Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước trên

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 72 - 98)

nước trên địa bàn huyện Bắc Trà My , tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Nhóm giải pháp về thu ngân sách

3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý thu thuế

- Hoàn thiện lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, phải đơn giản, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai- tự nộp thuế, thực hiện nguyên tắc “một cửa” trong việc giải quyết các công việc về thuế để giảm chi phí cho người nộp thuế và cho cả cơ quan thuế. Đề cao nghĩa vụ, tính chủ động của các tổ chức và cá nhân trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính thuế, tập trung ở một số nội dung sau:

+ Công khai rõ ràng, đầy đủ các thủ tục về thuế trên các phưong tiện thông tin đại chúng, thiết kế các tờ rơi, niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế để các tổ chức, cá nhân có thể nắm bắt kịp thời các thủ tục về thuế.

- “Cần thực hiện cải cách công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nhằm mục tiêu quản lý được tất cả các hộ thực tế có kinh doanh, đảm bảo sát đúng doanh thu kinh doanh, đôn đốc hộ kinh doanh tự giác nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế phải nộp vào ngân sách, hạn chế thất thu. Nội dung cải cách

tập trung vào một số giải pháp sau:

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Đội quản lý thị trường, UBND các xã, Chi cục thuế thực hiện hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh nhằm phát hiện các cơ sở nào chưa đăng ký để đưa vào quản lý thu thuế.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Nội dung tuyên truyền hỗ trợ cho các đối tượng nộp thuế còn dàn trải, chưa tập trung vào các nội dung chủ yếu cốt lõi của vấn đề, mà còn nặng về phổ biến các quy định của chính sách thuế mới. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế còn thiếu. Do vậy thời gian đến cần làm tốt các nội dung sau:

- Hỗ trợ tích cực những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách thuế, chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền, biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa dạng, dễ hiểu. Thiết kế nội dung tuyên truyền về các chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế dưới dạng tờ rơi, sổ tay phát miễn phí tại cơ quan thuế, kể cả các nơi công cộng, nơi đối tượng nộp thuế thường giao dịch...

Thiết lập đường dây điện thoại nóng để kịp thời hướng dẫn, giải thích những vướng mắc cho đối tượng nộp thuế. Giám sát, theo dõi và phát hiện kịp thời những hành động lợi dụng các thủ tục về thuế để nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế, tự đặt ra các thủ tục về thuế trái qui định phải có biện pháp xử lý nghiêm minh.

3.2.1.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về thuế

“ “Việc thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm tính chất phù hợp của các chính sách về thuế và cũng từ đó mà phát hiện những sơ hở, bất hợp lý của những văn bản qui định về thuế cũng như Luật thuế nhằm kiến nghị, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất tốt để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch, phương án thanh tra, kiểm tra cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng được kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Trong thanh tra, kiểm tra cần thực hiện đúng chính sách qui định, tránh lạm dụng chức quyền để tiêu cực.

- Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa thanh tra, kiểm tra với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm đấu tranh chống các hành vi vi phạm như gian lận, trốn lậu thuế. Chọn lọc đối tượng thanh tra, kiểm tra, theo đó cần tập trung thanh tra đối với các đối tượng thường xuyên gian lận về thuế, có quá trình kinh doanh không tốt, hoạt động trong những lĩnh vực có khả năng vi phạm cao, có địa chỉ kinh doanh không rõ ràng hay thường xuyên thay đổi địa điểm và ngành nghề kinh doanh. Xử lý kiên quyết nghiêm minh đối với các trường hợp trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng thuế kéo dài. Đối với các trường hợp có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, cần tham mưu UBND huyện tổ chức cưỡng chế, kê biên tài sản để thu hồi nợ thuế nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, răn đe những trường hợp tương tự.

- Thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế, quyết toán thuế đối với doanh nghiệp. Đồng thời ban hành quy định cụ thể để tuyên dương, khen thưởng, khích lệ đối với những cá nhân, tổ chức kinh tế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.”

