Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội có tác động đến quản lý ngân sách Nhà

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 37 - 46)

sách Nhà nước của huyện Bắc Trà My

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về hướng Tây Nam, nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch là Trường Sơn Đông và Nam Quảng Nam kết nối các khu vực có nền kinh tế phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) chạy ngược lên Tây Nguyên, sang Lào, Cam-pu-chia và ngược lại thông qua các cửa khẩu Bờ Y và Nam Giang.

- Phía Bắc: giáp huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Phú Ninh. - Phía Nam: giáp huyện Nam Trà My.

- Phía Đông: giáp huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Ngãi. - Phía Tây: giáphuyện PhướcSơn.

b. Khí hậu

Khu vực Bắc Trà My chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau) và mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 8); là một trong 2 vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh Quảng Nam.

Đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều thực vật, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, con vật nuôi. Tuy nhiên, lượng mưa lớn, kéo dài vào mùa mưa nên thường có lũ quét gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, vào mùa khô thường bị hạn hán gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

c. Thủy văn

hợp lưu của thượng nguồn Sông Thu Bồn, bắt nguồn từ phía Tây chảy qua địa phận Bắc Trà My, đoạn chảy qua huyện khoảng 20 km. Ngoài ra trên địa bàn huyện có các nhánh sông: Sông Bui, Sông Tam Lang, Sông Trường... và nhiều khe suối, hồ chứa khác.”

Sông suối khu vực Bắc Trà My có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phân bố chằng chịt, không thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng về giao thông, thủy lợi... Mạng thủy văn trong khu vực cung cấp nguồn nước mặt khá dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt, có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

d. Tài nguyên - Tài nguyên đất:

Theo số kiệu đất đai được điều tra và công bố bởi Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My có các loại đất sau:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 1.410ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên, phân bố ven các sông, suối lớn chủ yếu các xã vùng trung của huyện.

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 410ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên. Đất nằm ven suối lớn thành những dãi hẹp. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ có nhiều mảnh đá vụn nhỏ.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fb): Diện tích 972ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, có ở địa hình đồi thoải, ít dốc cộng thêm vào đó là các quá trình ngoại sinh (bào mòn, xâm thực nên địa hình đồi càng được rõ nét hơn).

+ Đất dốc tụ (D): Diện tích 479ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất dốc tụ có tầng dày, nhiều hữu cơ, độ phì khá.

+ Đất mùn vàng đỏ trên Macma axit (Ha): Diện tích 360ha, chiếm 0,44%. Đất có ở khu vực núi cao, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng thấp.

+ Đất vàng trên đá Macmaaxit (Fa): Diện tích 45.174ha, chiếm 54,89% tổng diện tích tự nhiên.

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước có chất lượng tương đối tốt; do ở điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên chế độ và trữ lượng nước thay đổi nhiều theo mùa; tác động trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.

Nguồn nước mặt là tài nguyên quý giá, có tác động lớn mạnh đến cuộc sống nông nghiệp nông thôn, dân trí khu vực miền núi. Tại đây hầu hết người dân sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi.

- Tài nguyên rừng:

Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Bắc Trà My là 58.108,85 ha, chiếm 70,4% diện tích tự nhiên. Rừng Bắc Trà My khá phong phú về chủng loại, có nhiều loại gỗ quý hiếm (gõ, lim, lác, dỗi, chò chỉ, chò nâu,...), các loại lâm sản phụ (mây, tre, ươi,...), cây dược liệu (quế, sâm Ngọc Linh, sa nhân,...). Trữ lượng gỗ đạt trên 7 triệu m3. Rừng ở đây có sự phân tầng, tán rõ: tầng trên là cây thân gỗ, tầng dưới có các loại cây leo, cây hỗn tạp và cây bụi. Hệ động vật cũng rất phong phú đa dạng với nhiều loài thú quý hiếm như hổ, voi, gấu, vọc, mang, nai,... Nhiều loại động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam.

- Tài nguyên khoáng sản:

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính thức công bố về khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng một cách đầy đủ. Qua một số tài liệu và đánh giá ban đầu, trên địa bàn huyện hiện có các loại khoáng sản: vàng sa khoáng có ở các xã Trà Đông, Trà Bui, Trà Tân, Trà Giác, Trà Đốc..., một số loại quặng có giá trị kinh tế như thiếc, titan ở Trà Đốc, Trà Tân, kẽm ở Trà Sơn, Trà Giác, Trà Tân, Trà Giang.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Lĩnh vực kinh tế: * Giá trị sản xuất:

