Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực hành chính ở Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. (Trang 33)

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó, có 3 thị xã, 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trước đây đa số là các đồng chí cán bộ hưu trí, bộ đội phục viên về tiếp tục tham gia công tác ở cơ sở. Trước yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ chủ chốt này là vấn đề rất cấp thiết. Nhận thức rõ vấn đề này, những năm qua Tỉnh ủy đã quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ trẻ đủ chuẩn cho cấp xã. Tỉnh Bình Dương Thực hiện “Đề án tuyển chọn và đào tạo 200 cán bộ trẻ làm lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền cấp xã”. Theo Đề án, đối tượng được tuyển chọn chia thành 3 nhóm: cán bộ, công chức đang công tác tại các xã, phường, thị trấn (kể cả cán bộ không chuyên trách); công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh (kể cả diện hợp đồng); sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Về tiêu chuẩn: Tuổi đời không quá 25 (với nhóm đối tượng đang công tác), không quá 30 (với sinh viên tốt nghiệp đại học); có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt; là đảng viên hoặc đoàn viên ưu tú; có lịch sử chính trị rõ ràng. Ưu tiên các đối tượng do cấp ủy xã cử; các ứng viên tốt nghiệp sau đại học, đại học chính quy công lập loại khá, giỏi; nữ, cán bộ đoàn, con gia đình chính sách; có hộ khẩu ở Bình Dương ít nhất 3 năm; cá nhân phải ký hợp đồng trách nhiệm, cam kết chấp hành sự phân công và làm việc ít nhất 5 năm liên tục kể từ sau khi hoàn thành khóa học. Những người đạt yêu cầu, sau khi ra trường được bố trí công tác về cấp xã và được quy hoạch, bố trí, giới thiệu ứng cử vào các chức danh lãnh đạo cấp xã.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w