Giải pháp quản lý chi NSNN tại huyện Phú Ninh,tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. (Trang 69 - 88)

3.2.1. Giải pháp cho việc lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán

a. Đổi mới quy trình lập dự toán chi ngân sách

UBND huyện cần nghiên cứu, triển khai lập dự toán chi ngân sách theo chi tiêu trung hạn (từ 3 đến 5 năm), đảm bảo phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách và nhiệm vụ phát triển KT-XH theo Nghị quyết của Quốc hội, HĐND tỉnh. Giải pháp

này khắc phục được những nhược điểm của công tác lập dự toán chi ngân sách từng năm, đảm bảo gắn kết giữa xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH với xây dựng kế hoạch tài chính, gắn kết giữa kế hoạch chi tiêu của ngân sách hàng năm với kế hoạch ngân sách trung và dài hạn. Đồng thời tăng cường tính chủ động của chính quyền Phú Ninh trong bố trí, sử dụng nguồn lực.Các mục tiên ưu tiên và các nhiệm vụ trọng tâm sẽ được đảm bảo về nguồn tài chính. Việc phân bổ, quản lý, điều hành dự toán chi ngân sách sẽ được rõ ràng, minh bạch hơn, góp phần nâng cao tính khả thi của dự toán và hiệu quả sử dụng ngân sách.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng trong công tác lập dự toán và đảm bảo công tác tổng hợp dự toán của Phòng TC-KH huyện được nhanh chóng, chính xác và thuận lợi.Hàng năm, UBND huyện cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn thống nhất cách thức lập dự toán, thống nhất mẫu biểu dự tóan đối với các đơn vị trực thuộc.

b. Quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi ngân sách

Từ tháng 6/2016, UBND huyện Phú Ninh đã tổ chức bầu cử lại HĐND huyện. Do đó, để công tác phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị đảm bảo trước ngày 31/12 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, UBND huyện cần đổi mới trong việc tính toán và lên phương án phân bổ ngân sách theo hướng bám sát từng nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao trình HĐND huyện phê chuẩn theo quy định. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, việc tính toán, xây dựng phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải được tính toán chặt chẽ, căn cứ vào định mức biên chế và nhiệm vụ cụ thể được giao. Trong những năm tiếp theo, UBND huyện chỉ cần rà soát các yếu tố tăng, giảm dự toán như những thay đổi về chế độ , định mức chi tiêu của Nhà nước, các yếu tố trượt giá hoặc nhiệm vụ được bổ sung. Từ đó mà tổ chức thực hiện điều chỉnh phương án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chính xác, kịp thời.

Trong quá trình xây dựng phương án phân bổ dự toán chi ngân sách, tất cả các nhiệm vụ chi được UBND tỉnh giao và nhiệm vụ chi của các đơn vị sử dụng ngân sách, Phòng TC-KH huyện phải thực hiện tính toán đầy đủ, chính xác. Một số nhiệm vụ chi chưa xác định được đơn vị thực hiện, nhiệm vụ chi có tính chất đặc

thù có thể để lại phải được giao và phân bổ hết ngay từ đầu năm, hạn chế tối đa việc bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.

Việc giao dự toán chi thường xuyên và giao kế hoạch vốn đầu tư cho các đơn vị phải được lập đúng mẫu biểu quy định. Đối với UBND huyện, khi giao kế hoạch vốn đầu tư cho Ban quản lý dự án cần chi tiết đến Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục theo mục lục NSNN và mã dự án. Đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải được chi tiết đến Loại, Khoản, mã số chương trình mục tiêu theo quy định tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách của Bộ Tài chính. Do đó, khi các dự án đầu tư, các chương trình mục tiêu duyệt ghi kế hoạch vốn, Phòng TC-KH huyện phải thực hiện rà soát và thông báo cho các chủ đầu tư có các công trình mới khởi công nhưng chưa được cấp mã số dự án, mã chương trình mục tiêu, thực hiện làm thủ tục mở mã dự án tại Sở Tài chính để được cấp mã kịp thời. Phòng TC-KH, KBNN huyện Phú Ninh sẽ có đầy đủ thông tin để nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), tăng cường tính minh bạch trong quản lý và điều hành ngân sách.

Đối với các dự án chưa thực hiện quyết toán chi được bố trí số vốn tối đa bằng 80% giá trị dự toán được duyệt. Chủ đầu tư phải đôn đốc nhà thầu nhanh chóng triển khai thi công, đưa dự án vào sử dụng và hoàn thành hồ sơ trình phê duyệt quyết toán để bố trí vốn, thanh toán đủ số vốn theo dự toán, quyết toán được duyệt. Phải thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ triển khai thực hiện dự án, đến 30/9 hàng năm, các dự án được ghi vốn nhưng chưa tổ chức đấu thầu, chưa thực hiện thi công cần cương quyết thu hồi, điều chuyển vốn cho các công trình khác. Các dự án chỉ được khởi công khi đã có quyết định giao vốn nhằm đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

3.2.2. Giải pháp thực hiện công tác quyết toán chi NSNN

Công tác quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện Phú Ninh căn cứ vào các văn bản pháp lý: Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN; Thông tư của Bộ Tài chính

hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ngân sách các cấp; Thông tư hướng dẫn lập, thẩm định quyết toán vốn thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm. Do đó, để thực hiện công tác quyết toán ngân sách hàng năm để tiến hành thuận lợi và có kết quả Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

a. .Đối với quyết toán chi thường xuyên

Đối với các khoản chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của tỉnh hoặc kinh phí bổ sung cho nhiệm vụ công tác cụ thể thì sau khi kết thúc mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ quyết toán dứt điểm không chờ kết thúc năm.

Đối với các khoản chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách chi như học phí hàng quý cơ quan chủ quản thực hiện xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp quyết toán gửi cơ quan tài chính thẩm tra và kết quả thẩm tra của Phòng TC-KH là cơ sở để hàng quý ghi thu, ghi chi vào NSNN.

Thực hiện công tác thẩm tra quyết toán như trên, cán bộ thẩm tra sẽ có thời gian để xem xét việc sử dụng kinh phí của đơn vị được chất lượng, công tác thẩm tra sẽ nâng cao. Qua đó, cũng kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở chấn chỉnh các sai sót.

Công tác kiểm tra được thường xuyên nhằm đảm bảo số liệu chính xác đầy đủ trong thực hiện trước khi quyết toán được thông qua Hội đồng nhân dân huyện.

b. Đối với quyết toán chi đầu tư phát triển

Nhằm tăng cường công tác quản lý xây dựng cơ bản, khắc phục những tồn tại cần thực hiện các giải pháp sau:

-Thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách:

Gắn trách nhiệm quản lý, điều hành dự án của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án xây dựng huyện với trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư XDCB theo niên độ ngân sách.

Cần nâng cao trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong công tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách thông qua các biện pháp chế tài như: lấy chỉ tiêu này để đánh giá, xem xét trong việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án hàng năm và xem xét trách nhiệm trong việc giao quản lý điều hành dự án.

đầu tư, Ban quản lý dự án, KBNN trong công tác thẩm định báo cáo quyết toán. - Cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân của Trưởng BQL dự án xây dựng huyện, thủ

trưởng hoặc chủ đầu tư trong việc quyết toán dự án hoàn thành.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN

a. Đối với kiểm soát, thanh toán chi đầu tư XDCB

Tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB.

UBND huyện Phú Ninh cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình lập kế hoạch đầu tư XDCB; đổi mới cơ cấu bố trí vốn đầu tư theo hướng tập trung, ưu tiên các công trình thiết yếu; việc bố trí danh mục dự án cần tuân thủ chặt chẽ các điều kiện để được ghi vốn, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn, các công trình trọng điểm thực sự bức thiết . Đặc biệt, trong bố trí vốn đầu tư XDCB hàng năm cần dành nguồn để ưu tiên cho công trình, dự án đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, đảm bảo đưa Phú Ninh sớm trở thành một trọng những huyện trọng điểm du lịch của tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới theo mục tiêu Đại hội Đảng bộ đặt ra.

Thực hiện công khai đầy đủ các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Phòng Tài chính - Kế hoạch cần nghiên cứu tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản quy định thống nhất về trình tự tiến hành các bước công việc liên quan đến đầu tư XDCB các dự án do UBND huyện quyết định đầu tư; triển khai tiếp nhận và trả kết quả phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết toán dự án đầu tư XDCB qua bộ phận một cửa của văn phòng HĐND và UBND huyện. Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, danh mục các hồ sơ, giấy tờ cần thiết mà Chủ đầu tư biết và thực hiện, tránh việc đi lại nhiều lần, gây phiền hà, lãng phí thời gian của chủ đầu tư.

Đối với KBNN huyện Phú Ninh, đây là cơ quan trực tiếp kiểm soát hồ sơ trước khi thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư XDCB cho Chủ đầu tư, và là cơ quan được quyền từ chối thanh toán các khoản chi mà hồ sơ không đảm bảo yêu cầu pháp lý theo quy định. Đây cũng khâu cũng dễ xảy ra hiện tượng cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu với khách hàng, nên quy định về công khai thủ tục hành chính cần

được thực hiện triệt để và nghiêm túc.

