Các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 40)

1.4.1. Tiêu chí đánh giá kết quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB bao gồm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

- Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng hiệu quả đạt được của chi NSNN cho đầu tư XDCB và chi phí từ NSNN đã bỏ ra cho đầu tư XDCB.

Hiệu quả đầu tư = Kết quả đầu tư đạt được -Chi phí phải bỏ ra (mức chi NSNN).

Nếu kết quả đầu tư đạt được càng lớn hơn so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì hiệu quả đầu tư càng cao

- Hiệu quả tương đối là tỉ lệ so sánh giữa kết quả đạt được so với chi NSNN đã bỏ ra cho đầu tư XDCB (vốn đầu tư đã thực hiện).

Trong đầu tư XDCB nó được thể hiện bằng hệ số huy động TSCĐ.

Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị TSCĐ huy động đưa vào sử dụng/ Tổng vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN

Hệ số này có giá trị từ 0 =>1, nếu hệ số này càng cao thì hiệu quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản càng cao.

Chi NSNN trong đầu tư XDCB hầu hết là chi NSNN cho các dự án đầu tư XDCB không có khả năng thu hồi vốn và khi một dự án đầu tư XDCB đã hoàn thành thì nó thường đạt được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội đã đề ra. Vì vậy, bên cạnh các chỉ tiêu phân tích hiệu quả ở cấp độ vùng, ta còn phải đánh giá quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB bằng cách đánh giá chu trình quản lý chi đầu tư XDCB từ khâu lập dự toán đến khâu quyết toán cuối cùng, nếu quá trình quản lý chi NSNN không tốt, bị buông lỏng, nhiều kẻ hở thì thất thoát vốn đầu tư sẽ tăng từ đó giảm hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB.

Ngoài ra, để đánh giá quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB cần phải đánh giá chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB, kết quả của đánh giá sẽ phát hiện ra điểm mạnh, điểm hạn chế trong từng khâu quản lý. Nội dung đánh giá bao gồm các vấn đề sau:

- Đánh giá thực trạng về Luật và các quy định có liên quan trong chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.

- Đánh giá về chính sách ngân sách và lập kế hoạch chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.

- Đánh giá về lập dự toán chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. - Đánh giá về chấp hành chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. - Đánh giá về quyết toán NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.

- Đánh giá việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án.

1.4.2. Hiệu quả chi NSNN trong chi thường xuyên

Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của Nhà nước.

Để quản lý tốt chi NSNN trong chi thường xuyên phải hạn chế tối đa bổ sung kinh phí, ứng trước dự toán năm sau.

Một phần của tài liệu Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w