Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc Trà My giai đoạn

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 46 - 58)

đoạn 2012-2016

2.2.1. Công tác lập, phân bổ dự toán NSNN

Luật NSNN quy định: Dự toán NSNN hàng năm được lập phải căn vào nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm ANQP. Các khoản thu trong dự toán phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm ANQP. Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện dự án, chương trình. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí (đây là các khoản thu đảm bảo nguồn cho nhu cầu chi thường xuyên) và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với chi trả nợ thì phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán.

Việc lập dự toán ngân sách hàng năm trên địa bàn huyện Bắc Trà My về cơ bản được thực hiện đảm bảo theo các quy định của Luật Ngân sách, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý, điều hành ngân sách trong từng thời kỳ, các văn bản hướng dẫn hàng năm.

Giai đoạn năm 2011-2016, dự toán NSNN của huyện được cân đối theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 10/02/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, thời kỳ ổn định ngân sách, định mức phân bổ dự toán thu, chi ngân sách địa

phương.

Theo đó, vào đầu quý 3 của năm tài khóa, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Chi cục Thuế tham mưu UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc huyện quản lý, UBND các xã lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau để làm căn cứ tổng hợp và xây dựng dự toán NSNN cấp huyện , báo cáo UBND huyện xem xét, trước khi báo cáo lên UBND tỉnh. Dự toán được lập phải đảm bảo tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, đảm bảo tổng số thu thuế và phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên. Dự toán của các đơn vị phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo mục lục NSNN và theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn quy định.

Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, phòng Tài chính kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế huyện tổ chức làm việc với UBND cấp xã, các cơ quan đơn vị cùng cấp về dự toán ngân sách, trong quá trình làm việc có quyền yêu cầu bố trí lại các khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển KT-XH. Đối với những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, khi có yêu cầu của các cơ quan đơn vị cùng cấp hay UBND các xã thì phòng Tài chính – Kế hoạch mới tổ chức làm việc với các đơn vị đó. Trong khi làm việc về lập dự toán ngân sách và xây dựng phương án phân bổ ngân sách, nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan cùng cấp và UBND các xã, thì phòng Tài chính kế hoạch báo cáo UBND huyện quyết định.

Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở các bộ thuế do Chi cục thuế quản lý thu, tình hình thực hiện dự toán thu của các năm liền kề và tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó các khoản thu phí, lệ phí, thu khác cũng được các cơ quan quản lý thu lập cùng với sự thẩm định của cơ quan Tài chính, để hình thành nên dự toán thu ngân sách hàng năm.

Chi cục thuế huyện triển khai việc lập dự toán thu thuế cho các địa phương, đơn vị trên cơ sở phân cấp nguồn thu để lập bộ cho từng bộ thuế, các khoản thu và tốc độ phát triển chung của huyện tiến hành xây dựng dự toán thu NSNN cho từng khoản thu. Trong công tác lập dự toán thu, các khoản thuế ngoài quốc doanh được phân cấp cụ thể như sau: cấp huyện thì đảm nhận việc lập dự toán và quản lý thu thuế đối với cac doanh nghiệp, công ty trên địa bàn huyện được phân cấp; cấp xã thực hiện lập dự toán và quản lý thu đối với các hộ kinh doanh cá thể [18].

Các cơ quan trực tiếp thu lập dự toán đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu khác gởi phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, sau đó Phòng Tài chính kế hoạch huyện làm việc cùng Chi cục thuế tổng hợp theo từng lĩnh vực, trình UBND huyện phê duyệt.

Tuy nhiên, các khoản thu NSNN lại phụ thuộc vào phân cấp nguồn thu do vậy việc xây dựng dự toán thu còn bị động, có lúc chỉ dựa vào các bộ thuế đã được lập từ các năm trước đây, chưa thường xuyên rà soát lại sự thay đổi thường xuyên của các bộ thuế, chưa tiên liệu được sự biến động các khoản thu: như các khoản thu về thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí lệ phí, các khoản thu khác, các khoản thu quản lý qua ngân sách...

Hàng năm, căn cứ quyết định của UBND huyện giao dự toán thu, chi ngân sách cho huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với Chi cục thuế tham mưu UBND huyện xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách trình HĐND huyện quyết định. Khi dự toán NSNN của huyện và phương án phân bổ NSNN được HĐND huyện quyết định thông qua, UBND huyện ra quyết định giao dự toán ngân sách cho từng địa phương, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện , mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho từng xã trên địa bàn. Sau khi nhận được quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam giao dự toán thu chi NSNN, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mưu cho UBND huyện Bắc Trà My quyết định giao dự toán chi ngân sách cấp mình, phương án phân bổ và giao

nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện và dự toán thu chi của các xã trên địa bàn. UBND huyện giao dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NS huyện, và UBND các xã, các đơn vị dự toán cấp tiếp tục giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện.

