áp phích, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng ít được sử dụng.

Việc Nhà nước mở rộng quyền kinh doanh đối ngoại cho các chủ thể kinh tế là một biểu hiện của tự do hoá thương mại với mục đích tạo ra sự cạnh tranh để cùng phát triển. Trước đây, chủ thể nào có số vốn đăng ký trên 200 nghìn USD mới được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng sau QĐ 55/TTg, tất cả các doanh nghiệp được tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu mà không cần bất cứ điều kiện gì ngoài việc tự đăng ký mã số của mình tại Hải quan. Quyết định này đã làm số đối thủ cạnh tranh tăng lên đáng kể, làm cho hoạt động xuất khẩu sôi nổi hơn nhưng cũng khó quản lý hơn. Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng nhưng vẫn đua nhau xuất khẩu, tranh mua tranh bán dẫn đến việc xuất khẩu với giá thấp hoặc xuất cả hàng chất lượng kém làm ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên thị trường Thế giới. Còn nhiều tồn tại trong công tác Hải quan, các thủ tục Hải quan tuy đã đơn giản hơn nhưng xuất khẩu vẫn gặp nhiều phiền phức bởi thái độ quan liêu của các nhân viên Hải quan. Các nhân viên Hải quan thường thiếu tinh thần hợp tác, không hướng dẫn đầy đủ việc lập và xuất trình chứng từ Hải quan.

2.2.3.2 Nguyên nhân khách quan

* Về vườn chè: Do đầu tư thấp, không thực hiện đúng quy trình canh tác, còn tồn tại tình trạng vườn chè cũ không được thâm canh đầu tư lại bị khai thác quá mạnh làm cho cây chè thoái hóa nhanh, đất đai bị rửa trôi, sói mòn làm giảm độ màu mỡ nhanh, chu kỳ kinh doanh bị rút ngắn lại. Phần lớn, các giống chè của Công ty đang trồng đã có từ lâu nên năng suất rất thấp.

* Về chế biến: Phần lớn các cơ sở chế biến của Công ty có công nghệ và thiết bị cũ, hao phí nhiều năng lượng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và cơ cấu sản phẩm. Tình trạng chạy theo sản phẩm, cắt xén các quy trình chế biến làm ẩu để tiêu thụ trong và ngoài nước làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khuyết tật trước khi đưa ra thị trường chưa được thực hiện tốt.

* Về nhân lực: Cán bộ kinh doanh còn chưa thực sự chủ động trong công việc, còn thụ động với công việc được giao. Cán bộ phòng kinh doanh còn thiếu nhất là khâu giao dịch đối ngoại. Công nhân chưa được đào tạo bài bản, trình độ còn hạn chế, còn thiếu một số kỹ sư chế biến.

2.3 Giải pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè của Công ty tnhh1 thành viên đầu tư phát triển chè nghệ an 1 thành viên đầu tư phát triển chè nghệ an

Là doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường công ty TNHH 1 thành viên ĐTPT chè Nghệ An luôn chịu những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Chính vì vậy các chính

sách về xuất khẩu sản phẩm của công ty cần có sự linh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. Qua phân tích ta có thể thấy công ty đã phần nào khẳng định vị trí của mình trên thị trường, nhưng không thể vì thế mà không phấn đấu đi lên hoàn thiện mình.

Để góp phần nhỏ bé của mình vào chiến lược xuất khẩu sản phẩm của công ty, em xin đề xuất một số giải pháp của mình nhằm phát huy hơn nữa tình hình tiêu thụ của công ty. Do thời gian và năng lực còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu hẹp nên những ý kiến của em có thể thiếu tính thực tế. Em xin trình bày một số giải pháp như sau:

2.3.1. Giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chètại công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư Phát triển chè Nghệ An. tại công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư Phát triển chè Nghệ An.

2.3.1.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của bộphận marketing phận marketing

Lý do thực hiện giải pháp

Hiện nay công ty đã có bộ phận marketing tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên bộ phận này hoạt động chưa hiệu quả. Công tác tiếp thị, marketing của công ty chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động kinh doanh, vừa bị hạn chế về kinh phí, vừa bị hạn chế về phương thức, kiến thức marketing. Nhân viên bộ phận marketing chủ yếu tham gia vào các công việc hoàn thành các thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc thực hiện một hợp đồng thương mại, như: gửi mẫu chào hàng, các thủ tục hải quan, các chứng nhận kiểm định về chất lượng, số lượng, hun trùng thực vật... đối với các hợp đồng đã được kí kết. Vì vậy công ty cần có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh, xuất nhập khẩu, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ kinh doanh.

Nội dung giải pháp.

