Cơ sở đề xuất giải pháp và định hướng quản lý ngân sách Nhà nước tạ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 68 - 72)

nước tại huyện Bắc Trà My đến 2020, tầm nhìn 2025

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bắc Trà My đến 2020, tầm nhìn 2025

* Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 tạo sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện về kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh và ổn định.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng; Thương mại - Dịch vụ. Giảm tỷ trọng ngành Nông

- Lâm - Ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện; hình thành một số sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh cao; phát triển mạnh nguồn lực con người bằng giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng; bảo vệ tốt môi trường sinh thái; tăng cường an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội.

- Phát triển kinh tế - xã hội của của huyện Bắc Trà My đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các xã, thị trấn của huyện, các địa phương trong vùng, tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý để phát triển thương mại, du lịch. Tranh thủ tối đa các nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh Quảng Nam.

- Cùng với sự phát triển của huyện sẽ phát huy nội lực và sử dụng có hiệu quả các yếu tố ngoại lực từ bên ngoài vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao và bền vững.

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu để xác định cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh. Đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ.

- Phát triển kinh tế bền vững, toàn diện đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Xây dựng hệ thống kinh tế mở trên cơ sở phát huy tính năng động, sáng tạo của các thành phần kinh tế. Gắn sản xuất - kinh doanh trên địa bàn với nền kinh tế, đồng thời phát huy tối đa các yếu tố nội lực và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

* Mục tiêu cụ thể: Về Kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 12,36%; + Giá trị SX công nghiệp tăng bình quân: 18%;

+ Giá trị khu vực dịch vụ tăng bình quân 15%;

+ Giá trị SX Nông – Lâm – Ngư nghiệp tăng bình quân 10%;

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 là: Nông, lâm, ngư nghiệp – Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ. Trong đó: Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm 58%; Công nghiệp – Xây dựng chiếm 18%; Thương mại – Dịch vụ chiếm 24%;

+ Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt 162 tỷ đồng;

Về văn hóa – xã hội:

+ Đến năm 2020 có hơn 90% số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh. + Giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo hàng năm: hơn 1.000 lao động;

+ Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm: 3 - 4%.

3.1.2. Định hướng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Trà My đến năm 2020

Quản lý NSNN hiệu quả sẽ góp phần tạo sự ổn định về KT-XH trên địa bàn huyện trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tư để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020. Do đó, việc hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN cần dựa trên các quan điểm sau:

Thứ nhất, cần quán triệt chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của Huyện uỷ, UBND huyện là Nông, lâm, ngư nghiệp – Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ. Trong đó: Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm 58%; Công nghiệp – Xây dựng chiếm 18%; Thương mại – Dịch vụ chiếm 24%, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT- XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện. “Do vậy việc khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ, động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu từ các hoạt động Nông – Lâm – Ngư nghiệp vào ngân sách sẽ đảm bảo được nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển KT-XH, đồng thời giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu là thu để đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn thuế, nợ thuế. Khai thác và huy động một cách bền vững các nguồn thu trên địa bàn, nhằm đảm bảo nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

Thứ hai, tổ chức thực hiện tốt dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, chi ngân sách nhằm đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu KT-XH do Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển. Thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiến tới thực hiện quản lý chi NSNN theo yếu tố đầu ra, tổ chức đánh giá hiệu quả của các khoản chi tiêu NSNN hàng năm để từ đó có hướng điều chỉnh hợp lý đảm bảo cho mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.

Thứ ba, thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động thu, chi tại huyện , nhằm làm cho hoạt động quản lý NSNN có hiệu quả, đáp ứng nguồn lực để thực hiện chức năng nhiệm vụ của hệ thống chính trị, duy trì và phát triển các hoạt động chi sự nghiệp có hiệu quả, tích lũy vốn cho đầu tư.

Thứ tư, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu,

chi ngân sách từ cấp huyện đến cấp xã.

Trên cơ sở quan điểm quản lý NSNN huyện nêu trên, trong giai đoạn đến 2020, quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Trà My được quán triệt theo định hướng sau:

Một là, quản lý NSNN phải gắn liền với mục tiêu định hướng phát triển KT-XH của huyện. NSNN được sử dụng như là công cụ để kiểm soát và thực hiện điều chỉnh định hướng phát triển KT-XH của huyện. Thông qua đó xác định cơ cấu thu chi hợp lý giữa các địa phương, các ngành đảm bảo đúng đối tượng trong từng thời kỳ nhất định. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Hai là, đảm bảo bao quát về phạm vi đối tượng và mức độ quản lý các khoản thu, chi NSNN trên địa bàn. Các cơ quan quản lý như Tài chính, thuế, KBNN, các cấp chính quyền địa phương phải nắm bắt kịp thời, chính xác để có thể điều hành ngân sách một cách chặt chẽ theo đúng định hướng phát triển KT- XH trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý NSNN trên địa bàn.

Ba là, tổ chức khai thác huy động một cách bền vững mọi khoản thu vào NSNN, tăng cường các biện pháp chống thất thu, chú trọng các nguồn thu khó. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thuế, kiên quyết xử lý những trường hợp gian lận, trốn thuế. Đồng thời, tạo điều kiện về môi trường kinh doanh để các tổ chức kinh doanh có thể tiếp cận được với các nguồn vốn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn một cách thuận lợi.

Bốn là, Trong quản lý NSNN phải phân định rõ thẩm quyền trách nhiệm giữa các

cơ quan trong việc quản lý NSNN từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành và quyết toán NSNN. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm tạo được chuyển biến tích cực trong sử dụng ngân sách đảm bảo có hiệu quả, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, đảm bảo hoạt động tài chính ngân sách lành mạnh.

Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành thu, chi ngân sách, bảo đảm cân đối thu chi giữa các cấp ngân sách, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành NSNN đáp ứng thời kỳ mới, tăng cường áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trên tất cả các khâu của quy trình quản lý NSNN.

Đó là những phương hướng cơ bản cần được cụ thể hóa trong thực hiện chu trình quản lý NSNN của huyện , tạo cơ sở trực tiếp cho việc đề xuất và thực thi các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN huyện Bắc Trà My trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 68 - 72)