Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. (Trang 54 - 55)

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính của huyện vẫn chưa hoàn thiện cả về công tác tổ chức, tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, công tác bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức, chính sách đãi ngộ, do vậy, nguồn nhân lực hành chính của địa phương vừa thiếu, vừa yếu, số lượng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng cán bộ còn thấp, bộc lộ nhiều bất cập như sau:

Thứ nhất, còn tỷ lệ khá lớn công chức hành chính nhà nước năng lực, trình độ

chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Công chức hành chính nhà nước phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý hành chính nhà nước và pháp luật, kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Đại bộ phận công chức quản lý nhà nước thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và hiểu biết luật pháp quốc tế.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế đôi khi còn mang nặng

tính hình thức, số lượng cán bộ có trình độ trên Đại học còn ít 8% năm 2017. Cơ cấu nhân lực các phòng ban chưa thực sự hợp lý.

Thứ ba, công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo nhìn chung tuổi khá

cao, sự kế cận giữa các thế hệ, các nhóm tuổi chưa thể hiện rõ nét. Điều này có thể dẫn tới sự thiếu hụt về nhân lực công chức trong một giai đoạn nhất định.

Thứ tư, Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật chưa đủ mạnh để làm động lực cho

phụ thuộc vào yếu tố thời gian mà chưa chú ý đến yếu tố hiệu quả hay tính chất công việc mà cán bộ đảm nhận.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. (Trang 54 - 55)