Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. (Trang 49 - 65)

Quảng Nam giai đoạn 2014-2017

2.2.1. Công tác lập dự toán chi

Công tác lập dự toán chi NSNN huyện Phú Ninh trong thời gian đã qua được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật NSNN, Thông tư 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý, điều hành ngân sách trong từng thời kỳ. Căn cứ vào các quy định đó, vào đầu quý III hằng năm, UBND huyện Phú Ninh giao cho Phòng TC-KH huyện ban hành văn bản để hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo các đơn vị dự toán; các đơn vị, tổ chức được ngân sách huyện hỗ trợ và UBND các xã, thị trấn lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau để làm căn cứ tổng hợp và xây dựng toán chi ngân sách cấp huyện.

Dự toán chi ngân sách của các đơn vị được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao; các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, định mức phân bổ ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán năm trước. Dự toán được lập theo đúng nội dung, mẫu biểu quy định, thể hiện đầy đủ các nội dung chi theo từng loại hình đơn vị dự toán, như: chi thường xuyên, chi không thường xuyên, kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ.

Sơ đồ 2.1: Quy trình lập dự toán NSNN hàng năm

Nguồn: Thông tư số 59 ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ

Dự toán chi ngân sách của UBND xã, thị trấn được lập trên cơ sở nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn xã, thị trấn; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã, thị trấn; mức bổ sung cân đối và mục tiêu ngân sách huyện cho ngân sách xã, thị trấn hằng năm; định mức phân bổ ngân sách. Dự toán được tổng hợp theo từng lĩnh vực, nội dung chi, như chi đầu tư XDCB, chi thường xuyên (chi tiết theo từng sự nghiệp, như: sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, chi khác…), dự phòng, nguồn cải cách tiền lương.

Dự toán chi của các đơn vị gửi về Phòng TC-KH huyện để xem xét, tổng hợp làm căn cứ xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyện hằng năm, UBND huyện giao cho Phòng TC-KH huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, như Chi Cục thuế, Kho bạc nhà nước huyện tổng hợp xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyện để báo cáo UBND huyện trước khi báo cáo lên UBND tỉnh.

Quản lý lập dự toán chi ngân sách tại huyện Phú Ninh cho thấy, về cơ bản đã được thực hiện theo đúng nguyên tắc, nội dung, trình tự quy định. Chất lượng công tác lập dự toán của các đơn vị trực thuộc và của UBND huyện đã dần được cải thiện, đặc biệt là dự toán của UBND xã, thị trấn. Việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi ngân sách huyện bảo đảm đúng thời gian quy định. Số liệu của dự toán đã đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ chi được phân cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Tuy nhiên, công tác lập dự toán chi ngân sách huyện Phú Ninh còn có một số hạn chế đó là:

Chất lượng dự toán do các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị thuộc khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể lập chưa cao, ít tính thuyết phục.

Trong quá trình lập dự toán chi ngân sách, các đơn vị thường lấy số dự toán giao năm trước nhân với tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chưa có căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ, chưa căn cứ vào việc nhiệm vụ chi sẽ được bổ sung hay điều chỉnh giảm; chưa căn cứ vào việc thay đổi chính sách về định mức chi tiêu của Nhà nước. Số liệu dự toán các đơn vị lập không chính xác, thường cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo quy định. Điều

đó gây nhiều khó khăn cho Phòng TC-KH trong việc tổng hợp và xây dựng dự toán ngân sách của cấp huyện.

Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được lập chưa cân đối với nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện

Dự toán chi đầu tư XDCB lập hằng năm còn dàn trải, chưa cân đối với nguồn thu phát sinh trên địa bàn và mức hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Các cơ quan chuyên môn chưa tiến hành rà soát, xác định rõ danh mục các công trình trọng điểm, thiết yếu cần ưu tiên đầu tư nên dự toán lập thường quá cao, vượt quá khả năng bố trí vốn hằng năm của ngân sách huyện. Do đó, khi trình lên cơ quan cấp trên thẩm tra, phê duyệt, dự toán thường bị cắt giảm nhiều, gây khó khăn trong phân bổ nguồn vốn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dàn trải, kém hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phú Ninh trong thời gian qua.

