2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Ninh là một trong những huyện đồng bằng và thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 256,54 km2. Toàn huyện có 10 xã và 1 thị trấn, với tổng dân số là 84.863 người.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số năm 2015 chia theo từng xã
STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số bình quân (người/km2) Tổng số 256,54 84.863 332,330 1 Xã Tam An 9,5 6.690 704 2 Xã Tam Dân 28,31 11.128 393 3 Xã Tam Thái 14,91 8.024 538 4 Xã Tam Đại 27,61 6.149 223 5 Xã Tam Vinh 14,12 4.889 346 6 Xã Tam lộc 34,41 7.392 215 7 Xã Tam Đàn 15,7 12.009 765 8 Xã Tam Lãnh 71,61 6.410 90 9 Xã Tam Phước 14,77 7.590 514 10 Xã Tam Thành 16,2 8.285 511 11 TT Phú Thịnh 9,5 6.690 704
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Phú Ninh
Về địa lý
Phú Ninh là một huyện đồng bằng, nằm ở phía đông tỉnh Quảng Nam.
- Phía đông giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành; Phía tây giáp huyện Tiên Phước; Phía nam giáp huyện Bắc Trà My; Phía bắc giáp huyện Thăng Bình.
Về đơn vị hành chính
Huyện Phú Ninh có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Phú Thịnh (huyện lỵ) và 10 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành, Tam Vinh.
Về lịch sử
Trước năm 2005, địa bàn huyện Phú Ninh ngày nay thuộc thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (nay là thành phố Tam Kỳ).Huyện Phú Ninh được thành lập vào năm 2005, trên cơ sở tách 10 xã của thị xã Tam Kỳ cũ, khi mới thành lập, huyện Phú Ninh có 10 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành, Tam Vinh, huyện lỵ đặt tại xã Tam Vinh.
Ngày 21 tháng 12 năm 2009, thành lập thị trấn Phú Thịnh - Thị trấn huyện Phú Ninh - trên cơ sở điều chỉnh 648 ha diện tích tự nhiên và 4.793 nhân khẩu của xã Tam Vinh. Huyện Phú Ninh có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.
Về giao thông
Trên địa bàn huyện chỉ có 2 xã là Tam An và Tam Đàn có quốc lộ 1A đi qua.Ngoài ra, còn có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi chạy qua phía đông huyện song song với quốc lộ 1A và các tỉnh lộ 615, 616 và 617 chạy qua phía bắc, trung tâm và phía nam huyện.
Với đặc điểm tự nhiên nêu trên, có thể nói huyện Phú Ninh đã có được tiền đề và điều kiện tự nhiên khá quan trọng, thuận lợi cho công tác thu NSNN huyện.
2.1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế trong nước nói chung và huyện nhà nói riêng gặp không ít khó khăn, nhưng hầu hết các chỉ tiêu đều được thực hiện cơ bản đảm bảo mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Tổng giá trị sản xuất đạt 5.989 tỷ đồng (theo giá hiện hành), bằng 98% kế hoạch đề ra và tăng 15,9% so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng/người/ năm, cao hơn năm trước 04 triệu đồng.
a. Sản xuất CN - TTCN, TM&DV
2017, trong đó CN-TTCN đạt 1.873 tỷ đồng (đạt 96,5% kế hoạch), tăng 18% so với năm 2017. Giá trị sản xuất ngành TM-DV đạt 2.180 tỷ đồng (đạt 96% kế hoạch), tăng 15,5% so với năm 2017.
b. Sản xuất nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.034,255 tỷ đồng (đạt 100,5% kế hoạch năm), tăng 3,6 lần so với năm 2017; cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực với giá trị đóng góp của ngành chăn nuôi, thủy sản chiếm trên 54,02%.
c. Kế hoạch - ngân sách
Triển khai thực hiện đạt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2018. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 134,69 tỷ đồng, bằng 132% dự toán tỉnh giao, 107% dự toán HĐND huyện giao (bằng 108% so với năm 2017). Trong đó, thu phát sinh kinh tế do Chi cục Thuế huyện quản lý đạt 68,4 tỷ đồng, bằng 155% dự toán tỉnh giao, 101% dự toán HĐND huyện giao (bằng 107% so với năm 2017). Trong đó, thu phát sinh kinh tế thuần do huyện quản lý đạt 39,2 tỷ đồng, bằng 128% dự toán tỉnh giao, 120% dự toán HĐND huyện giao (bằng 97% so với cùng kỳ); thu khai thác quỹ đất 29,2 tỷ đồng, đạt 216% tỉnh giao, 83% HĐND huyện giao (bằng 124% so với năm 2017).
