Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 37)

1.4.1 Nhân tố chủ quan

“Một là, nhận thức của lãnh đạo chính quyền cấp huyện về tầm quan trọng và trách nhiệm trong quản lý NSNN tại địa phương.”

“Để tham gia chỉ đạo điều hành và quản lý NS, lãnh đạo chính quyền cấp huyện phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN, đó là: NSNN phải được quản lý đầy đủ, toàn vẹn ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (từ Lập dự toán NS – Chấp hành NS – Quyết toán NS).” Phải nắm vững các nhân tố có ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN; số thu NSNN; đối tượng thu NSNN; nắm

vững yêu cầu của nhà nước về thực hiện đảm bảo chi NSNN; các đối tượng được thụ hưởng từ NSNN; nắm vững vai trò đặc điểm của NSNN nói chung và NSNN địa phương đang quản lý. Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như chính sách vĩ mô về tài chính tiền tệ; ảnh hưởng của hội nhập; ảnh hưởng của kinh tế thị trường…

“Lãnh đạo chính quyền cấp huyện cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp, phải sử dụng những công cụ, chính sách tác động một cách linh hoạt, có trọng điểm, có mục tiêu và phương hướng rõ ràng để động viên mọi nguồn lực xã hội, kích thích sự sáng tạo, trọng dụng tài năng nhằm kích thích mọi động lực phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.”

Hai là, tổ chức bộ máy quản lý NS cấp huyện. Cần xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được chính phủ quy định. Tổ chức bộ máy tinh gọn và chất lượng nguồn nhân lực cao luôn là mục tiêu cần hướng tới.

Ba là, trình độ cán bộ quản lý. Con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo và nghiên cứu sắp xếp bộ máy tổ chức đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

Bốn là, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý. Theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, các phương thức thu thập thông tin thủ công thực sự không còn phù hợp cả về chất lượng và thời gian, không còn phù hợp cả về độ chính xác và an toàn. Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, cần đẩy mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN; triển khai ứng dụng các phần mềm, các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý NSNN, phối hợp quản lý thu, thực hiện kiểm soát chi, quản lý dự toán NSNN, thực hiện thanh toán điện tử…

tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nói chung và của công tác quản lý NSNN nói riêng. Nội dung, phạm vi và đối tượng của công tác kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động của NSNN rất đa dạng. Việc kiểm tra, thanh tra có thể được tiến hành với tất cả các khâu hoặc các lĩnh vực hoạt động của NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN đến các đơn vị có liên quan tới thực hiện thu hoặc thụ hưởng kinh phí từ NSNN. Cấp độ kiểm tra, thanh tra cũng đa dạng: kiểm tra, thanh tra của chính phủ; kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; kiểm tra, thanh tra nội bộ.

1.4.2. Nhân tố khách quan

Một là, các chính sách vĩ mô của nhà nước. Nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc lớn vào các chính sách vĩ mô mà quốc gia đó đang thực hiện, gồm chính sách kinh tế, chính sách xã hội,…Khi các chính sách vĩ mô phù hợp, phát huy hiệu quả sẽ tác động tới sự cân bằng thu, chi NS, sự ổn định xã hội. Các công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô gồm: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…

Hai là, tình hình kinh tế - xã hội. Năm 2008, nước ta phải đối mặt với tình hình lạm phát diễn ra, giá cả leo thang. Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm chi tiêu. Tuy nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng lạm phát nhưng đang rơi vào trạng thái khủng hoảng, hơn 80% doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, thất nghiệp gia tăng. Đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi,…

Ngoài ra, trong quản lý NSNN, cũng có một số nhân tố khác ảnh hưởng đến quản lý NSNN huyện đó là: định hướng phát triển KT-XH, ANQP trên địa bàn; việc phân cấp quản lý KT - XH trong các lĩnh vực; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi trên địa bàn của cấp trên đối với huyện.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và đã hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu, chi ngân sách cấp huyện và quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Trong đó, làm rõ:

- Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc quản lý NSNN ở huyện;

- Năm nhiệm vụ cơ bản trong quy trình quản lý NSNN ở huyện bao gồm: Lập dự toán; chấp hành dự toán; kiểm soát, thực hiên các khoản thu - chi; quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra ngân sách;

- Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN tại huyện.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY GIAI ĐOẠN 2012-2016

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w