Qua bảng số liệu 2.1 có thể thấy, giá trị sản xuất của huyện Bắc Trà My tăng qua các năm từ 2012-2016. Riêng năm 2013, tốc độ tăng trưởng cao 19,7% so với năm 2012; nguyên nhân tăng cao là do các nguồn vốn đầu tư phát triển chi

cho các dự án giảm nghèo của Trung ương kế hoạch 2012 chưa phân bổ và phân bổ trễ (vào quý 4/2012). Vì vậy, các đơn vị được bố trí nguồn lực không thực hiện giải ngân được và chuyển sang năm 2013 để triển khai thực hiện. Số dự án đầu tư 2013 tăng hơn gấp đôi so với 2012 và góp phần đẩy ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng 39,38%. Bước sang năm 2014, giảm đi 2,81% so với năm 2013. Tuy nhiên, vẫn tăng rất cao so với 2012 (tăng 36,08%).

Bảng 2.1. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Tổng GTSX theo giá

so sánh 2010 460,90 495,40 593,00 635,60 697,80 765,80

1.1 Nông lâm thủy sản 211,00 224,90 246,70 258,80 273,40 275,40 1.2 Công nghiệp - Xây

dựng 101,50 109,70 152,90 148,60 161,60 191,50 1.3 Dịch vụ 148,40 160,80 193,40 228,20 262,80 298,90 2 Theo giá hiện hành 530,00 643,80 767,40 853,00 959,30 1.044,30

2.1 Nông lâm thủy sản 245,50 289,60 324,70 371,10 415,30 424,10 2.2 Công nghiệp - Xây

dựng 114,40 156,90 191,90 194,50 212,90 251,80 2.3 Dịch vụ 170,10 197,30 250,80 287,40 331,10 368,40 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Trà My

Gía trị sản xuất ngành Nông lâm thủy sản tăng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần, điều này phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH huyện, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Riêng năm 2016 ngành này tăng trưởng rất thấp (0,73%). Nguyên nhân là vụ lúa đông xuân năm 2016 trên địa bàn đã mất trắng cùng với diện tích hoa màu bị thiệt hại do thời tiết.

Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất từng ngành huyện Bắc Trà My ( 2011-2016)

Giai đoạn 2011-2016, kinh tế huyện Bắc Trà My tăng trưởng khá, quy mô giá trị sản xuất (GTSX) liên tục tăng. Năm 2016, GTSX đạt 765,80 tỷ đồng, tăng gấp 1,66 lần so với năm 2011 (495,40 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân đạt 10,8%.

Biểu đồ 2.2. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng huyện Bắc Trà My ( 2011-2016)

* Tăng trưởng sản xuất của huyện:

So với toàn tỉnh Quảng Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn huyện thấp hơn nhiều (Bắc Trà My:10,8%; Quảng Nam: 16,8%). Trong cả giai đoạn, tốc độ tăng GTSX của huyện từ 7,5% đến 9,7%. Riêng năm 2013 tăng 19,7% cao hơn tốc độ tăng của tỉnh. Nguyên nhân do nguồn vốn đầu tư XDCB

năm 2013 rất lớn làm tăng giá trị Công nghiệp-Xây dựng (39,4%).

Bảng 2.2. Tốc độ tăng GTSX các ngành giai đoạn ( 2012-2016)

TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ

b/q 1 Huyện Bắc Trà My.Theo giá SS 2010 7,5% 19,7% 7,2% 9,8% 9,7% 10,8%

1.1 Nông lâm thủy sản 6,6% 9,7% 4,9% 5,6% 0,7% 5,5% 1.2 C.nghiệp - Xây dựng 8,1% 39,4% -2,8% 8,7% 18,5% 14,4%

1.3 Dịch vụ 8,4% 20,3% 18,0% 15,2% 13,7% 15,1%

2 Tỉnh Quảng Nam.Theo giá SS 2010 11,5% 13,6% 16,6% 16,7% 25,4% 16,8%

2.1 Nông lâm thủy sản 7,6% 2,2% 7,3% 5,1% 4,6% 5,4% 2.2 C.nghiệp - Xây dựng 11,0% 15,4% 20,6% 21,4% 36,1% 20,9% 2.3 Dịch vụ 14,1% 15,7% 13,2% 12,3% 10,8% 13,2% Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Trà My

Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng GTSX huyện và tỉnh (Theo giá SS 2010)

* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Theo Nghị quyết huyện Đảng bộ, phấn đấu cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Bắc Trà My chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành Dịch vụ và ngành Công nghiệp-Xây dựng, giảm ngành Nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, qua số liệu bảng phân tích về cơ cấu GTSX huyện Bắc Trà My giai đoạn 2012-2016 và biểu đồ ta nhận thấy: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Dịch vụ tăng lên qua các năm (năm 2012 là 30,65% và 2016 là 35,28%), ngành Nông lâm thủy sản giảm theo đúng định hướng (năm 2012 là 44,98% và 2016 là 40,61%). Riêng ngành

Công nghiệp-Xây dựng tăng trưởng không ổn định và có chiều hướng giảm so với năm đầu và năm cuối của cả giai đoạn (năm 2012 là 24,37% và 2016 là 24,11%).

Bảng 2.3. Cơ cấu GTSX huyện Bắc Trà My giai đoạn 2012-2016

TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016

1 Theo giá SS 2010 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1.1 Nông lâm thủy sản 45,4% 41,6% 40,72% 39,18% 35,96% 1.2 Công nghiệp - Xây dựng 22,14% 25,78% 23,38% 23,16% 25,01%

1.3 Dịch vụ 32,46% 32,61% 35,9% 37,66% 39,03%

2 Theo giá hiện hành 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

2.1 Nông lâm thủy sản 44,98% 42,31% 43,51% 43,29% 40,61% 2.2 Công nghiệp - Xây dựng 24,37% 25,01% 22,8% 22,19% 24,11%

2.3 Dịch vụ 30,65% 32,68% 33,69% 34,51% 35,28%

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Trà My

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế (Giá HH) huyện Bắc Trà My ( 2012-2016)

b. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội * Dân số và lao động

- Dân số: Trung bình năm 2016 là 39.910 người, 10.024 hộ; trong đó dân số sống ở vùng nông thôn 33.007 người, chiếm 82,7%. Mật độ dân số 47,2 người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Quảng Nam.

- Lao động: Số người trong độ tuổi lao động năm 2016 có 18.271 người đạt tỷ lệ 45,7 so với tổng dân số. Số người lao động trong các ngành kinh tế năm 2016 có

18.271 người; trong đó: lao động làm việc trong lĩnh vực Nông lâm thủy sản 15.875 người, lĩnh vực Công nghiệp 480 người, lĩnh vực thương mại dịch vụ 1.916 người.

Biểu đồ 2.5. Lao động đang làm việc theo ngành kinh tế huyện Bắc Trà My năm 2016

* Giáo dục – Đào tạo

Năm 2016, toàn huyện có 42 trường học gồm: 01 trường mầm non, 13 trường mẫu giáo; 14 trường tiểu học; 14 trường trung học cơ sở; 01 trường trung học phổ thông và 01 trường phổ thông dân tộc nội trú Nước Oa có 02 cấp THCS và THPT.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hằng năm được tăng cường, ổn định về số lượng và nâng cao về chất lượng. Năm học 2012-2013, toàn huyện có: 839 giáo

viên (MG-MN: 176 GV; tiểu học: 345 GV, trung học cơ sở: 225 GV, trung học phổ thông: 93 GV), trong đó có 59 giáo viên là người dân tộc thiểu số. Tổng số cán bộ làm côngtácquản lý là 79 người.

* Y tế, chăm sóc sức khỏe

- Phòng Y tế huyện là đơn vị hành chính trực thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện.

- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện: trực thuộc Chi Cục DS-KHHGĐ tỉnh (Sở Y tế), thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện.

- Trung tâm Y tế huyện gồm:

+ Hệ điều trị: 01 bệnh viện huyện với 55 giường bệnh và 01 phòng khám khu vực với 05 giường bệnh thực hiện công tác khám, chữa bệnh.

+ Hệ dự phòng: thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh và Chương trình MTQG về y tế trên địa bàn huyện.

+ Tuyến xã, thị trấn: gồm 13 trạm y tế xã, thị trấn

* Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Trong 5 năm qua, lĩnh vực VHTT - TT ở Bắc Trà My đã có sự tập trung cao cho mục tiêu xây dựng đời sống sống văn hóa, xây dựng con người mới.

Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cấp huyện cơ bản đạt chuẩn. Tại mỗi xã đều có cán bộ phụ trách việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cho người dân, đặc biệt là cho đồng bào các dân tộc tại các thôn.

Các hoạt động văn hóa được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đảm bảo chất lượng. Hoạt động thông tin, tuyên tuyền, cổ động trực quan được đẩy mạnh và phục vụ tốt các nhiệm vụ ở địa phương.

Trên địa bàn huyện có khá nhiều di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu như: Di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ - Nước Oa (Trà Tân), Di tích chiến thắng Đồn xã Đốc (Trà Đốc), di tích Sơn Phòng Dương Yên (Trà Dương), công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị tại các khu di tích thời gian gần đây đã được chú trọng đầu tư thường xuyên.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 37 - 46)