Trong những năm qua việc phân bổ và giao dự toán cho cấp xã, các đơn vị của huyện đều được đảm bảo thực hiện trước ngày 31/12 hàng năm theo đúng quy định của Luật NSNN. Trên cơ sở dự toán được phân bổ các đơn vị, địa phương triển khai kế hoạch thu ngân sách cũng như các nhiệm vụ chi ngay từ trong quý.

“Cơ cấu phân bổ dự toán thu ngân sách theo từng lĩnh vực giai đoạn 2012 - 2016 được cụ thể và chi tiết tại phụ lục 01, phần phụ lục cuối luận văn”

Từ số liệu ở phụ lục 01 cho thấy, dự toán thu NSNN hàng năm của huyện Bắc Trà My đều có xu hướng tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, năm 2012 dự toán thu ngân sách được lập là 158.561 triệu đồng, đến năm 2013 đã tăng lên 219.171 triệu đồng ( tăng 60.610 triệu đồng), năm 2014 dự toán được lập là 265.347 triệu đồng, tăng 21% so với dự toán năm 2013 [27]. Tuy nhiên, các khoản thu cân đối ngân sách giảm dần theo tỷ lệ tương đối ổn định, năm 2012 các khoản thu cân đối ngân sách chiếm 12%% trong tổng thu ngân sách, đến năm 2015 và 2016 khoản thu này chiếm 6-7% trong tổng thu ngân sách. [27], [28].

Ngoài ra, trong cơ cấu thu ngân sách, một số khoản thu có sự thay đổi qua các năm: như thuế ngoài quốc doanh năm 2012 chiếm 58% trong thu cân đối, thì đến năm 2016 chiếm 43% trong thu cân đối ngân sách; thuế đất và chuyển quyền SD đất năm 2012 chiếm 6% trong thu cân đối, thì đến năm 2016 chiếm 35% trong thu cân đối ngân sách.[27], [28]. Nguyên nhân có sự thay đổi cơ cấu các khoản thu là do sự thay đổi các chính sách thuế là chủ yếu, sự phân cấp nguồn thu, công tác kiểm tra truy thu các khoản nợ thuế tài nguyên của các doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó một số các khoản thu cũng có sự thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu thu

ngân sách của huyện , tuy nhiên tỷ trọng thay đổi không đáng kể như thuế thu nhập cá nhân, phí lệ phí, thu khác ngân sách, các khoản thu quản lý qua ngân sách. Đối với dự toán chi ngân sách được lập trên cơ sở các định mức phân bổ do UBND huyện quy định, nhiệm vụ chi được phân cấp và tình hình thực tế tại địa phương về các nhiệm vụ chi phát sinh cũng như tình hình thực hiện dự toán chi của các năm trước liền kề để hình thành dự toán chi ngân sách hàng năm. “Dự toán được lập theo các nội dung, mẫu biểu quy định, thể hiện đầy đủ các nội dung chi theo từng loại hình đơn vị dự toán như chi thường xuyên, chi không thường xuyên, kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ, các khoản kinh phí đặc thù...

Đối với các xã dự toán chi của UBND các xã được lập trên cơ sở nhiệm vụ phát triển KT-XH và đảm bảo ANQP trên địa bàn xã; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp xã; mức bổ sung của ngân sách huyện cho ngân sách xã hàng năm; định mức phân bổ ngân sách. Dự toán chi NSNN được tổng hợp theo từng lĩnh vực, nội dung chi như : chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp phát thanh truyền thanh, thể dục thể thao, văn hoá thông tin, đảm bảo xã hội, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp môi trường, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng, sự nghiệp kinh tế, chi khác..., dự phòng ngân sách, nguồn cải cách tiền lương, các khoản chi quản lý qua ngân sách.

Dự toán chi của các đơn vị, địa phương lập xong được gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để xem xét, tổng hợp, thẩm định làm căn cứ xây dựng dự toán chi ngân sách huyện hàng năm. Đối với các đơn vị dự toán cấp 1, thì có nhiệm vụ tổng hợp, thẩm định dự toán của các đơn vị dự toán cấp dưới gửi về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Trong quá trình thẩm định dự toán của các đơn vị, địa phương, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện xem xét các nội dung chi, định mức chi đảm bảo theo đúng nội dung phân cấp đã được HĐND, UBND huyện phê duyệt thông

qua. Ngoài ra, tùy vào tình hình thực tế của địa phương, từng đơn vị, trên cơ sở cân đối nguồn thu, phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện bố trí các khoản kinh phí đặc thù nhằm đảm bảo hoạt động của các địa phương, đơn vị đáp ứng được nhiệm vụ được giao tại các cơ quan, địa phương đó.

“Cơ cấu phân bổ dự toán chi ngân sách theo từng lĩnh vực giai đoạn 2012 – 2016 được cụ thể và chi tiết tại phụ lục 02, phần phụ lục cuối luận văn”

Phụ lục 02 cho thấy tổng chi ngân sách cũng có xu hướng tăng thêm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Năm 2012 tổng chi NSNN là 158.561 triệu đồng, đến năm 2016 tổng chi là 312.026 triệu đồng, tăng 153.465 triệu đồng, gấp 2,6 lần [27]. Trong đó chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong chi cân đối NSĐP dưới 20% qua các năm, năm 2012 dự toán bố trí là 16.390 triệu đồng, chiếm 11% tổng chi cân đối NSĐP, đến năm 2016 là 57.316 triệu đồng, chiếm 18% trong tổng chi cân đối ngân sách [27], [28].

Dự toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khá lớn, trên 80% trong tổng chi cân đối NSĐP, chi thường xuyên hàng năm đều có xu hướng tăng cao năm 2012 dự toán chi thường xuyên được xây dựng là 138.186 triệu đồng, chiếm 89% tổng chi cân đối NSĐP, đến năm 2016 đã tăng lên là 249.006 triệu đồng, tăng 110.820 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2012, chiếm 80% tổng chi cân đối NSĐP [27], [28]... Trong đó các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, quản lý hành chính, chi khác đều tăng ở mức từ 0,5 đến dưới 1,5 lần. Ngoài ra các khoản chi cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo xã hội, quốc phòng an ninh đều có mức tăng cao từ 1,5 đến 2 lần. Dự toán các khoản chi này tăng lên là do trong giai đoạn này nhà nước đã ban hành nhiều chế độ định mức, chính sách mới về chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, các chế độ an sinh xã hội mới được ban hành, vv... Bên cạnh đó cũng có một số khoản chi năm 2016 vẫn đảm bảo ổn định hoặc giảm so với năm 2012 như: chi sự nghiệp môi trường, khoa học công nghệ, trợ giá trợ cước... [27], [28].

lớn, năm 2016 gấp 2 lần so với năm 2012, chiếm tỷ trọng bình quân là 56% tổng số chi thường xuyên, nguyên nhân tăng chủ yếu là do thực hiện các chính sách về cải cách tiền lương theo mức lương cơ sở mới, phụ cấp thâm niên cho nhà giáo, chi từ nguồn năm 2015 chuyển sang để mua sắm, sửa chửa tài sản ngành giáo dục [27], [28]. Cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo các lĩnh vực qua các năm tương đối ổn định, tăng giảm không đáng kể, chi quản lý hành chính năm 2012 là 40.853 triệu đồng, đến năm 2016 là 52.970 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21% tổng chi thường xuyên. Chi đảm bảo xã hội năm 2012 là 6.198 triệu đồng chiếm 4%, đến năm 2012 là 13.248 triệu đồng,

tăng gấp 2 lần, chiếm 5% tổng chi thường xuyên [27], [28].

Có thể thấy việc lập dự toán NSNN hàng năm đã được huyện chỉ đạo triển khai theo đúng quy trình của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành hàng năm của các cơ quan chức năng, đảm bảo phù hợp với việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, tốc độ phát triển KT-XH của huyện cũng như cơ cấu tỷ trọng trong từng khoản thu và chi NSNN của địa phương.

2.2.2. Thực hiện dự toán NSNN

Xuất phát từ vai trò quan trọng của thu ngân sách trên địa bàn, để cân đối nguồn thu thực hiện nhiệm vụ chi đảm bảo phát triển KT-XH, thu ngân sách của địa phương luôn được coi trọng và là một trong các chỉ tiêu quyết định để xem xét hoàn thành nhiệm vụ của các ngành và các địa phương trong năm. Thu ngân sách được coi là chỉ tiêu Pháp lệnh mà hàng năm huyện phải thực hiện. Với sự chỉ đạo của lãnh đạo huyện , sự đồng lòng của các cấp từ huyện đến xã nên kết quả thu ngân sách huyện trong những năm qua đều đạt và vượt dự toán được giao, nguồn thu ngày càng tăng, cơ cấu nguồn thu tương đối được ổn định.”

“Thu ngân sách trên địa bàn vơi mục tiêu đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện, bổ sung cân đối ngân sách xã còn dành một phần cho nhu cầu chi đầu tư XDCB, chỉnh trang đô thị phục vụ tốt những chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước huyện giai đoạn 2012 - 2016 thể hiện cụ thể trong phụ lục 03 phần phụ lục cuối luận văn.

Từ số liệu ở phụ lục 03 có thể thấy việc thực hiện dự toán thu NSNN của huyện Bắc Trà My qua các năm đều đạt và vượt dự toán được giao, với tốc độ tăng thu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w