31.2.1.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thu thuế

Trong công tác quản lý thu vai trò của bộ máy trực tiếp quản lý thu thuế có ý nghĩa rất quan trọng. Thực trạng đội ngũ cán bộ Chi cục thuế huyện là tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ đại học trên 70%, được đào tạo cơ bản có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế, am hiểu địa bàn quản lý còn hạn chế. Việc sắp xếp, bố trí cán bộ ở các bộ phận nghiệp vụ và các Đội thuế vẫn còn lúng túng, đòi hỏi phải xác định được chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận, năng lực công tác của mỗi người, tổ chức phân loại cán bộ thuế của từng bộ

phận, từng đội thuế xã theo trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn cũng như năng lực quản lý thu thuế.

“Xây dựng kế hoạch cử đi đào tạo, đào tạo lại để nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thuế, trong đó chú trọng đào tạo các kỹ năng quản lý thuế hiện đại như: tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế, quản lý và xử lý nợ, thanh kiểm tra về thuế, đi đôi với bồi dưỡng kiến thức tổng hợp gắn với công tác thuế như kế toán, tin học, kiến thức quản lý nhà nước, vv…

3.2.1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu thuế

“Kết nối mạng tin học giữa cơ quan thuế với cơ quan tài chính, KBNN để khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, công tác đối chiếu, kiểm tra số liệu, đồng thời cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo.”

3.2.1.6. Chú ý đến công tác ủy nhiệm thu thuế

Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác ủy nhiệm thu về chính sách thuế, quy trình nghiệp vụ về thu thuế, sử dụng biên lai ấn chỉ. Kiểm tra thường xuyên đối với cán bộ trực tiếp làm công tác ủy nhiệm thu để kịp thời chấn chỉnh sai sót, tổ chức sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm trong công tác ủy nhiệm thu nhằm nâng cao hiệu quả công tác ủy nhiệm thu.

“Tiếp tục mở rộng công tác ủy nhiệm thu cho xã, kiến nghị tỉnh cho phép mở rộng sắc thuế được phép ủy nhiệm thu, đồng thời cho điều tiết 100% các khoản thuế được uỷ nhiệm thu về cho ngân sách xã. Thực hiện được điều này sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động của địa phương, chống thất thu sẽ đạt hiệu quả hơn, đồng thời giúp ngành thuế tiết giảm chi phí.

3.2.1.7. Nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu

“Việc quản lý thu NSNN không chỉ dừng lại ở việc khai thác nguồn thu hiện có mà còn thực hiện tốt chính sách nhằm nuôi dưỡng các nguồn thu đã bị thu hẹp và mở rộng nguồn thu mới, để không ngừng tăng nguồn thu trên địa bàn. Do vậy, cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển một

cách thuận lợi nhất, có thể dành và trích một khoản từ Ngân sách huyện hỗ trợ vốn cho các hộ kinh doanh được vay phát triển kinh doanh, với mức lãi suất hợp lý, trong đó chú trọng những ngành sản xuất các mặt hàng truyền thống, xuất khẩu có giá trị cao theo định hướng phát triển của huyện.

3.2.1.8. Tăng cường vai trò, trách niệm lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện

Huyện ủy, UBND huyện trong thời gian qua đã dành nhiều sự quan tâm để lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý thu NSNN nói chung và thuế nói riêng, kết quả mang lại trong những năm qua là luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Tuy nhiên, để công tác quản lý thu NSNN trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của huyện ủy, UBND huyện đối với ngành thuế, xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa ngành thuế với các ngành có liên quan và UBND các xã trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, cụ thể là: xác định rõ trách nhiệm quản lý thu NSNN là nhiệm vụ chính trị của các cấp chính quyền, do vậy các địa phương, đơn vị cần xây dựng kế hoạch, nội dung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thu NSNN, có sự phân công, phân cấp cụ thể trong phối hợp giữa ngành thuế với chính quyền địa phương về tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo thu thuế. Tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc khoán trắng cho ngành thuế. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo các ngành hữu quan, phối, kết hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ thu trên địa bàn.

3.2.2. Nhóm giải pháp về chi ngân sách

Để nâng cao hiệu quả nhiệm vụ chi, cần thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả về quản lý chi đầu tư phát triển

- “Phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Quá trình thực hiện chi đầu tư phải tuân thủ các quy trình trong đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư, đồng thời đảm bảo đúng quy hoạch, định hướng phát triển KT-XH của huyện và các điều kiện để được ghi

vốn. Chú ý không bố trí dàn trải, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách huyện. - Tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư đối với các công trình đã đầu tư, nhất là đánh giá các công trình thuộc các chương trình KT-XH của huyện như: chương trình giao thông, chương trình kiên cố hóa trường học, nông thôn mới, côn trình thuộc các CTMT giảm nghèo của Trung ương…Từ đó khắc phục những tồn tại, hạn chế và cương quyết loại bỏ những dự án, công trình xét thấy đầu tư không hiệu quả để tránh lãng phí.

- Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án, xác định chính xác nhu cầu, nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắc khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí, muốn vậy phải nâng cao năng lực của bộ phận tham mưu đề xuất đầu tư, năng lực quản lý điều hành dự án của Ban Quản lý các dự án đầu tư theo đúng quy định, đảm đương được nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng các đơn vị thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu: lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi công.

- Thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu theo quy định, cho đấu thầu rộng rãi các công trình có giá trị xây lắp trên một tỷ đồng, trong công tác đấu thầu phải thể hiện được nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, xử lý nghiêm các trường hợp thông thầu. Nâng cao chất lượng công tác xét thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.

- Kiên quyết đưa ra khỏi giá trị quyết toán những khoản chi không đúng chế độ quy định, không đảm bảo hồ sơ thủ tục khi thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN thông qua việc kiểm tra các hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư,

tuân thủ các chế độ, định mức chi phí của nhà nước đã quy định.

- Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định 80/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng quy chế giám sát cộng đồng để góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với quy hoạch được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển KT- XH, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình và ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, gây thiệt hại cho NSNN.

3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả về chi thường xuyên

Để nâng cao hiệu quả chi thường xuyên, cần thực hiện đồng bộ những yêu cầu sau:

Thứ nhất, đổi mới quy trình lập dự toán chi ngân sách

Thực hiện triển khai lập dự toán chi ngân sách trung hạn (từ 3 đến 5 năm), phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. “Thực hiện giải pháp này sẽ đảm bảo gắn kết việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH với xây dựng kế hoạch tài chính; gắn kết giữa kế hoạch chi tiêu của ngân sách hàng năm với kế hoạch ngân sách trung hạn. Khi xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn sẽ tăng cường tính chủ động của chính quyền địa phương trong bố trí, sử dụng nguồn lực. Mỗi địa phương cần chủ động tạo ra sự gắn kết giữa mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH với kế hoạch chi tiêu ngân sách, ngay từ khâu chuẩn bị lập dự toán chi, đảm bảo sự tương ứng giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong phạm vi ngân sách của huyện. Việc phân bổ, quản lý, điều hành dự toán chi ngân sách sẽ rõ ràng, minh bạch hơn, góp phần nâng cao tính khả thi của dự toán và hiệu quả sử dụng ngân sách.

Nâng cao chất lượng lập dự toán chi ngân sách, để đảm bảo chất lượng của dự toán NSNN cần xây dựng hệ thống mẫu biểu cụ thể, thống nhất cho các đơn vị dự toán và các địa phương. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các phương pháp xây dựng dự toán ngân sách, hạn chế việc lập dự toán kinh phí tràn lan, xây dựng dự

toán đảm bảo đầy đủ, thống nhất các chỉ tiêu, đảm bảo cho công tác tổng hợp được nhanh chóng, chính xác. Tăng lượng thời gian vật chất cho việc lập, xét duyệt và quyết định dự toán

Thứ hai, xây dựng và hệ thống hoá các chỉ tiêu, tiêu chí, phương pháp xác định

và đánh giá hiệu quả chấp hành dự toán của các địa phương, đơn vị, tạo điều kiện cho các địa phương được chủ động điều hành các nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình. “Gắn trách nhiệm của các địa phương, đơn vị trong quản lý, sử dụng ngân sách với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.”

Các đơn vị sử dụng ngân sách và các cơ quan tài chính phải xác định cho được thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi, các khoản kinh phí chi ra đều phải gắn với kết quả cần đạt được và đặt trong khuôn khổ trung hạn.“ Việc xác định được hiệu quả sử dụng ngân sách sẽ tạo ra được sự thống nhất trong quản lý giữa bên cấp kinh phí và bên sử dụng kinh phí, tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự giám sát của các cơ quan quản lý trong chấp hành dự toán chi ngân sách trên địa bàn. Thực hiện quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách theo kết quả đầu ra, tức là xác định

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 72 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w