Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 28 - 33)

1.3.1. Lập dự toán

Lập dự toán Ngân sách Nhà nước ở huyện thực chất đó là việc lập kế hoạch rà soát, thống kê nguồn kinh phí cần phải huy động trong xã hội để sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng phục vụ quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện

* Yêu cầu đối với công tác lập dự toán

Một là, việc lập dự toán ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển KT-XH và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH. D ự to án ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi nó bám sát kế hoạch phát triển KT-XH.

Hai là, lập dự toán ngân sách phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật Ngân sách nhà nước như: Trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu.

Ba là, lập dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

mẫu và thời gian quy định theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính.

Năm là, lập dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.

Sáu là, lập dự toán ngân sách phải cân bằng thu, chi.

* Về căn cứ lập dự toán ngân sách hàng năm: Dự toán NSNN huyện được lập dựa trên sáu căn cứ:

Một là, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT-XH và tự nhiên của địa phương.

Hai là, các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các văn bản này thì phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành trước thời điểm lập dự toán NSNN hàng năm. Trong đó :

Đối với thu NSNN, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế địa phương, các chỉ tiêu liên quan, tình hình thu thực tế qua các năm và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.

Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm.

Đối với chi thường xuyên việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trong đó HĐND cấp huyện căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách huyện .

sách.

Bốn là, việc lập dự toán trong kỳ ổn định ngân sách căn cứ vào tỷ lệ

phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện đã được giao; đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào chế độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách huyện do UBND tỉnh giao.

Năm là, số kiểm tra về dự toán ngân sách do sở tài chính thông báo.

Sáu là, tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trước và một số năm gần kề.

1.2.3.2. Chấp hành dự toán

Nội dung cơ bản của khâu này là tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu của Ngân sách Nhà nước và cấp phát các khoản chi cho những nhu cầu đã được xác định trong dự toán.

“Sau khi UBND huyện giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại Điểm a khoản 1 điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ. Dự toán chi thường xuyên được giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của mục lục NSNN, theo các nhóm mục: chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ, chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác.” Về nguyên tắc, tất cả các khoản thu chi NS đều phải thực hiện thông qua hệ thống KBNN. Các khoản thu bao gồm các khoản NSĐP được hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % với NSTƯ phải được tập trung vào NS đầy đủ, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan và khách quan mà các khoản thu này không được nộp kịp thời hoặc nộp không đầy đủ gây thất thoát tiền của của nhân dân và làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu chi của Nhà nước.”” “Đối với chi đầu tư phát triển, các khoản chi này được thực hiện trên nguyên tắc quản lý cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB như cấp phát vốn trên

cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán; việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và XDCB phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; cấp phát vốn đầu tư XDCB chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt; việc cấp phát vốn đầu tư XDCB được thực hiện bằng hai phương pháp cấp phát không hoàn trả và có hoàn trả; cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB phải thực hiện giám đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tư.”

1.2.3.3. Quyết toán ngân sách

“Quyết toán NS là khâu cuối cùng nhằm tổng kết, đánh giá việc chấp hành NSNN cũng như các chính sách tài chính của năm NS đã qua. Đối với NS cấp huyện , thông qua quyết toán, toàn bộ kết quả hoạt động thu chi NS cấp huyện trong một năm sẽ được đánh giá tổng hợp.”

Theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/6/2003 của Chính phủ, quyết toán ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, số quyết toán ngân sách nhà nước là số thu đã được thực nộp hoặc hạch toán thu ngân sách nhà nước qua KBNN.

Thứ hai, số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định tại điều 62 của Luật Ngân sách nhà nước và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại khoản 2 điều 66 của Nghị định này.

Thứ ba, số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao và chi tiết theo mục lục NSNN. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ.

toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Thứ năm, báo cáo quyết toán năm gửi cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt phải có xác nhận của KBNN huyện về tổng số và chi tiết.

Thứ sáu, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu.

Thứ bảy, ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình. Cuối năm, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện được uỷ quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền theo quy định gửi Sở Tài chính và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp uỷ quyền.

Thứ tám, KBNN huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để lập báo cáo quyết toán, KBNN huyện xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.

Về trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo thu, chi NSNN năm đối với đơn vị dự toán: Sau khi kết thúc công tác khóa sổ kế toán cuối ngày 31/12, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của KBNN huyện về tổng số và chi tiết; trên cơ sở đó đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán năm. Đơn vị dự toán cấp xã lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp , phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp huyện , xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện , ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện. Trường hợp đơn vị dự toán cấp đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp .

Về trình tự lập, thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán thu, chi NSNN năm của ngân sách cấp huyện : mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bộ phận Tài chính xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình UBND cùng cấp xem xét gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, đồng thời trình HĐND xã phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm của xã có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND xã đã gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thì UBND xã báo cáo bổ sung, gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước huyện Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của UBND xã. “Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện ; Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính. Trường hợp báo cáo quyết toán năm của huyện phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND huyện đã gửi Sở Tài chính, thì UBND huyện báo cáo bổ sung gửi Sở Tài chính.” Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện gửi báo cáo quyết toán Sở Tài chính, đồng thời gửi KBNN huyện Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của UBND huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 28 - 33)