tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2017
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng chi ngân sách và quản lý chi ngân sách huyện Phú Ninh, có thể thấy công tác này đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:
- Công tác quản lý chi NSNN tại huyện Phú Ninh đã tuân thủ theo quy định của Luật NSNN và các chủ trương, đường lối, chính sách trong từng thời kỳ nhất định. Việc lập, phân bổ, giao dự toán chi NSNN đã có những chuyển biến rõ rệt. Quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên, cơ cấu phân bổ và sử dụng các khoản chi đã được điều chỉnh và thay đổi dần theo hướng tích cực, hợp lý hơn.
- Công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách cấp huyện qua KBNN huyện đã được quan tâm, chú trọng. Đã thực hiện xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn, nội dung chi, mức chi để phù hợp với tình hình thực thực tế của địa phương, đảm bảo tính thống nhất trên địa bàn huyện và tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng dự toán chi, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí NSNN hàng năm.
Công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phú Ninh đã tuân thủ theo trình tự đầu tư và xây dựng. Từng bước hoàn thiện quản lý từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến khi đưa dự án vào sử dụng; các khâu quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB dần dần được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn, góp phần hạn chế lãng phí, thất thoát chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện.
Trong quản lý chi thường xuyên, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các ngành, lĩnh vực; đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH huyện đề ra.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Trong quá trình lập dự toán chi ngân sách, việc kiểm soát các yếu tố đầu vào được coi trọng hơn cải thiện kết quả hoạt động của ngành thông qua thực thi các mục tiêu nhiệm vụ của ngành.Ngân sách được lập hành năm rất tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc nhưng không dự tính được hết mọi biến cố có thể ảnh hưởng đến dự
toán.Ngân sách năm sau thường được lập trên cơ sở ngân sách năm trước mà không xét đến việc hoạt động đang được cung cấp có nên tiếp duy trì hay không.Ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển được lập một cách riêng rẽ đã làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực của huyện.
Mối quan hệ giữa các cơ quan Tài chính (cơ quan thực hiện phân bổ dự toán) và KBNN (cơ quan thực hiện kiểm soát chi) trong hệ thống tài chính ở huyện vẫn còn sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ trong quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách và kiểm tra, giám sát lẫn nhau, làm tăng khối lượng công việc của từng đơn vị mà hiệu quả không cao.
Sự phối hợp giữa các cấp, các đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Phú Ninh còn hạn chế.
Năng lực của cán bộ quản lý và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác còn hạn chế.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
- Thiếu cơ chế phối hợp một cách hợp lý, hiệu quả giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thuế trong việc cập nhập và phân tích số liệu, thông tin để cung cấp kịp thời cho các cấp lãnh đạo địa phương trong quản lý điều hành ngân sách.
- Ý thức chấp hành của các Chủ đầu tư, Ban quản lý chưa cao, vẫn xảy ra tinh trạng gian lận, dự toán áp sai định mức, đơn giản theo quy định. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho vốn đầu tư bị thất thoát, lãng phí.
- Hệ thống Tabmis trong quá trình vận hành vẫn còn nhiều lỗi, hệ thống biểu mẫu, nhập liệu phức tạp, tốn nhiều công sức. Bên cạnh đó, việc nhập liệu trên hệ thống Tabmis mới chỉ do cơ quan Tài chính thực hiện, chưa mở rộng cho các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia.
- Năng lực, trình độ quản lý, điều hành chi NSNN từ cơ quan quản lý đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu của các khâu quản lý ngày càng cao.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm đúng mức. Khi phát hiện những sai sót, việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân xử lý chưa thực sự nghiêm túc. Công tác giám sát đánh giá đầu tư, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án đang còn xem nhẹ.
Kết luận Chương 2
Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Phú Ninh trong giai đoạn 2014-2017 đã được cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn trước, chất lượng chi ngân sách đã được nâng lên, tình trạng chi sai chế độ, không đúng quy định đã được hạn chế, việc bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị đã giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ công tác quản lý đã từng bước mang lại hiệu quả. Công tác quản lý chi NSNN đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, trình độ của cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cải tiến thủ tục hành chính, đặc biệt là việc ứng dụng và sử dụng hệ thống Tabmis.
Nội dung chủ yếu của chương này đi sâu đánh giá những đặc điểm tính hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Ninh, phân tích thực trạng về công tác quản lý chi ngân sách của huyện. Từ đó tiến hành đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại trong quá trình điều hành công tác quản lý chi ngân sách trên đại bàn và rút ra những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trong thời gian đến.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI NSNN TẠI HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI