Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CP đầu tư xây DỰNG 24 TRONG GIAI đoạn 2011 2013 (Trang 35)

+ Xác định rõ con người là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tăng lợi thế cạnh tranh so với các DN khác, do đó Công ty cần xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kĩ thuật có tay nghề cao, lao động với năng suất chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.

+ Một số biện pháp tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ nhân viên và cơ chế quản lý:

- Cơ cấu ngành nghề của cán bộ kĩ thuật, quản lý, kĩ sư xây dựng, kĩ sư cầu đường, kinh tế còn thiếu. Cần có kế hoạch quan tâm quy hoạch, tuyển dụng thông qua liên kết với một số trường đại học, lựa chọn nhân tài hoặc đặt trước chỉ tiêu.

- Quy hoạch tuyển dụng cán bộ theo vùng để giảm khó khăn xa nhà. Bố trí hợp lý, có chính sách luân chuyển, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ công nhân viên.

- Hàng năm tổ chức tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí thích đáng để cử cán bộ công nhân viên có thành tích, triển vọng phát triển tốt và nguyện vọng gắn bó lâu dài với Công ty đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên ngành, tay nghề tại các trường chuyên ngành.

- Thực hiện phương châm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: đào tạo qua trường lớp, hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ quản lý; Thực hiện chính sách học lẫn nhau, học gắn liền với thực tế hiện trường và qua thực tiễn công tác.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức chuyên môn nghiệp vụ theo hướng tinh giảm tối đa, sắp xếp phân công cụ thể theo chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường xây dựng đội ngũ làm dự án, đặc biệt là ban điều hành, kĩ sư, giám sát, cán bộ chuyên về hợp đồng kinh tế, về công tác thanh quyết toán.

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cụ thể đối với từng chức danh quản lý, kĩ thuật và công nhân kĩ thuật.Thực hiện tốt việc tổ chức thi tuyển theo tiêu chuẩn,quy chế tuyển dụng,có chế độ đãi ngộ,thu hút người giỏi, chuyên gia tài năng về với Công ty.

- Xây dựng và thực hiện tác phong công nghiệp.

- Hoàn thành chế độ chính sách trả lương, xem xét lại các hồ sơ trách nhiệm, độ phức tạp của công việc được giao, các hình thức giao khoán sản phẩm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ cho hợp lý. Coi trọng áp dụng quy chế khen thưởng vật chất.

- Giải quyết chế độ chính sách, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho lao động.

2.1.2.4. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp được xem là sức mạnh cạnh tranh vô hình nó có thể đóng góp vào- hay gây trở ngại cho việc thực hiện chiến lược của Công ty. Một số giải pháp để xây dựng văn hoá doanh nghiệp như sau:

+Tạo lập và xây dựng triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh được người đứng đầu DN nêu ra, đó chính là sự thể hiện ra bên ngoài tầm nhìn, khát vọng và mục đích phấn đấu của DN, thông qua nó DN có thể tạo ra sự đồng thuận, gắn kết giữa các nhân viên trong DN. Đồng thời, triết lý kinh doanh của DN cũng là phương tiện để DN quảng bá hình ảnh của mình tới khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữu quan. Triết lý kinh doanh nêu ra cần đầy đủ, ngắn gọn xúc tích và phải thể hiện được một cách sinh động nhất bản sắc không thể trộn lẫn của DN. Công ty xem nó như một bản định hướng trong kinh doanh và phải thường xuyên giáo dục cho nhân viên công ty thấm nhuần triết lý kinh doanh của DN mình.

+ Tạo lập môi trường văn hoá nội bộ doanh nghiệp nhằm tạo động lực cho nhân viên

Công ty cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tạo động lực về mặt kinh tế và về mặt tinh thần.

Về mặt kinh tế: Cần có chế độ lương thưởng công bằng rõ ràng và ngoài ra cần có những chính sách hỗ trợ về mặt tài chính như hỗ trợ nhân viên mua nhà, hỗ trợ cán bộ nhân viên đi học...

Về mặt tinh thần: Công ty cần xác định một không gian văn hoá cởi mở trong DN, ở đó mọi cấp dưới cũng như cấp trên trò chuyện với nhau một cách thân tình cởi mở, cùng nhau chia sẻ khó khăn cũng như nhiềm vui trong công

việc và trong cuộc sống. Thường xuyên quan tâm đến cuộc sống tinh thần của nhân viên bằng cách tổ chức những bữa tiệc sinh nhật tập thể, thăm hỏi lúc nhân viên đau ốm, sinh con hay đến chia buồn khi đồng nghiệp có người thân qua đời.

+ Xây dựng văn hoá doanh nhân nhằm tạo hình ảnh của người đứng đầu doanh nghiệp

Để trở thành một người doanh nhân thành đạt trước hết người đứng đầu DN phải hội tụ được những tố chất của một doanh nhân như: tầm nhìn chiến lược, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh, tính độc lập tự chủ, quyết đoán, năng lực quan hệ xã hội... nhưng để tạo lập hình ảnh riêng của mình thì bên cạnh những tố chất đó người lãnh đạo của công ty còn phải là người có năng lực, phong cách và đạo đức của một doanh nhân. Vì vậy, bản thân người lãnh đạo phải luôn có ý thức học tập nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên tu dưỡng đạo đức và rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp.

2.2.Đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược phát triển của côngty CP đầu tư và xây dựng 24 ty CP đầu tư và xây dựng 24

2.2.1.Những ưu điểm

- Công ty CP đầu tư xây dựng 24 là một công ty có truyền thồng, có thương hiệu lớn trong lĩnh vực xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đó là một điều kiện tốt để công ty ký thêm nhiều hợp đồng mới có giá trị lớn.

- Tập thể ban điều hành công ty là những người luôn nhiệt tình, có tâm huyết với sự tồn tại và phát triển của công ty.

- Lực lượng cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn có tinh thần trách nhiệm với công việc đang đảm nhận, năng động hơn và giám làm giám chịu.

- Được sự chia sẻ khó khăn của các cổ đông và người lao động trong công ty, đặc biệt có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng công ty, Tổng công ty đã đầu tư sức người, sức của cho Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng 24 nhằm thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

2.2.2.Những nhược điểm và nguyên nhân

Những năm qua mặc dù Công cuộc cổ phần hóa Công ty đã đạt được nhiều thành công nhưng thực tế công tác hoạch định chiến lược phát triển của Công ty CP đầu tư xây dựng 24 vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm.Xảy ra tình trạng đó là do các nguyên nhân sau:

2.2.2.1 .Nguyên nhân khách quan

Mặc dù nền kinh tế nước ta đang hoạt động theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng sau hơn 20 năm nước ta chuyển sang cơ chế thị trường những lí thuyết về chiến lược kinh doanh vẫn chưa thực sự phổ biến ở nước ta.Người ta biết đến nó ,nghiên cứu về nó nhưng lại chưa thực sự hiểu về nó.Điều này được lí giải bởi các nguyên do sau:

- Đảng và Nhà nước mặc dù đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở các DN nhưng chưa có những chính sách và biện pháp hữu hiệu thúc đẩy các DN sử dụng các chiến lược kinh doanh như là một công cụ để phát huy các lợi thế kinh doanh.

- Các DN Nhà nước hoặc tiền thân là DN Nhà nước vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.Do vậy, hiện nay đội ngũ các nhà lãnh đạo còn chịu ảnh hưởng nặng nề nên thường bảo thủ lạc hậu trong suy nghĩ nhất là trong công tác hoạch định chiến lược phát triển, chưa thật sự năng động,đổi mới tư duy trong nền kinh tế thị trường,không chịu chấp nhận cái mới.

- Các thông tin về chiến lược phát triển trong kinh doanh nhất là trong lĩnh vực xây dựng chưa được phổ biến rộng rãi đến các DN.Những tài liệu về chiến lược kinh doanh và phát triển chủ yếu là tài liệu được dịch từ nguồn tài liệu nước ngoài và một số ít sách ,giáo trình của các trường đại học.

-Ngoài ra,nguyên nhân khiến Công ty không thực hiện được kế hoạch đặt ra là do sự biến động bất thường của thị trường hiện nay , đặc biệt là thị trường nguyên vật liệu cụ thể là : sắt , thép, xi măng,... bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình.Trong thời gian qua,giá những loại này tăng gấp đôi có khi là gấp ba so với thời gian Công ty trúng thầu.Điều này làm cho Công ty không thể hoàn thành kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận.

2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

-Cán bộ lãnh đạo trong công ty chưa thật sự chú ý đến kế hoạch dài hạn(chiến lược) mà chủ yếu tập trung vào kế hoạch ngắn hạn. Họ thường có suy nghĩ rằng mọi thứ tốt đẹp đang ở phía trước,kế hoạch cho tương lai đơn thuần chỉ là sự nối tiếp các kế hoạch đã và đang có của DN nên dẫn tới tư tưởng chủ quan hoặc cho rằng chiến lược phát triển là viển vông , xa rời thực tế do vậy họ nản chí.

- Việc hoạch định chiến lược không được thực hiện thường xuyên do vậy khi bắt tay và hoạch định chiến lược thì mới thu thập thông tin,điều này làm cho

chất lượng thông tin còn nhiều hạn chế và không thu thập được nhiều thông tin cần thiết.

- Do đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chiến lược còn thiếu kiến thức cơ bản và kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược phát triển nên việc xác định các vấn đề quan trọng cần phải phân tích đôi khi lệch lạc và còn nhiều hạn chế.

- Do không đầy đủ thông tin cần thiết để có thể đưa các dự báo theo các phương pháp hiện đại mặt khác việc sử dụng các phương pháp hiện đại đẻ dự báo vẫn chưa được quan tâm, cán bộ làm công tác xây dựng chiến lược còn mỏng và hầu như chưa biết cách sử dụng các phương pháp dự báo hiện đại. - Do việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh còn nhiều sơ sài ,việc phân tích các điểm mạnh,điểm yếu của bản thân cũng còn nhiều vẫn đề ,thường chỉ nhìn vào điểm mạnh của mình mà chưa thẳng thắn nhìn vào các điểm yếu và bản thân việc nhìn nhận điểm mạnh cũng mang tính chủ quan vì không được so sánh với các đối thủ.

- Ngoài ra, công tác quản lí của Công ty cũng còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chiến lược trong thời gian qua.Cụ thể là:

+ Về công tác tổ chức:

Cuối tháng 2010 Công ty tiến hành đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2, do đó có sự thay đổi xáo trộn lớn trong công tác nhân sự của Hội đồng quản trị, của Ban điều hành. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ trong công tác ổn định, điều hành SXKD của Công ty.

+ Về cơ chế quản lí tài chính:

Ban điều hành công ty tiếp nhận một thực trạng tài chính mất cân đối trầm trọng do những năm trước để lại, đòi hỏi phải tăng cường SXKD nhiều năm có lợi nhuận cao mới có thể bù đắp được.

Từ chỗ mất cân đối tài chính nên các khoản nợ ngân hàng và chi phí lãi vay ngân hàng thường xuyên là áp lực lớn đối với sản xuất. Các khoản tiền tạm ứng, tiền thanh toán khối luợng của các công trình mới đều bị ngân hàng khấu trừ nợ đọng, không có khả năng đáp ứng nhu cầu tái sản xuất.

Nợ các bạn hàng, khách hàng qua hợp đồng kinh tế đã nhiều năm chưa trả được, nợ thuế…. của năm trước để lại chưa trả.

