Quy trình để hoạch định chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể nào đó không nhất thiết phải giống nhau, sắp xếp theo một trình tự cứng nhắc mà phải linh động vận dụng theo tình hình thực tế. Tuy nhiên dù với trình tự sắp xếp như thế nào thì quy trình đó cũng phải thể hiện được những nội dung cơ bản mà hoạch định chiến lược phải có đó là: Kết quả một bản phân tích môi trường kinh doanh (gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong); nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của DN; các phương án hành động (chiến lược) để đạt được mục tiêu xác định .
Sơ đồ 2.1 Quy trình hoạch định chiến lược
2.1.1.1 Xác định sứ mệnh lịch sử:
Sứ mệnh là bước thông điệp thể hiện lý do tồn tại của tổ chức, nói cách khác, tổ chức tồn tại vì mục đích gì? bản sứ mệnh là một bản tuyên bố có giá trị lâu dài về mục đích của DN. Nó phân biệt DN đó khác với những DN khác. Qua đó nó thể hiện triết lý kinh doanh các nguyên tắc kinh doanh và sự tin tưởng vào mục đích kinh doanh của DN.
Nội dung của bản sứ mệnh lịch sử của DN gồm 9 câu hỏi sau: Khách hàng: ai là người tiêu thụ sản phẩm của DN ?
Sản phẩm hay dịch vụ của DN là gì ? Thị trường: DN sẽ cạnh tranh ở đâu ?
Công nghệ: có phải là mối quan tâm hàng đầu của DN hay không ? Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi ?
Sinh viên: Nguyễn Lê Tuấn Lớp: 48 B2 -QTKD
Xác định sứ mệnh lịch sử của công ty như thế
nào?(B1)
Nghiên cứu và dự báo môi trường kinh doanh
(B2) Xác định mục tiêu chiến lược (B3) Xây dựng các phương án chiến lược (B4) Phân tích và lựa chọn chiến lược tối
ưu (B5)
Quyết định và thể chế hoá chiến lược
(B6)
Xác định sứ mệnh lịch sử (B1)
Triết lý kinh doanh: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của DN ?
Tự đánh giá về mình: năng lực đặc biệt và lợi thế cạnh tranh chủ yếu của DN là gì ?
Mối quan tâm của DN về vấn đề trách nhiệm xã hội ?
Mối quan tâm đối với nhân viên: thái độ của DN đối với nhân viên như thế nào ?
2.1.1.2. Nghiên cứu và dự báo môi trường kinh doanh
Việc xây dựng chiến lược tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều kiện môi trường kinh doanh mà DN đang đương đầu. Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình xây dựng chiến lược. Chiến lược cuối cùng phải được xây dựng trên cơ sở các điều kiện dự kiến. Do đó phải nghiên cứu và dự báo môi trường kinh doanh của DN.
Môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường kinh tế quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân (vĩ mô), môi trường ngành (vi mô) và môi trường nội bộ DN.
a.Nghiên cứu và dự báo môi trường bên ngoài DN:
Môi trường bên ngoài của DN bao gồm môi trường quốc tế,môi trường kinh tế quốc dân và môi trường ngành.Phân tích môt trường bên ngoài của DN nhằm nhận thức,dự báo được những cơ hội và nguy cơ đối với các hoạt động SXKD của DN.
Môi trường quốc tế: Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở của và hội nhập,nền kinh tế nước ta đã và đang trở thành một bộ phận hệ mở của hệ thống lớn là khu vực và thế giới.Hoạt động kinh doanh của các DN nước ta phụ thuộc vào môi trường quốc tế: chính trị,luật pháp của các quốc gia và thông lệ quốc tế, khoa học công nghệ & kỹ thuật,văn hóa xã hội, đặc biệt là môi trường kinh tế quốc tế. Các nhân tố này tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của các DN của các quốc gia nói chung và của các DN nước ta nói riêng.Vì vậy,các DN cần nghiên cứu và đưa ra những dự báo chính xác nhất có thể để đưa DN mình hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới và tránh được những rủi ro không đáng có.
Môi trường kinh tế quốc dân(vĩ mô): Các yếu tố của nền kinh tế quốc dân có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các DN.Việc phân tích môi trường kinh tế quốc dân không chỉ tìm hiểu về yếu tố kinh tế mà còn
liên quan đến các yếu tố khác như môi trường chính trị, luật pháp, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ và môi trường tự nhiên…Trong những năm gần đây những biến động bất thường của nên kinh tế, bất ổn chính trị và pháp luật và sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ đã mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.Chính vì vậy, DN nhất thiết phải phân tích thật sâu sắc các yếu tố của môi trường vĩ mô trước khi đi vào hoạch định và thực hiện chiến lược.
