Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 39)

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN. Vị trí địa lý của một địa phương, chẳng hạn như, nếu ở gần các trung tâm kinh tế lớn hay vị trí thuận lợi trong giao lưu KT-XH, sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện tăng nguồn thu cho ngân sách. Mặt khác, những ảnh hưởng xấu từ điều kiện tự nhiên như thiên tai, bão lụt thường xuyên cũng là nguyên nhân làm cho chi NSNN tăng. Một địa phương có tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào sẽ là tài sản quý giá của địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế của một địa phương, đặc biệt là tỷ trọng các ngành nông - lâm -ngưnghiệp. Qua đó, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn.

Kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện thuộc lĩnh vực giao thông, cơ cấu giáo dục, y tế, các công trình phúc lợi, xã hội… cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ.

Khả năng tích lũy vốn từ sự phát triển của nền kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi ngân sách nhà nước.

Tổ chức bộ máy và vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển KT- XH trên địa bàn là yếu tố quan trọng quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn, nó quyết định đến bản chất và nhiệm vụ KT-XH của địa phương.

1.3.3. Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện

Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu chi ngân sách, vì tất cả các khoản chi tiêu NSNN đều diễn ra tại cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Nếu đơn vị sử dụng tốt, hiệu quả, tiết kiệm,theo đúng quy định thì chi NSNN sẽ giảm xuống, đời sống của cán bộ công chức, viên chức sẽ tăng lên. Ngược lại, lãng phí, tham ô trong sử dụng NSNN sẽ xuất hiện; đời sống của cán bộ công chức, viên chức sẽ không được cải thiện.

Năng lực của cán bộ làm công tác tài chính nhất là khối xã, thị trấn không đồng đều và còn yếu, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách

chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, dẫn đến nhiều sai sót, nhưchưa thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, nhất là trong việc xây dựng kế hoạch XDCB hàng năm, trong công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư…

1.3.4. Phân cấp quản lý chi NSNN

Phân cấp quản lý chi NSNN được hiểu là việc xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý chi NSNN đúng đắn và hợp lý, không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hóa chi NSNN được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của chi NSNN. Đồng thời, phân cấp quản lý chi ngân sách còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.

1.3.5. Bộ máy quản lý chi ngân sách

a. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận - Kho bạc nhà nước cấp huyện: Chức năng nhiệm vụ gồm:

Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật.

Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc nhà nước cấp huyện.

Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước.

Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua Kho bạc nhà nước cấp huyện. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc nhà nước cấp huyện.

Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định

Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc nhà nước cấp huyện. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Chức năng nhiệm vụ gồm:

Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các Quyết định, Chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng.

Giúp UBND cấp huyện theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư trên địa bàn.

Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

Tổng hợp, lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

b. Các yêu cầu về năng lực nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức

- Tính chính xác; Chăm chỉ, cẩn thận; Năng động, sáng tạo, luôn cập nhật kiến thức; Lập kế hoạch trong công việc; Ngăn nắp, gọn gàng; Khả năng về diễn đạt, trình bày; Chịu đựng áp lực công việc; Có năng lực chuyên môn; Kỹ năng về máy tính.

Một phần của tài liệu Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w