Thứ nhất, chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực hành chính
Nói đến cơ chế tuyển dụng, sử dụng tức là nói đến cách thức, phương pháp để lựa chọn và bố trí cán bộ cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trường của họ để đạt kết quả cao trong công tác. Tuyển dụng, sử dụng là hai khâu công việc của quá trình sử dụng cán bộ nhằm đạt mục đích chung, nó vừa là những điều kiện cần thiết, vừa là yêu cầu của khoa học quản lý con người. Nếu làm tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, chúng ta sẽ lựa chọn được những người có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ năng lực và xếp họ vào đúng chỗ, đúng việc.
Dựa vào chỉ tiêu biên chế hàng năm được duyệt, nhu cầu công tác cụ thể, được dự tính trước trong kế hoạch và được đảm bảo bằng nguồn ngân sách để chi trả cho hoạt động của công chức, huyện thực hiện việc tuyển dụng công chức có đủ tiêu chuẩn và điều kiện cho một công vụ nhất định trong bộ máy hành chính của huyện.
Việc tuyển dụng công chức phải qua thi tuyển, tuỳ ngạch bậc công chức cần tuyển mà có nội dung thi phù hợp. Quy định trên đây là điều kiện quan trọng để lựa
chọn được đội ngũ công chức có đủ năng lực chuyên môn và hiểu biết cơ bản để thực thi công vụ một cách hiệu quả.
Khi bố trí, sử dụng công chức vào một vị trí nào đó, phải xem xét các phẩm chất, năng lực hiện có để cân nhắc kỹ từng công chức để bố trí công việc cho thực sự phù hợp nhằm phát huy hết những thế mạnh của người công chức trong công tác. Việc tuyển dụng, lựa chọn và bố trí việc làm của nguồn nhân lực hành chính phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi người. - Cơ hội và điều kiện làm việc như nhau.
- Công khai, minh bạch và mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin.
- Đánh giá, tuyển chọn dựa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn cho từng loại công chức của ngành hải quan.
- Bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức căn cứ vào công việc tức là vị trí công việc đó cần bổ sung công chức nào.
Việc tuyển dụng công chức đúng yêu cầu đòi hỏi về phẩm chất chính trị, trình độ năng lực chuyên môn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực hành chính và do đó có vai trò quyết định đến hiệu quả, hiệu suất công tác.
Thứ hai, Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp mang tính quyết định đến việc nâng cao trình độ của đội ngũ CBCC.
Đào tạo, bồi dưỡng là con đường ngắn nhất và cơ bản nhất để nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBCC, đặc biệt là trong điều kiện của nước ta hiện nay, đội ngũ này còn bị chuyên môn vững vàng, có năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - môi trường bền vững. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giúp cho CBCC nâng cao, trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo, quản lý mà còn giúp họ thiếu hụt nhiều về nhiều mặt, nhất là về kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin... Do đó, cần phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để họ có trình độ lý luận chính trị và nhận thức, hiểu rõ hơn về đạo đức công vụ, về những giá trị, chuẩn mực đạo đức mà họ cần có và phải tu luyện.
Vậy, để đội ngũ CBCC tích cực tham gia có chất lượng, hiệu quả các khoá đào tạo, bồi dưỡng thì chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Đảng và Nhà nước cần tác động một cách đồng bộ từ phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đến nội dung chương trình, giáo trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng; đến xây dựng đội ngũ giảng viên; chế độ phụ cấp cho CBCC đi học và bố trí sử dụng CBCC sau khi đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ ba, chế độ chính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho nguồn nhân lực hành chính. Chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất đối với đội ngũ nhân lực hành chính bao gồm các chế độ, chính sách về: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Đây là một trong những động lực, điều kiện cơ bản quyết định thúc đẩy đội ngũ CBCC ra sức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, tận tâm phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thực tế cho thấy, khi người CBCC được bảo đảm về kinh tế, về các phúc lợi xã hội thì họ sẽ có điều kiện thuận lợi và tăng thêm động lực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực. Chính vì vậy, chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất vừa là điều kiện, vừa là động lực đối với đội ngũ CBCC trong việc nâng cao trình độ, năng lực nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thứ tư, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính của địa phương. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực hành chính. Một chiến lược có được thực thi hay không thì ngoài việc chiến lược được xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với nhu cầu đào tạo đội ngũ nhân lực hành chính thì còn phải để ý đến yếu tố có đủ kinh phí để thực hiện hay không? Một chiến lược tốt nhưng không có đủ kinh phí thì chiến lược đào tạo cũng không được thực hiện và ngược lại.