Kiên quyết từ chối thanh toán hoặc thu hồi vốn đối với các dự án không triển khai thực hiện đúng tiến độ, vi phạm chế độ quản lý đầu tư XDCB.

Trong quá trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB, các trường hợp tạm ứng vốn kéo dài vượt quá thời gian triển khai thực hiện dự án ghi trong quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, hoặc hết thời gian hiệu lực của hợp động kinh tế mà chưa thực hiện khởi công hoặc việc thi công bị dừng do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, KBNN huyện cần tích cực đôn đốc Chủ đầu tư thu hồi vốn tạm ứng cho nhà thầu. Trường hợp, Chủ đầu tư và nhà thầu thi công không chấp nhận việc nộp trả vốn đã tạm ứng, KBNN cần báo cáo cho UBND huyện để có biện pháp xử lý và thu hồi, tránh việc sử dụng vốn sai mục đích hoặc chiếm dụng vốn. Việc thu hồi của những dự án này là có thể yêu cầu nhà thầu nộp trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc trừ vào số vốn cấp cho dự án khác của cùng một Chủ đầu tư và cùng một nhà thầu.

Chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án phải được phê duyệt cụ thể trong quyết định đầu tư và phải đảm bảo năng lực quản lý theo quy định.

Trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án cho Chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, Phòng Tài chính - Kế hoạch cần thẩm định các điều kiện về năng lực của các đơn vị được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư theo quy định. Đơn vị có đủ năng lực thì cho phép làm Chủ đầu tư và sáp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Nếu không đủ năng lực theo quy định theo quy định thì phải áp dụng hình thuê tư vấn quản lý dự án để đảm bảo về chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và hạn chế gây thất thoát, lãng phí cho NSNN.

Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN.

KBNN huyện Phú Ninh cần tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ thanh toán, tuân thủ quy trình nghiệp vụ và thời hạn kiểm soát hồ sơ; thực hiện kiểm tra, đối chiếu số tạm ứng, thanh toán đảm bảo có trong dự toán được duyệt và hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa Chủ đầu tư và nhà đầu tư. KBNN huyện thực hiện “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần và thực hiện “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với công việc, hợp

đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần. Thường xuyên rà soát việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB, kiên quyết thu hồi, điều chuyển vốn hoặc trừ vào kế hoạch năm sau của các chủ đầu tư có nhiều công trình có số dư tạm ứng kéo dài không được thanh toán.

b. Đối với kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên

Tăng cường quản lý chi mua sắm, sữa chữa tài sản cố định để hạn chế lãng phí, tiêu cực trong sử dụng ngân sách.

Để thực hiện giải pháp này, UBND huyện, các cơ quan chuyên môn và đơn vị dự toán cấp I cần nghiên cứu áp dụng phương thức tổ chức mua sắm tập trung theo quy định tại Thông tư 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ tài chính hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung và Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.

Hàng năm, dựa vào dự toán mua sắm tài sản, trang thiết bọ cho các đơn vị trực thuộc khối giáo dục và các cơ quan chuyên môn của huyện thuộc danh mục mua sắm tập trung, UBND huyện giao cho Phòng TC-KH huyện chịu trách nhiệm tổng hợp và trình Sở Tài chính phê duyệt, thực hiện mua sắm theo quy định.

Từng bước triển khai phương thức kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện cam kết chi trong sử dụng ngân sách.

Để hạn chế việc các đơn vị sử dụng ngân sách huyện chi tiêu không có kế hoạch, tùy tiện, không đúng với nội dung, nhiệm vụ chi được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm, KBNN huyện cần tăng cường kiểm soát chi theo dự toán kết hợp với kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và kiểm soát cam kết chi qua KBNN theo quy định của Bộ tài chính tại Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016. Việc thực hiện cam kết chi được áp dụng đối với cả các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB.

Triển khai giải pháp này sẽ hạn chế được các đơn vị chi tiêu quá giới hạn cho phép, việc sử dụng kinh phí được gắn với hiệu quả và chất lượng công việc, hạn chế tình trạng nợ công. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn của cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách trên đại bàn

huyện trong thời gian tới.

c. Đối với kiểm soát chi chuyển nguồn

Để thúc đẩy cho các đơn vị tăng cường sử dụng ngân sách, triển khai kịp thời các nhiệm vụ đã được giao và đảm bảo số liệu chuyển nguồn sang năm sau chính xác, đầy đủ,vào quý IV hàng năm, Phòng TC - KH huyện cần chủ động rà soát và

Một phần của tài liệu Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. (Trang 69 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w