Môi trường ngành(vi mô): Bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp ,quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành đó là các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp và các đối thủ tiền ẩn…Trước hết DN cần phải nhận biết được đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn với mình là ai? Nắm được các thế mạnh cũng như hạn chế của đối thủ để tăng khả năng cạnh tranh.Nắm được nhu cầu, xu hướng của khách hàng và các nhà cung cấp để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể đồng thời luôn tìm kiếm cho mình những khách hàng và nhà cung ứng mới tiềm năng hơn.
b.Nghiên cứu và dự báo môi trường bên trong DN
Nghiên cứu và dự báo các yếu tố bên trong DN chính là phân tích thực trạng và các nguồn lực của DN nhằm thấy rõ những điểm mạnh và điểm yếu của DN để từ đó đưa ra các biện pháp tận dụng điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu bên trong DN.Các yếu tố bên trong tác động nhiều nhất đến hoạt động SXKD và phát triển của DN bao gồm: nguồn lực DN, khả năng cạnh tranh và tổ chức của DN.
Các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: nguồn nhân lực,nguồn lực về tài chính,khoa học công nghệ và phân tích maketing.Trong đó nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của hoạt động SXKD, việc phân tích maketing lại có ý nghĩa quyết định đối với các hoạt động liên quan đến tài chính, công nghệ và nhân lực.Chính vì vậy, DN cần đánh phân tích cụ thể thực trạng các nguồn lực mà DN đang có.Tập trung khai thác những nguồn lực thế mạnh và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của DN đồng thời củng cố nâng cao các nguồn lực khác.
Phân tích khả năng tổ chức của DN: Việc phân tích tổ chức DN nhằm xác định thực trạng cơ cấu tổ chức của DN, khả năng thích ứng của tổ chức quản lí trước môi trường kinh doanh,chiến lược có phù hợp với mục tiêu , quá trình thực hiện như thế nào?Phong cách làm việc của DN có phù hợp
hay không nhằm nhận biết được các ưu và nhược điểm của công tác tổ chức DN hiện tại từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp với yêu cầu của chiến lược DN đảm bảo thực hiện tốt chiến lược đề ra.
Phân tích khả năng cạnh tranh của DN.
Khả năng cạnh tranh của DN là khả năng DN có thể duy trì được vị thế canh tranh của mình trên thị trường một cách bền vững, lâu dài và có ý nghĩa.Khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Năng suất lao động, giá thành sản phẩm,sự linh hoạt,nhạy bén của dội ngũ lãnh đạo trong DN, chất lượng công trình hoặc sản phẩm, kinh nghiệm kinh doanh và bầu không khí làm việc trong DN.Vì vậy, DN cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp thích hợp nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh cho DN mình.
2.1.1.3 Xác định các mục tiêu chiến lược
.... Hệ thống các mục tiêu chiến lược của DN tùy thuộc vào từng thời kì bao gồm mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.Khi xác định hệ thống mục tiêu Dn cần xác định được các tình chất của mục tiêu như: tính cụ thể, tính thống nhất, tính linh hoạt, khả thi, hợp lí và tính ưu tiên, định hướng.Việc xác định các mục tiêu chiến lược nhằm giúp cho DN đưa ra được các mục tiêu cụ thể cho hoạt động SXKD nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất cho DN.
2.1.1.4 Xây dựng các phương án chiến lược: Thực chất là việc xây dựng hệ thống các giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu.Trong thực tế DN có rất nhiều mục tiêu chiến lược : chiến lược tăng trưởng,chiến lược ổn định,chiến lược cắt giảm và chiến lược hỗn hợp… Trong đó mục tiêu được chú trọng nhất là mục tiêu tăng trưởng đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường hiện có.vì phần lớn các mục tiêu cấp DN đều đặt vào mục tiêu tăng trưởng.Các chiến lược ổn định hoặc cắt giảm được sử dụng nhằm duy trì hay suy giảm mục tiêu hiện tại,các mục tiêu vươn ra thị trường nước ngoài có kết hợp với chiến lược hướng ngoại và sự kết hợp đó để áp dụng cho cấp DN.
2.1.1.5. Phân tích và lựa chọn phương án kinh doanh chiến lược tối ưu:
Sau khi đã xây dựng được các phương án chiến lược, chúng ta chuyển sang lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu. Cơ sở để lựa đánh giá lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh tối ưu là lựa chọn một số phương án chiến lược được coi là tốt hơn trong các phương án đã xây dựng. Trong số các phương án ấy lại lựa chọn lấy phương án tối ưu.
Sau khi phân tích và lựa chọn chiến lược, ban lãnh đạo tiến hành đánh giá chiến lược được chọn để chủ sở hữu ra quyết định chiến lược. Các căn cứ để ra quyết định:
+ Quyết định phải bám sát mục tiêu chung, mục tiêu dài hạn của hệ thống. Muốn làm gì thì mục đích đặt ra hàng năm (hoặc nhiều năm) của hệ thống phải trở thành hiện thực.
+ Quyết định của hệ thống phải tuân thủ pháp luật và thông lệ của môi trường.