- Các khoản nợ phải thu (cá nhân, tập thể) tồn đọng nhiều năm không xử lý và không thu hồi lại được.

+ Về thiết bị kỹ thuật: Thiết bị đầu tư mới không có, thiết bị chủ lực như xe ô tô, máy ủi,máy đào ... đã quá cũ và lạc hậu lại thiếu đầu tư sữa chữa nên thường xuyên hư hỏng, không đáp ứng nhu cầu sản xuất.

+ Về việc quản lí và sử dụng lao động:

- Một số cán bộ được công ty cho đào tạo, có kinh nghiệm, thì bằng lý do này lý do khác để đi khỏi công ty.

- Lực lượng kỹ thuật và nghiệp vụ chủ yếu là trung cấp mới tuyển dụng một vài năm, thiếu kỹ sư và các cử nhân chuyên nghành có năng lực.

- Lực lượng lao động kỹ thuật có kinh nghiệm hầu hết nghỉ việc khi cổ phần hóa (nghỉ theo chế độ 41) nên thiếu và khó tuyển dụng.

- Chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực chuyên môn còn chưa được chú trọng, thiếu thực tế...

Chính từ các nguyên nhân trên làm cho mục tiêu và chương trình đề ra trong các chiến lược thiên về chủ quan duy ý chí chứ chưa thật sự dựa trên cơ sở phân tích sự tác động của môi trường,mối tương quan giữa thế mạnh và thế yếu của DN so với đối thủ cạnh tranh.Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực thi chiến lược bởi nó sẽ khó nhận được sự đồng tình của ban lãnh đạo cũng như CBCNV của công ty.

Như vậy, xét về khách quan và chủ quan thì hiện nay quy trình hoạch định chiến lược phát triển ở Công ty CP đầu tư xây dựng 24 còn nhiều vấn đề bất cập.Do vậy,em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng nói trên để từ đó thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

2.3. Giải pháp hoạch định chiến lược phát triển cho công ty CP đầu tư và xây dựng 24 giai đoạn 2011-2013

Sau 50 năm tồn tại và phát triển, bằng những nỗ lực không ngừng của toàn thể CBCNV trong Công ty, Công ty CP đầu tư xây dựng đã đạt được một số kết quả nhất định.Tuy nhiên, những kết quả này vẫn chưa tương xứng với nguồn lực mà Công ty hiện có.Trong công ty vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như là về đội ngũ quản lí, thiếu vốn đầu tư… Bên cạnh đó Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức trước cơ chế thị trường định hướng XHCN và những biến động của thị trường hiện nay.

Điều đó khẳng định răng :Một Công ty muốn đứng vững trên thương trường đòi hỏi phải có một chiến lược kinh phát triển phù hợp với tình hình giai đoạn hiện nay.Một chiến lược phát triển đúng đắn sẽ giúp DN tìm thấy những cơ hội cũng như những nguy cơ thách thức từ thị trường cũng như nhận ra những

điểm mạnh, điểm yếu của DN nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

Do vậy,để cải thiện tình hình trên Công ty phải có một chiến lược phát triển hoàn thiện để phát huy được điểm mạnh , đương đầu với mọi nguy cơ thử thách từ đó đẩy mạnh hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh,nâng cao đời sống cho CBCNV của Công ty.

Xuất phát từ những đặc thù của công ty và kiến thức của bản thân em xin đưa ra một số giải pháp hoạch định chiến lược phát triển của Công ty nhằm góp phần hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược nói và từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Công ty.

2.3.1 Xác định sứ mệnh lịch sử phát triển:

Sứ mệnh lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Công ty CP đầu tư xây dựng 24 bao gồm những nội dung sau:

1. Khách hàng: Khách hàng của Công ty là những tổ chức cá nhân trong

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CP đầu tư xây DỰNG 24 TRONG GIAI đoạn 2011 2013 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w