Để sản phẩm của công ty ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn thì nhân viên của bộ phận marketing phải thường xuyên nghiên cứu và điều tra thị trường, để từ đó cho phép công ty đưa ra được các chính sách về giá, sản phẩm, chính sách phân phối và khuyếch trương sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Tuy nhiên hiện nay công tác này ở công ty chưa được đầu tư một cách mạnh mẽ. Để công tác điều tra, nghiên cứu thị trường mang lại kết quả cao thì nhân viên bộ phận marketing của công ty cần thu thập các thông tin liên quan đến nội dung sau:

- Nhu cầu thị trường về các loại chè như thế nào? Chất lượng, mẫu mã ra sao?, giá cả nào mà họ có thể chấp nhận?, lúc nào thì họ có nhu cầu?, khả năng thanh toán của họ ra sao?...

- Ngoài công ty của mình ra còn có những công ty nào cũng cung cấp những sản phẩm chè như mình, các chính sách về giá cả, thanh toán...của họ như thế nào. Họ có điểm gì mạnh hơn mình, yếu hơn mình.

Cần có chính sách thoả đáng cho công tác tiếp thị nhằm khơi thông thị trường mới bằng nhiều hình thức và nhiều kênh thông tin khác nhau. Đặc biệt công ty cần chú trọng hơn nữa việc mở rộng thị trường nội địa. Hiện nay do những tác dụng của chè đối với sức khoẻ nên người ta bắt đầu có xu hướng dùng trà ngày càng nhiều. Đặc biệt người Việt Nam thường hay làm theo những thông tin mà đã được báo đài hay các tổ chức có chức năng thông qua, mà chè thì đã được nghiên cứu là rất có lợi cho sức khoẻ, vì vậy người dân ngày càng dùng chè nhiều. Vì vậy nếu công ty nghiên cứu được nhu cầu của khách hàng ở thị trường nội địa thì nó sẽ giúp công ty tăng được lợi nhuận. Tuy nhiên ở Việt Nam vốn có tập quán uống chè tươi nên công ty cần có những biện pháp hữu hiệu để thay đổi tập quán uống chè hiện nay. Bộ phận marketing cần tìm hiểu xem vì sao người dân lại thích uống chè tươi hơn để từ đó đưa ra được mặt hàng phù hợp với thói quen, nhu cầu, tiện lợi tuỳ hoàn cảnh và điều kiện sản xuất sinh hoạt của người tiêu dùng trong các bộ phận dân cư khác nhau.

Hiện nay ở Việt nam người tiêu dùng sử dụng rất nhiều các loại trà giải khát uống liền đã được pha chế sẵn, vì vậy với sản phẩm chè của công ty rất khó cạnh tranh. Bởi vì sản phẩm của công ty để sử dụng được phải qua pha chế. Vì vậy để sản phẩm của công ty tiêu thụ được trong nội địa thì công ty có thể liên kết với các công ty sản xuất các loại chè giải khát để sản phẩm chè công ty là nguyên liệu cho các công ty đó.

Hiện nay thị trường của công ty chủ yếu là ở châu Âu, ở thị trường châu Á công ty chưa thực sự khai thác một cách mạnh mẽ. Ở thị trường châu Á công ty rất khó cạnh tranh với các công ty ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Chính vì vậy các nhân viên bộ phận marketing phải có kế hoạch điều tra xem vì sao sản phẩm của công ty mình không thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây là thị trường mà có sức tiêu thụ chè rất mạnh. Vì vậy công ty nên khai thác thị trường này.

Kết quả đạt được

Nhân viên bộ phận marketing sau khi đã được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ thì họ sẽ làm tốt hơn những công việc liên quan đến việc điều tra, nghiên cứu thị trường, đến việc mở rộng được thị trường

cho công ty. Từ đó giúp cho hoạt động tiêu thụ và xuất khẩu của công ty ngày càng phát triển mạnh.

2.3.1.2. Giải pháp 2: Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm

Lý do thực hiện giải pháp

Hiện nay việc đánh giá chất lượng của mỗi lô hàng nhập kho, xuất kho, xuất khẩu chưa được thực hiện theo một quy trình chuẩn. Vì vậy công ty cần xây dựng một quy trình chuẩn về kiểm tra chất lượng sản phẩm cho tất cả các lô hàng.

Nội dung giải pháp

Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, tạo nên uy tín cho công ty. Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất cần phải tăng cường công tác quản lý chất lượng. Công ty luôn đặt ra tiêu chí “ chất lượng là hàng đầu “, tuy nhiên hiện nay chất lượng của các mẻ chè vẫn chưa thực sự được ổn định. Công tác xây dựng mẫu và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho theo yêu cầu quản lý còn hạn chế, quy trình chế biến sản phẩm chưa được chuẩn hoá thống nhất.Cùng một công nghệ sản xuất chè như vậy nhưng ở các xí nghiệp khác nhau, ở các mẻ chè khác nhau đôi khi lại có chất lượng khác nhau, như: độ mảnh của chè không giống nhau, màu nước không giống nhau...Vì vậy công ty cần có các phiếu kiểm tra chất lượng của phòng KCS đối với từng lô hàng, để thấy được sự khác nhau về chất lượng giữa các lô chè như thế nào, để từ đó để tìm ra nguyên nhân của sự khác nhau đó.

Để quản lý chất lượng có hiệu quả công ty nên thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra một cách chặt chẽ nguyên liệu đầu vào.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì chất lượng nguyên vật liệu cũng phải được đảm bảo, đồng thời phải đảm bảo đúng tiến độ và đồng bộ. Do nguyên liệu để tạo ra chè thành phẩm là chè búp tươi nên chúng ta không thể dự trữ nguyên vật liệu được lâu. Vì vậy công ty cần phải xác định lượng chè thành phẩm cần sản xuất để thu mua chè búp tươi tương ứng, thu mua bao nhiêu thì tiến hành sản xuất đến đó.

- Kiểm tra chặt chẽ các khâu kỹ thuật, như: sấy khô, sao chè...nhằm giảm tỷ lệ chè bị hư, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cần giao quyền cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật kiểm tra, theo dõi các khâu quan trọng, có kế hoạch phân tích xem xét các thông số kỹ thuật liên quan đến hâu mình quản lý. Có như

vậy mới xử lý kịp thời các sai hỏng trong quá trình sản xuất, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao được năng lực cạnh tranh.

- Các lô hàng trước khi nhập kho hay xuất kho phải được kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thống nhất. Tức là phải đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn mà mỗi loại chè khi tiến hành nhập kho hay xuất kho phải đạt được. Chẳng hạn, chè đen thì chất lượng chè cần đạt được như sau: mặt chè nhỏ, tương đối đều, đen hơi nâu, thoáng râu sơ. Màu nước đỏ nâu, tương đối sáng có màu vàng. Mùi thơm dịu. Vị đậm dịu...

Kết quả đạt được

Với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ, theo một tiêu chuẩn chung thì công ty sẽ ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tình trạng hàng sản xuất kém chất lượng được hạn chế. Như vậy sẽ tiếp tục giữ vững được thương hiệu chè Nghệ An trên thị trường quốc tế.

2.3.1.3. Giải pháp 3: Tăng cường các hoạt động xúc tiến

Lý do thực hiện giải pháp

Công ty chưa thường xuyên tiến hành các hoạt động, khuyến mãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và chưa thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế.

Nội dung giải pháp

Thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng uy tín của công ty trên thị trường. Công ty tnhh 1 thành viên ĐTPT chè Nghệ An việc quảng bá hình ảnh của mình còn đơn điệu và chưa được đầu tư nhiều. Do năng lực tài chính có hạn đã hạn chế phần nào các hoạt động khuyến mại, quảng cáo hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy công ty cần có các biện pháp để thu hút vốn đầu tư, các nguồn vốn ưu đãi.

Để tạo được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng công ty cần mạnh dạn tổ chức hội nghị khách hàng. Qua đó công ty có thể thâu tóm được những vấn đề nổi cộm của thị trường, những vướng mắc của khách hàng cũng như những ưu điểm, hạn chế của công ty. Đây là hình thức vừa quảng cáo vừa thu thập thông tin rất hữu ích nhằm khẳng định vị thế của công ty trên thị trường.

Hiện nay công ty mới chỉ tham gia các hội chợ ở châu Âu mà rất ít khi tham gia các hội chợ ở châu Á. Bời vì ở châu Á công ty không thể cạnh tranh được với các công ty chè đã có lâu đời ở đây. Chính vì thế mà thị trường của công ty ở châu Á rất ít. Vì vậy công ty phải thường xuyên tham gia vào các

hội chợ ở châu Á để các khách hàng ngày ở đây ngày càng biết đến sản phẩm của công ty.

Quảng cáo mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang web của công ty về sản phẩm của mình. Hiện nay trang web của công ty chưa được đầu tư một cách chu đáo, nên công ty cần làm cho trang web công ty ngày càng phong phú hơn. Từ trang web này mà khách hàng có thể biết được các thông tin về sản phẩm, như: gía cả, mẫu mã, chất lượng... của các lô hàng. Công ty nên mạnh dạn hơn trong việc đầu tư quảng cáo trê truyền hình. Do hiện nay truyền hình là phương tiện thông tin chủ yếu, cập nhậy của người dân. Mặc dù quảng cáo trên truyền hình có tốn kém hơn các loại hình quảng các khác nhưng kết quả của nó đem lại lại rất cao.

Kết quả đạt được

Tên tuổi của công ty ngày càng nhiều khách hàng biết đến, góp phần đẩy mạnh được công tác tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là nâng cao năng lực xuất khẩu cho sản phẩm của công ty.

2.3.2. Giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè củacông ty

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè tại công ty TNHH 1 thành viên đầu tư phát triển chè nghệ an (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w