Thực hiện tốt công tác điều hành chi ngân sách, đáp ứng kịp thời các hoạt động diễn ra trong năm 2018, nhất là những nhiệm vụ phát sinh, với tổng chi ước đạt 470,7 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch tỉnh giao, 120% kế hoạch huyện giao, trong đó chi đầu tư phát triển 125,667 tỷ đồng (tăng 3 lần dự toán tỉnh giao và bằng 184% với dự toán huyện giao). Tỷ trọng chi đầu tư là 26,7%, chi thường xuyên là 70,43% trong tổng chi cân đối ngân sách.
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong thu chi ngân sách của huyện Phú Ninh
a. Những thuận lợi và cơ hội
Công tác quản lý, điều hành ngân sách thực hiện đảm bảo quy định. Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn tăng với tỷ lệ khá, bình quân tăng hằng năm khoảng 10,3%.Thu phát sinh kinh tế do huyện quản lý thu tăng bình quân hằng năm trên
10% trong đó thu phát sinh kinh tế (trừ khai thác quỹ đất) do huyện quản lý thu tăng bình quân hằng năm 23%. Chi ngân sách được điều hành đảm bảo kế hoạch, tiết kiệm và đáp ứng được các nhu cầu phát sinh.
b. Những khó khăn, thách thức
- Thu ngân sách: Thu ngân sách trong những năm gần đây do khó khăn chung của nền kinh tế nên rất khó đạt kế hoạch. Việc hụt phần thu phát sinh kinh tế do tỉnh quản lý thu trên địa bàn làm ảnh hưởng đến việc cân đối thu - chi ngân sách theo kế hoạch. Việc huy động nguồn thu tại chỗ (thu tiền sử dụng đất) để đầu tư đối ứng các chương trình, dự án trong những năm qua tuy năm sau có tăng so với năm trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra. Trong thu ngân sách vẫn còn tình trạng để nợ đọng kéo dài (Nợ đọng thuế từ các doanh nghiệp, nợ tái định cư theo qui định đã quá hạn thanh toán...) nhưng xử lý chưa thật kiên quyết. Một số địa phương chưa tích cực trong công tác đôn đốc các nguồn thu, nên thường để phát sinh dồn về cuối năm làm khó khăn trong đánh giá, điều hành cân đối dự toán. - Chi ngân sách:Hầu hết đảm bảo các nhiệm vụ chi theo kế hoạch và các nhiệm phát
sinh cần thiết. Tuy nhiên trong năm vẫn phát sinh quá nhiều nhiệm vụ chi mà khi xây dựng dự toán chưa tính toán hết do cấp trên giao bổ sung nhiệm vụ trong năm nhưng không bổ sung kinh phí hoạt động làm cho việc điều hành ngân sách gặp khó khăn.
2.1.4. Thực trạng chi ngân sách tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
a. Thực trạng chi đầu tư XDCB
Trong những năm qua, nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện là rất lớn. Căn cứ dự toán chi đầu tư XDCB được UBND tỉnh Quảng Nam giao và nguồn thu phát sinh trên địa bàn, ngoài việc ưu tiên bố trí vốn đầu tư XDCB cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, UBND huyện Phú Ninh còn chú trọng tới việc đầu tư cho các dự án phát triển văn hóa, xã hội trên địa bàn như xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trường học, trạm y tế để nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn huyện.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phú Ninh, giai đoạn 2014-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn 2014 2015 2016 2017 Tổng cộng TT bình quân (%) Tổng nguồn vốn 52.198 72.091 197.754 850.890 1.172.933 180,6 Ngân sách cấp trên 39.442 61.584 188.226 484.291 733.546 139,57 Ngân sách huyện 12.756 10.507 9.528 366.599 399.390 1.237 Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ĐTXDCB nguồn vốn ngân sách huyện hàng năm của huyện Phú Ninh
Từ bảng 2.2 cho thấy, lĩnh vực đầu tư xây dựng giai đoạn 2014-2017 đạt mức tăng trưởng bình quân là 180,6%/năm với tổng mức vốn đầu trong 4 năm là 1.172.933 triệu đồng. Trong đó, tổng vốn ngân sách cấp trên là 733.546 triệu đồng, chiếm 62,5% trong tổng vốn đầu tư; nguồn vốn ngân sách huyện là 399.390 triệu đồng chiếm 34,05% trong tổng vốn đầu tư.
b. Thực trạng chi thường xuyên
Chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi ngân sách tại huyện Phú Ninh. Tổng chi thường tăng đều qua các năm từ 2014-2017 tương ứng với sự tăng lên của số thu trên địa huyện.
Bảng 2.3: Tình hình chi thường xuyên huyện Phú Ninh,giai đoạn 2014-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung Tổng chi Năm 2014 Năm 2015 Năm
2016 Năm 2017 Tổng cộng 691.024 142.632 158.214 186.611 203.567 Chi quốc phòng 15.792 3.707 3.123 4.522 4.440 Chi an ninh 3.508 732 620 988 1.170 Sự nghiệp giáo dục,
đào tạo và dạy nghề 378.935 89.314 84.560 105.207 99.854
Chi đào tạo và đào
tạo lại 2.260 876 559 825
Nội dung Tổng chi Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sự nghiệp VHTT- TDTT 9631 1.479 2.235 2.077 3.840 Sự nghiệp phát thanh truyền hình 3.572 1.046 1.429 1.097 1.325 Sự nghiệp môi trường 6.610 1.864 1.529 1.519 1.698 Đảm bảo xã hội 100.109 7.701 23.113 31.521 37.774 Sự nghiệp kinh tế 35.999 7.570 11.717 7.582 9.130 Quản lý hành chính, đảng, đoàn thể 126.998 27.096 28.467 29.858 41.577 Chi khác ngân sách 4.961 1.249 862 1.388 1.462
Nguồn: Báo cáo chi ngân sách hàng năm của huyện Phú Ninh
Số liệu bảng 2.3 cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2017, nhiệm vụ chi của ngân sách huyện Phú Ninh chủ yếu tập trung đảm bảo các hoạt động sự nghiệp, như sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội, bộ máy quản lý hành chính và một số nhiệm vụ khác được phân cấp tương ứng với dự toán được giao.
Đối với chi hoạt động sự nghiệp: Chi cho các sự nghiệp:Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghiệp, kinh tế, môi trường… là nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, hỗ trợ người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình; đưa các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tuyên truyền, giáo dục chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp dân cư thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao; chăm lo sức khỏe của người dân; đảm bảo hoạt động của các cơ sở giáo dục đào tạo từ mầm non lên tới trung học cơ sở.
Trong nội dung chi cho các hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2014-2017 thì sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 54,84% so với tổng chi thường xuyên. Trong đó, chủ yếu là chi lương, hoạt động phục vụ cho công tác giảng dạy của các trường trên địa bàn huyện.
Chi đảm bảo xã hội: Đây là khoản chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội của huyện đối với các đối tượng được phân cấp, như thực hiện chính sách bảo
trợ xã hội, chăm sóc trẻ em, hỗ trợ tang lễ, thăm tặng quà cho các đối tượng chính sách, trợ cấp tết cho các đối tượng bảo trợ xã hội, mừng thọ cho người cao tuổi, kinh phí hỗ trợ nhà cho đối tượng chính sách… Khoản chi này chiếm khoảng 14,49% trong tổng chi thường xuyên và có sự gia tăng qua các năm từ 2014-2017. Nguyên nhân là do có sựđiều chỉnh sách về tiền lương và các chính sách trợ cấp khó khăn, trợ cấp tết cho các đối tượng, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà cho đối tượng chính chính sách.
Chi quản lý hành chính, đảng, đoàn thể: Bao gồm các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị ở địa phương (Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh), các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp.
Đây là khoản chi đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương và khoản chi chiếm tỷ trọng tương đối cao trong chi ngân sách huyện hàng năm và tăng nhanh qua các năm. Tổng chi quản lý hành chính năm 2014 là 27.096 tỉ đồng, đến năm 2017 là 41.577 triệu đồng tăng 1,089 lần so với năm 2014. Khoản chi này chiếm 18,37% so với tổng chi thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017. Khoản chi này tăng mạnh qua các năm là do thay đổi chính sách tiền lương và điều chỉnh định mức chi tiêu hành chính.