+ Quyết định phải đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng và thực lực của hệ thống. Người lãnh đạo không thể đưa ra các quyết định vượt quá mức tiềm năng của hệ thống (về sức người, về sức của, về khả năng công nghệ...).
+ Quyết định chiến lược khi đưa ra còn phải xuất phát từ thực tế cuộc sống. + Quyết định chiến lược phải được đưa ra dựa trên yếu tố thời cơ và thời gian. Một quyết định đưa ra để lỡ thời cơ hay quá kéo dài thời gian sẽ khó có thể thu dược hiệu quả mong muốn.
2.1.2.1 Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực của Công ty trong đấu thầu các công trình
Trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp một trong những nhân tố dẫn đến sự thành công của Công ty là phải nắm bắt được thông tin về thị trường đặc biệt là thông tin về các đối thủ cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Những thông tin chính xác kịp thời và đầy đủ là điều kiện cần và tiên quyết để xác định nhiệm vụ sản xuất và tổ chức sản xuất cho Công ty.
Thông tin sai lệch, chậm trễ hoặc không đầy đủ đã dẫn đến tình trạng phải chi phí rất nhiều thời gian, công sức tiền của nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn. Do không có thông tin đầy đủ về thị trường và thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong nhiều trường hợp Công ty đã mất cơ hội kinh doanh. Mặc dù Công ty cũng đã gặt hái được một số thành công nhưng công tác thị trường còn yếu, chưa phát huy được thế mạnh và năng lực sở trường của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Để khắc phục những điểm yếu đó và vận dụng tối đa cơ hội của môi trường, Công ty cần phải thực hiện theo một số giải pháp sau:
- Đầu tư, phát triển phòng kế hoạch mạnh, có khả năng làm các hồ sơ đấu thầu, mời thầu trọn gói các công trình trong nước và quốc tế với chất lượng cao.
- Cũng cố và phát triển lực lượng làm công tác tiếp thị đấu thầu, đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành dự án từ Công ty đến các đơn vị thành viên, đảm bảo đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, có khả năng hoạt động ở tầm quốc tế.
- Tăng cường mọi khả năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin nhanh nhạy về thị trường.
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý, thi công và công nhân phù hợp với khu vực và thế giới; đào tạo hệ thống ngành nghề có đủ trình độ và có bằng cấp, chứng chỉ theo thông lệ quốc tế.
- Thực hiện quản lý chất lượng theo ISO 9000 trong xây lắp công trình và ISO 14000 về môi trường.
- Tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng cường tham gia dự thầu và làm thầu chính các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do Nhà nước làm chủ đầu tư.
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để tạo thêm sức mạnh trong cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi.
- Định hướng, phân chia thị trường cho các đơn vị thành viên trên cơ sở sở trường và khả năng của từng đơn vị, tránh sự dàn trải, phân tán, lãng phí, khó quản lý chi phí và doanh thu.
2.1.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin
Như đã phân tích ở phần thực trạng, hiện nay Công ty không có hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên Công ty cần phải xây dựng hệ thống thông tin như sau.
+ Thiết lập các nhu cầu về thông tin
Bộ phận chiến lược kinh doanh chịu trách nhiệm về việc xác lập nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược gồm các thông tin về môi trường bên ngoài, các thông tin về môi trường nội bộ Công ty.
+ Xác định nguồn thu thập thông tin Có 2 nguồn thông tin chủ yếu:
Một là thu thập thập thông tin qua hệ thống internet, các báo, tạp chí, thông tin từ văn phòng của Bộ GTVT, Sở GTVT Nghệ An, các báo chuyên ngành.
Hai là thu thập thông tin từ nội bộ Công ty. Để thu thập thông tin này bộ phận xây dựng chiến lược kinh doanh yêu cầu các bộ phận chức năng phải cung cấp thông tin cần thiết đầy đủ cho công tác xây dựng chiến lược.
+ Xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin
Để việc thu thập thông tin mang lại hiệu quả thì Công ty cần xây dựng được hệ thống thu thập và xử lý thông tin.
- Lập danh mục thông tin cần thu thập liên quan đến từng chủ đề.
- Lập danh mục nguồn thông tin tương ứng.
- Lập danh mục thông tin đang xử lý như bước 1 (danh mục này chỉ lưu những thông tin đang trong quá trình xử lý).
- Lập danh mục thông tin tinh (đã qua xử lý).
- Phân loại và lựa chọn thông tin.
- Lập danh mục thông tin nội bộ hay danh mục thông tin mật để lưu giữ các thông tin có giá trị.
- Lập nơi lưu trữ và cất giữ thông tin an toàn và mang tính hệ thống sao cho thuận lợi nhất cho công tác xây dựng chiến lược kinh doanh và quản lý Công ty.
2.1.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
+ Xác định rõ con người là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tăng lợi thế cạnh tranh so với các DN khác, do đó Công ty cần xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất