Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính huyện Sóc Sơn , thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. (Trang 40 - 53)

huyện Sóc Sơn , thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Thể chế quản lý

Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội Luật Cán Bộ Công chức, thông qua ngày 13/11/2008, hiệu lực thi hành từ 01/01/2010 là văn bản pháp quy quan trọng để nhà nước ta xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ công chức. Qua 5 năm thực hiện luật cán bộ công chức, cùng với sự phát triển của nền hành chính và cải cách hành chính, nhiều nội dung của luật cán bộ công chức đã phát huy tích cực trong xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nhưng mặt khác thực tiễn cũng đã đòi hỏi phải có những đổi mới để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và cải cách hành chính.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, đã thông qua Luật CBCC.

Đối với huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, thực hiện Luật cán bộ, công công chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và bộ, ngành Trung ương, UBND thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, giúp cho công tác quản lý, tuyển dụng và sử dụng cán bộ công chức được cụ thể và sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương. Cụ thể là các văn bản:

- Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội V/v ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hà Nội.

- Quyết định 4450/ QĐ- UBND V/v đào tạo bồi dưỡng cán bộ công viên chức Hà Nội 2016 – 2020. Quyết định đã đưa ra mục tiêu :

1. Đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài cán bộ, công chức, viên chức.

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức (đặc biệt là nữ, người dân tộc thiểu số) có điều kiện học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc.

Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để những cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của Quốc tế, tăng cường hợp tác Quốc tế trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội.

3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng theo phương thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Luật các bộ, công chức ngày 13/11/2008, hiệu lực thi hành từ 01/01/2010. - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Quyết định về thẩm quyền quyết định tuyển dụng, sử dụng công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước và Quyết định về phân cấp thẩm quyền quản lý các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý. Quyết định quy định thẩm quyền của UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Chủ tịch UBND các huyện thị xã trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nâng bậc, nâng ngạch đối với công chức trong các cơ quan nhà nước. Những quyết định là cơ sở quan trọng để có thể tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn và khả năng phù hợp với yêu cầu công tác của từng, cơ quan đơn vị; đồng thời quản lý và sử dụng công chức có hiệu quả hơn.

- Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2.2.2.2. Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ hành chính

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là nội dung quan trọng trong việc thực hiện chương trình Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2016 – 2020. Để thực hiện nội dung này, việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là khâu hết sức quan trọng. Trong 5 năm qua Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn đã xây dựng và ban hành Quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quy chế hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ công chức các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ngoài ra, các quy định khác có liên quan đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cũng

được kết hợp vào nội dung của các văn bản về phân cấp quản lý như: các vấn đề về tổ chức hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cũng được đưa vào nội dung các văn bản hướng dẫn tổ chức bộ phận quản lý đào tạo bồi dưỡng trong Vụ Tổ chức cán bộ các bộ, và Sở Nội vụ các tỉnh và văn bản hướng dẫn tổ chức hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức các bộ. Một số văn bản, quy định đang được áp dụng tại huyện Quyết định 4450/ QĐ- UBND V/v đào tạo bồi dưỡng cán bộ công viên chức Hà Nội 2016 – 2020. Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội V/v ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hà Nội.

Hiện nay phòng Nội vụ huyện đang xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2020 –2025.

Xuất phát từ quan điểm chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận dự nguồn, nhằm nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, căn cứ vào quy hoạch cán bộ và nhu cầu đào tạo hàng năm, huyện đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở từng cấp, từng đơn vị.

Đối với huyện Sóc Sơn: nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cùng với việc thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, huyện Sóc Sơn đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước, bồi dưỡng kỹ năng hành chính, kiến thức tin học, ngoại ngữ cho công chức hành chính cho hàng trăm lượt công chức. Tuy nhiên, vẫn không ít công chức có tư tưởng thụ động, trông chờ vào việc cơ quan đơn vị cử đi đào tạo và hỗ trợ kinh phí mà chưa nhận thức được sự cần thiết của việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức, kỹ năng khác; chưa biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn về tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng, kết quả từ năm 2013 – 2017 như sau:

*Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn

Bảng 2.3: Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức hành chính huyện Sóc Sơn giai đoạn 2013 – 2017

ĐVT: lượt Năm Tổng số 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 18 23 13 103 126 283 + Cử đi học thạc sỹ 2 0 1 2 3 8 + Cử đi học đại học 3 4 2 3 3 15 + Cử đi học các khóa ngắn hạn 13 19 11 98 120 261

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn qua các năm

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Công tác nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức của huyện đã được quan tâm và đầu tư, cụ thể số cán bộ được cử đi học trình độ thạc sỹ đã tăng từ 2 lượt năm 2013 lên 3 lượt năm 2017 với tổng số lượt trong 5 năm là 8, cán bộ được cử đi học đại học có sự tăng giảm không ổn định với tổng lượt trong 5 năm là 15 lượt, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các khóa học ngắn hạn tăng từ 13 lượt năm 2013 lên 120 lượt năm 2017.

*Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho CBCC hành chính huyện Sóc Sơn giai đoạn 2013 – 2017

Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Năm Tổng

số 2013 2014 2015 2016 2017

Bồi dưỡng kiến thức QLNN 21 27 25 28 34 135

Tin học 50 78 88 97 85 398

Ngoại ngữ 41 47 55 57 34 234

Dựa vào bảng 2.4 ta thấy: có 135 lượt cán bộ công chức đuợc đào tạo bồi dưỡng về kiến thức QLNN, 198 lượt người được đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, 234 lượt người được được đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ và gần 398 lượt người được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về tin học.

Ngoài ra còn có 681 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã đã được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hoạt động; có khoảng 471 lượt người được bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế [nguồn số liệu phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn).

Kết quả việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2013 – 2017 về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra: Khung pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đã được xây dựng, về cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của giai đoạn hiên tại; Chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng đã và đang được hoàn thiện từng bước, tuy nhiên mới hoàn thành chương trình khung. Giáo trình của từng chương trình đang được xây dựng mới, và hoàn thiện từng bước. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức theo ngạch và theo chức vụ bắt đầu được cải tiến, tuy nhiên cách dạy và cách học thì vẫn chưa cải tiến được bao nhiêu.

Về nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của nguồn nhân lực:

Trong thời gian qua, trình độ chính trị của cấp lãnh đạo cũng như các trưởng, phó phòng ngày càng được nâng cao, số cán bộ lãnh đạo có trình độ cử nhân chính trị tăng lên tới 24,57%, còn cao cấp chính trị lại giảm xuống tới 19,73%. Tương tự như trên số trưởng phòng có trình độ cử nhân chính trị tăng lên 24,57%, còn cao cấp chính trị cũng giảm xuống 2,09%. Đối với phó phòng thì trình độ chính trị cao cấp tăng lên 14,87%, còn trình độ trung cấp chính trị giảm xuống 7,79%. Trình độ chính trị của các công chức chuyên môn chủ yếu là trung cấp và chưa qua đào tạo, trong đó chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn và tăng tới 6,85% còn trình độ trung cấp tăng 23,36%, vì vậy cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ chính trị của các công chức này của huyện.

Công tác hợp tác đào tạo với nước ngoài cũng được huyện quan tâm, coi đây là một hướng để bổ sung lực lượng công chức có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý hành chính của các nước tiên

tiến, đồng thời chuẩn bị điều kiện nhân lực cho tiến trình hội nhập quốc tế mà trước mắt là hội nhập kinh tế hành lang Đông - Tây.

Mặc dù đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện. Tuy nhiên. Trong những năm qua công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cũng bộc lộ những hạn chế. Đó là:

- Việc đào tạo chưa gắn với công tác quy hoạch cán bộ và quy hoạch đào tạo mà thường xuất phát từ nhu cầu của cán bộ công chức. Do đó, cơ cấu ngành nghề đào tạo trong đội ngũ công chức chưa cân đối, thiếu cán bộ có năng lực, có kiến thức ở một số lĩnh vực quan trọng.

- Công tác đào tạo ngoại ngữ chưa mang lại hiệu quả cao. Do vậy, khả năng tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài, khả năng giao tiếp trực tiếp với chuyên gia nước ngoài trong công chức còn hạn chế.

- Chưa tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng hành chính. Vì vậy, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng phối hợp giải quyết vấn để, kỹ năng nghiên cứu, phát hiện vấn đề của công chức hành chính còn nhiều hạn chế.

- Việc đào tạo bồi dưỡng chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa phân loại đối tượng người học để có những hình thức, phương pháp truyền đạt và nội dung đào tạo thích hợp.

2.2.2.3. Công tác tuyển dụng và sử dụng công chức

Từ khi có Pháp lệnh cán bộ công chức (năm 1998), sau đó là luật cán bộ, công chức được đưa ra vào năm 2008, việc tuyển dụng công chức ở huyện Sóc Sơn được tiến hành thông qua thi tuyển. Nhìn chung công tác thi tuyển được tiến hành nghiêm túc theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Sở Nội vụ Hà Nội. Từ 1996

– 2001, người dự tuyển công chức phải thực hiện 2 phần thi là thi viết và thi vấn đáp các nội dung về quản lý hành chính nhà nước (gồm hệ thống cơ quan nhà nước, công chức, công vụ, công tác quản lý văn bản quản lý nhà nước, kiến thức kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội). Cách làm này có ưu điểm là vừa kiểm tra khả năng hiểu biết, khả năng trình bày, diễn dạt vấn đề, vừa kiểm tra khả năng ứng xử, kiến thức sâu của người dự tuyển. Tuy nhiên, kết quả phần thi vấn đáp còn mang tính chủ quan của giám khảo. Để khắc phục hạn chế này, từ năm 2001 –2004, phần thi viết được đổi thành thi trắc nghiệm với những đáp án cho sẵn, người dự tuyển lựa

chọn phương án đúng. Từ năm 2005, thực hiện Thông tư số 74/2005/TT-BNV, huyện đã tổ chức thi tuyển công chức, ngoài kiến thức quản lý hành chính nhà nước, thí sinh phải thực hiện phần thi ngoại ngữ và tin học văn phòng.

Kết quả, sau 5 năm (từ 2012 – 2017):

Trong 5 năm 2012 – 2017, huyện Sóc Sơn đã tổ chức 05 kỳ thi tuyển và đã tuyển dụng được 42 người, trong đó: số người có trình độ thạc sĩ là 3, chiếm 8%, số có trình độ đại học là 34 người, chiếm tỷ lệ 78,5%.

Kết quả đạt được đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, công tác thi tuyển hiện nay cũng bộc lộ một số mặt hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm vụ, chưa đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra. Đó là: Nội dung thi tuyển chưa có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương, từ cấp tỉnh đến

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. (Trang 40 - 53)