Nhiệm vụ chi đầu tư XDCB, chi chương trình mục tiêu quốc gia được phân cấp cho ngân sách cấp huyện thường có thời gian triển khai thực hiện không chi trong một năm mà kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành mới chỉ quy định việc lập dự toán hằng năm, chưa quy định cụ thể việc xây dựng kế hoạch tài chính và chi tiêu trung, dài hạn. Điều đó làm hạn chế tính chủ động của địa phương trong xây dựng và bố trí nguồn lực ngân sách một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Theo đó, nhiều chương trình, dự án thời gian triển khai thực hiện kéo dài so với kế hoạch ban đầu, nên hiệu quả kinh tế không cao.

2.2.2. Công tác phân bổ, giao dự toán chi NSNN

UBND cấp huyện căn cứ Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm của UBND tỉnh cho địa phương, trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình và mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách cấp xã. UBND cấp xã căn cứ quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm của UBND cấp huyện cho địa phương, trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp xã; đồng thời gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch (một bản) làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Thời gian quyết định dự toán và phương án phân bổ ngân sách các cấp được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn

bản hướng dẫn.

UBND cấp dưới có trách nhiệm báo cáo kết quả phân bổ, giao dự toán ngân sách địa phương về UBND cấp trên trực tiếp (qua cơ quan Tài chính) chậm nhất là 05 ngày sau khi HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách theo đúng quy định tại khoản 7, Điều 44, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

Căn cứ dự toán (bao gồm cả dự toán giao đầu năm và dự toán bổ sung trong năm) được UBND tỉnh giao (đối với các đơn vị cấp tỉnh), UBND cấp huyện giao (đối với các đơn vị cấp huyện):

Đơn vị dự toán cấp I có đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc:

- Thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp (theo mẫu số 49 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ; thuyết minh dự toán và bảng lương theo mẫu kèm theo hướng dẫn này).

- Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án phân bổ dự toán ngân sách, cơ quan tài chính phải có văn bản thông báo kết quả thẩm tra. Nếu quá 10 ngày làm việc mà cơ quan tài chính chưa có ý kiến coi như đồng ý với phương án phân bổ của cơ quan, đơn vị đã gửi cơ quan tài chính. Trường hợp cơ quan tài chính nhất trí với phương án phân bổ thì thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I phân bổ và quyết định giao ngay dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (theo các mẫu số 48 và Quyết định theo mẫu B, C ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.

Trường hợp cơ quan tài chính đề nghị điều chỉnh thì trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của cơ quan tài chính, cơ quan, đơn vị phân bổ tiếp thu, điều chỉnh và gửi lại cơ quan tài chính để thống nhất; trường hợp không thống nhất nội dung điều chỉnh, báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp để xem xét, quyết định. Trong thời gian chờ ý kiến quyết định của Chủ tịch UBND thì đơn vị không được phép chi đối với các nội dung cơ quan tài chính không thống nhất.

Thời hạn phân bổ và giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý

kiến đồng ý của cơ quan tài chính (đối với dự toán giao đầu năm, dự toán phân khai theo tiến độ), Quyết định của UBND tỉnh (đối với dự toán bổ sung trong năm). Trường hợp đơn vị dự toáncấp I chưa phân bổ xong dự toán được giao theo thời hạn này, đơn vị cần có công văn báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét quyết định cho phép kéo dài thời gian phân bổ dự toán. Thời hạn kéo dài chậm nhất không quá 7 ngày làm việc tiếp theo; quá thời hạn này, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm dự toán của đơn vị để bổ sung vào dự phòng ngân sách theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ dự toán được giao, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện lập Phiếu phân bổ dự toán (05 bản theo mẫu số C6-03/NS ban hành kèm Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính; thuyết minh dự toán và bảng lương theo mẫu kèm theo hướng dẫn này), gửi cơ quan tài chính cùng cấp chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp I giao để nhập dự toán vào hệ thống Tabmis và chuyển Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm cơ sở kiểm soát chi.

Đối với các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách (không có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc), căn cứ dự toán được UBND giao; cơ quan, đơn vị thực hiện lập Phiếu phân bổ dự toán theo mẫu số C6-03/NS ban hành kèm Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính; thuyết minh dự toán và bảng lương theo mẫu kèm theo hướng dẫn này), gửi cơ quan tài chính cùng cấp chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày Hướng dẫn này được ban hành (đối với dự toán giao đầu năm), Quyết định của bổ sung kinh phí của UBND tỉnh (đối với dự toán bổ sung trong năm) để nhập dự toán vào hệ thống Tabmis và chuyển Kho bạc nhà nước nơi giao dịch làm cơ sở kiểm soát chi; quá thời hạn này, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm dự toán của đơn vị để bổ sung vào dự phòng ngân sách theo quy định của Chính phủ.

Khi phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp I phải thực hiện phân bổ để hoàn trả các khoản đã được tạm ứng, các khoản phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp đơn vị không phân bổ dự toán cho các khoản phải thu hồi này, cơ quan tài chính có văn bản thông báo cho các cơ quan, đơn vị để phân bổ lại, đồng thời thông báo cho cơ quan Kho bạc

nhà nước cùng cấp để tạm thời chưa cấp kinh phí cho đến khi nhận được bản phân bổ theo đúng quy định trên.

Trong quá trình điều hành, các địa phương được bổ sung kinh phí có mục tiêu cần khẩn trương phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, kịp thời.

Trường hợp dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách đã được HĐND các cấp quyết định; cấp có thẩm quyền đã phân bổ nhưng chưa được cơ quan tài chính nhập trên hệ thống Tabmis; Các đơn vị sử dụng NSNN gửi Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách (mẫu C6-13/NS ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính) đến KBNN để thực hiện chi NSNN tháng 01 đối với các khoản chi không thể trì hoãn, như: Chi lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức, chi cho người có công với cách mạng và một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa. Từ tháng 2 trở đi, KBNN chỉ thực hiện thanh toán các khoản chi NSNN khi cơ quan tài chính đã hoàn thành việc phân bổ dự toán NSNN chi tiết đến các đơn vị trực thuộc trên hệ thống Tabmis.

Việc nhập dự toán vào hệ thống Tabmis được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008; Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính và Quyết định số 3863/QĐ-BCĐTABMISS ngày 28/10/2014 của Ban chỉ đạo triển khai hệ thống Tabmis tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị tổ chức vận hành, khai thác, thực hiện nhập dự toán chi ngân sách và Lệnh chi tiền ngân sách địa phương vào Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Dự toán giao chỉ tiêu ngân sách hằng năm của huyện Phú Ninh (được thể hiện ở Bảng 2.4) tăng qua các năm. Năm 2014, dự toán chi là 260.003 triệu đồng đến năm 2017 tăng lên 405.632 triệu đồng, tăng 53,8% so với năm 2014.

Trong tổng dự toán chi ngân sách thì dự toán cho các nhiệm vụ chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn từ 70 đến 71% và thường tăng qua các năm. Năm 2014 dự toán chi thường xuyên là 168.793 triệu đồng, đến năm 2017 là 267.573 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước như

tăng lương tối thiểu, tăng chế độ cho đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội…. Bên cạnh đó việc cần thiết phải đảm bảo các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cũng góp phần làm tăng dự toán chi cho các sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp giao thông - thủy lợi, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp y tế…Tuy nhiên, việc tăng chi NSNN qua các năm cũng gây áp lực không nhỏ cho công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn.

Bảng 2.4: Tình hình phân bổ dự toán chi NSNN huyện Phú Ninh giai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

TỔNG CHI 260.003 239.395 280.833 405.632

A CÁC KHOẢN CHI

CÂN ĐỐI 209.822 229.776 269.214 405.632

1 Chi đầu tư phát triển 37.284 35.554 62.531 138.059 2 Chi thường xuyên 168.793 190.262 203.380 267.573 3 Dự phòng ngân sách 3.745 3.970 3.303

B CÁC KHOẢN CHI

QLQNS 50.181 9.619 11.619 0

Nguồn: Quyết định giao dự toán hằng năm UBND huyện Phú Ninh

Công tác phân bổ và giao dự toán ngân sách huyện Phú Ninh trong giai đoạn ổn định ngân sách 2014-2017 đã tuân thủ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên việc lập dự toán và phân bổ chi NSNN cũng gặp một số tồn tại, hạn chế sau:

Việc phân bổ dự toán chưa sát với nhu cầu thực tế nên còn xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu nguồn giữa các nhiệm vụ khi cần phải điều chỉnh dự toán. Việc điều chỉnh dự toán gây khó khăn cho công tác quản lý, theo dõi chấp hành dự toán của

Một phần của tài liệu Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. (Trang 49 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w